Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

T.Hợp - 11:05, 20/03/2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành Quyết định 236/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xây dựng Lạng Sơn trở thành tỉnh biên giới có kinh tế phát triển, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh, môi trường sinh thái được bảo đảm
Xây dựng Lạng Sơn trở thành tỉnh biên giới có kinh tế phát triển, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh, môi trường sinh thái được bảo đảm

Phạm vi quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Lạng Sơn, quy mô 831.018 ha, với 11 đơn vị hành chính gồm thành phố Lạng Sơn và 10 huyện: Hữu Lũng, Chi Lăng, Cao Lộc (dự kiến trình cấp có thẩm quyền sáp nhập vào thành phố Lạng Sơn theo quy định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương), Lộc Bình, Đình Lập, Văn Lãng, Tràng Định, Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn.

Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch là xây dựng Lạng Sơn trở thành tỉnh biên giới có kinh tế phát triển, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh, môi trường sinh thái được bảo đảm, là một trong các cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế của vùng trung du và miền núi phía Bắc, là "cầu nối" ngày càng quan trọng trong kết nối kinh tế, thương mại giữa Việt Nam, các nước ASEAN, Trung Quốc và châu Âu.

Phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Lạng Sơn có quy mô kinh tế và GRDP bình quân đầu người trong nhóm 05 tỉnh dẫn đầu của vùng trung du và miền núi phía Bắc. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch mạnh theo hướng các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch trở thành động lực tăng trưởng chính, ngành nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất nông - lâm sản hàng hóa, ứng dụng công nghệ, hiệu quả cao.

Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về kinh tế, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân thời kỳ 2021 - 2030 đạt 8 - 9%/năm; trong đó: Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản khoảng 2,5 - 3,5%/năm; Công nghiệp - xây dựng khoảng 12 - 13%/năm; Dịch vụ khoảng 8 - 9%/năm; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm khoảng 8 - 9%/năm.

Cơ cấu kinh tế đến năm 2030: Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 12 - 13%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 32 - 33%; Dịch vụ chiếm 50 - 51%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 4 - 5%.

GRDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đến năm 2030 đạt khoảng 150 triệu đồng.

Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2 - 3%/năm (theo chuẩn nghèo của các giai đoạn). Đến năm 2030 cơ bản không còn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn.

Về các nhiệm vụ trọng tâm, tỉnh Lạng Sơn đổi mới và hoàn thiện thể chế, cải tiến mạnh mẽ thủ tục hành chính theo hướng tinh giản, thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân, tạo môi trường kinh doanh hiện đại, minh bạch; nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo và điều hành.

Đầu tư nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng từng bước đồng bộ, hiện đại, tập trung vào hạ tầng giao thông, công nghiệp, thương mại, viễn thông, công nghệ thông tin, hạ tầng chống thiên tai, xử lý chất thải và nước thải.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua phát triển giáo dục, đào tạo nghề cho người lao động và thu hút nhân tài.

Phát triển du lịch trở thành một động lực tăng trưởng kinh tế lớn, ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh vào năm 2030.

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và hợp tác xã, hỗ trợ người dân phát triển du lịch cộng đồng.

Tập trung thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới.

Phát huy bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp, nâng cao đạo đức xã hội, ý thức pháp luật, xây dựng văn hóa và con người Lạng Sơn.

Tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác; chủ động thực hiện hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Về các đột phá phát triển, xác định 04 khâu đột phá phát triển, gồm: (i) Chuyển đổi số và cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư và phát triển các thành phần kinh tế; (ii) Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trọng tâm là hạ tầng giao thông, đô thị, khu, cụm công nghiệp; đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa của tỉnh; (iii) Phát triển kinh tế cửa khẩu, thương mại, dịch vụ và du lịch là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; (iv) Phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, xanh, an toàn và hiện đại để trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh.

Xây dựng tỉnh Lạng Sơn thành trung tâm dịch vụ cấp vùng, trung tâm giao thương kinh tế, đối ngoại giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc, trung tâm dịch vụ logistics cửa khẩu hiện đại của cả nước, thành phố cửa khẩu "Xanh" tiêu biểu của Việt Nam.

Tập trung ưu tiên phát triển 06 ngành dịch vụ gồm: (i) Thương mại và dịch vụ kinh tế cửa khẩu; (ii) Du lịch; (iii) Dịch vụ vận tải, kho bãi; (iv) Dịch vụ tài chính ngân hàng; (v) Dịch vụ giáo dục, y tế; (vi) Các dịch vụ khác như viễn thông, dịch vụ hỗ trợ khoa học công nghệ.

Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ gắn với sự phát triển của khoa học công nghệ và kinh tế tri thức. Phát triển dịch vụ trung gian nhằm tăng cường sự kết nối bổ trợ giữa các ngành kinh tế, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thúc đẩy tạo lập, phát triển thị trường khoa học - công nghệ và hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đẩy mạnh liên kết vùng trong phát triển ngành dịch vụ nhất là liên kết với các nước ASEAN, Trung Quốc và các tỉnh lân cận như Bắc Giang, Thái Nguyên, Quảng Ninh.

Ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch đặc thù và xây dựng thương hiệu cho du lịch Lạng Sơn, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh với hệ thống hạ tầng đồng bộ, sản phẩm đa dạng, có thương hiệu và sức cạnh tranh cao. Hoàn thiện đồng bộ cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật của Khu du lịch quốc gia Mẫu Sơn.

Tập trung nâng cấp và phát triển nhóm sản phẩm du lịch chủ đạo gồm: Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch văn hóa, tín ngưỡng (các di tích lịch sử, đền chùa, các lễ hội, du lịch cộng đồng); du lịch cửa khẩu; du lịch MICE (hội thảo, hội nghị, khen thưởng, hội chợ, triển lãm...); các sự kiện văn hóa thể thao và các nhóm sản phẩm du lịch bổ trợ như khám phá công viên địa chất toàn cầu, vui chơi giải trí, du lịch mạo hiểm, du lịch gắn với kinh tế đêm.

Về phương hướng phát triển kinh tế cửa khẩu và Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn thành trung tâm kinh tế cửa khẩu hiện đại, năng động, trung tâm dịch vụ cửa khẩu và hậu cần logistics quốc gia và quốc tế; là một trong những trung tâm du lịch, thương mại, dịch vụ trọng điểm của tỉnh và vùng Đông Bắc, là nơi ứng dụng công nghệ sạch trong sản xuất, gắn với phát triển bền vững và đảm bảo môi trường sinh thái.

Phát triển các loại hình dịch vụ qua biên giới gắn với kinh tế cửa khẩu. Hình thành và phát triển các kho bãi có sức chứa lớn, đa dạng về công năng tùy theo đặc tính thương phẩm và quy trình lưu thông của hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu. Hình thành khu dịch vụ trạm nghỉ để phục vụ xe tải đường dài.

Tiếp tục phát triển 12 cửa khẩu, trong đó tập trung phát triển 05 cửa khẩu: (i) Cửa khẩu Hữu Nghị phát triển trở thành cửa khẩu kiểu mẫu ứng dụng công nghệ cao, cửa khẩu thông minh, là "mô hình điển hình" cho vận tải đường bộ của Việt Nam; (ii) Cửa khẩu Ga đường sắt Đồng Đăng hướng tới cung cấp chính các dịch vụ logistics và các dịch vụ hỗ trợ thông minh, hiện đại; (iii) Nâng cấp cặp cửa khẩu song phương Chi Ