Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phiên họp thứ 5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Xem xét báo cáo kết quả giám sát các văn bản quy phạm pháp luật

Minh Thu - 14:20, 23/11/2021

Tiếp tục Chương trình phiên họp thứ 5, sáng 23/11/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) họp nghe báo cáo, cho ý kiến bổ sung dự án luật năm 2022; sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Luật. Đồng thời, xem xét báo cáo kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp.

Quang cảnh phiên họp thứ 5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Quang cảnh phiên họp thứ 5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội

UBTVQH đã Biểu quyết thông qua Dự thảo Nghị quyết giải thích khoản 1, Điều 289 Bộ luật Hình sự 2015; nghe báo cáo, cho ý kiến bổ sung dự án luật năm 2022, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh. Các ủy viên UBTVQH đã cho ý kiến về hai dự thảo sửa đổi, bổ sung dự án Luật Tần số vô tuyến điện và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh.

 Trong đó lưu ý Ban soạn thảo các dự thảo dự án luật cần chú trọng đảm bảo tính minh bạch của chính sách; đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, tính chuyên môn, chuyên ngành; tránh tình trạng điều chỉnh nhiều lần. Chú trọng hệ thống y tế cơ sở, công tác khám chữa bệnh, nhất là ở vùng đồng bào DTTS và MN; lấy người bệnh làm trung tâm trong các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; tiếp tục thực hiện chính sách xã hội hóa dịch vụ y tế, đảm bảo công bằng trong tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh. Cần có đánh giá đầy đủ về tác động của đại dịch Covid-19 để có những quy định phù hợp trong các quy định khám chữa bệnh. Đồng thời, cần hoàn thiện hồ sơ, cân nhắc kỹ, đánh giá các tác động về KT-XH, đảm bảo đúng quy định của văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời đưa vào Chương trình kỳ họp thứ ba, thông qua vào kỳ họp thứ tư, Quốc hội Khóa XV năm 2022.

Phát biểu kết luận phiên họp buổi sáng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đánh giá cao Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội đã có nhiều ý kiến đóng góp, thẩm tra các báo cáo dự thảo dự án Luật, UBTVQH thống nhất cao việc điều chỉnh và trình Quốc hội lần đầu vào kỳ họp thứ ba (tháng 5/2022) và thông qua vào kỳ họp thứ tư (tháng 10/2022), theo đúng định hướng của Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh của Quốc hội Khóa XV. Đối với Luật khám bệnh, chữa bệnh, UBTVQH cho rằng, hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu, Ban soạn thảo cần sớm hoàn thiện hồ sơ dự thảo dự án Luật, trình UBTVQH. Đối với Luật Tần số vô tuyến điện, UBTVQH cho rằng dự thảo dự án Luật đủ điều kiện để đưa vào Chương trình, thống nhất trình Quốc hội lần 1 vào kỳ họp thứ ba (tháng 5/2022) và thông qua vào kỳ họp thứ tư (tháng 10/2022).

Cuối phiên họp, UBTVQH đã biểu quyết thông qua nghị quyết về Luật tần số vô tuyến điện; nghe Tổng Thư ký Quốc hội trình bày báo cáo tóm tắt báo cáo giám sát văn bản Quy phạm pháp luật của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội năm 2020 và năm 2021. Theo báo cáo: Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội đã thực hiện đúng quy trình giám sát, chỉ ra những hạn chế, tồn tại, đề xuất với UBTVQH, các bộ, ngành liên quan những vấn đề tồn tại, hạn chế. Việc thực hiện các kết luận, kiến nghị giám sát đã đảm bảo tính chính xác, kịp thời, tạo chuyển biến tích cực, trong quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản ban hành theo thẩm quyền. Từ đó đánh giá được tác động của việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện nghiêm túc các kiến nghị đối với việc xây dựng, trình văn bản quy phạm pháp luật, từng bước khắc phục sự chồng chéo, bất cập, khắc phục và tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, đạt được nhiều kết quả cụ thể.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội trong năm 2020, 2021 vẫn còn một số tồn tại. Cụ thể: Một số nội dung chưa thực hiện hoặc thực hiện còn chậm, một số kiến nghị giám sát chưa được thực hiện dứt điểm, nhiều dự thảo văn bản trình kèm còn mang tính hình thức, nội dung chưa cụ thể, một số tồn tại chậm được khắc phục. UBTVQH đề nghị Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tiếp tục tăng cường, thực hiện nghiêm việc giám sát theo đúng thẩm quyền trong kế hoạch công tác. Tăng cường tổ chức giám sát chuyên đề, nâng cao chất lượng thẩm tra, giám sát, xây dựng Luật, văn bản quy phạm pháp luật theo đúng quy định. Định kỳ báo cáo kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật đến UBTVQH. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Trong khuôn khổ chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao Chủ tịch Quốc hội 3 nước Campuchia, Lào và Việt Nam (CLV), thăm và làm việc tại Lào, sáng 7/12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thăm và làm việc tại Công ty Star Telecom.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa gửi Tờ trình số 194/TTr-UBND đến HĐND tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.
Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Thời sự - PV - 10 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao Chủ tịch Quốc hội 3 nước Campuchia, Lào và Việt Nam (CLV), thăm và làm việc tại Lào, sáng 7/12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thăm và làm việc tại Công ty Star Telecom.
Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thời sự - PV - 11 giờ trước
Sáng 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 với những đột phá về tư duy làm chính sách, đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019, vừa đúng 1 năm sau khi có Nghị quyết số 74/2018/QH14 ngày 20/11/2018. Điều này cho thấy, sự thống nhất và tinh thần trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị trong thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 12 giờ trước
Huyện Kbang, tỉnh Gia Lai hiện có 76 Người có uy tín trong đồng bào DTTS; thành phần chủ yếu là già làng, trưởng, phó thôn, cán bộ hưu trí, trưởng dòng họ...
Tin trong ngày - 6/12/2023

Tin trong ngày - 6/12/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Việt Nam lần thứ 4 được vinh danh là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới. Ngô không ra hạt, nông dân Sơn La mất mùa. Thầy giáo trẻ truyền lửa bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc Thái. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 12 giờ trước
Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 1.557 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Những năm qua, Người có uy tín đã gương mẫu, đi đầu trong vận động Nhân dân hăng hái tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư; tham gia giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; tích cực tuyên truyền, giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng...
Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Những năm gần đây, tại các huyện miền núi tỉnh Phú Yên đã chú trọng phát triển cây mắc ca, nhiều người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng mắc ca, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Phú Yên dành nguồn lực để hỗ trợ người dân chuyển đổi cây trồng, phát triển sản xuất. Vì thế, cây mắc ca được kỳ vọng sẽ trở thành cây mở lối thoát nghèo bền vững cho người miền núi Phú Yên.
Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nhờ nguồn kinh phí thực hiện Dự án 7 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) mà từ năm 2022 trở lại đây, công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An đã và đang đạt được những bước tiến mới.
Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 12 giờ trước
Hoà Bình là 1/5 tỉnh được thụ hưởng nguồn vốn thực hiện Dự án “Hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc Chương trình 135” sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen. Đây là nguồn lực quan trọng giúp tỉnh Hòa Bình xây dựng các công trình hạ tầng tại xã, thôn bản ĐBKK, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân, thay đổi diện mạo vùng DTTS.
Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Bên cạnh không gian văn hóa cồng chiêng và hệ thống nghi lễ, lễ hội, thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên mang những nét riêng đặc sắc. Thổ cẩm không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, mà còn là sợi dây gắn kết tình thân. Cùng với sự trợ lực về chính sách của Nhà nước, việc triển khai phù hợp thực tế của địa phương và sự nỗ lực của nghệ nhân, thổ cẩm đang đứng trước những cơ hội mới, tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.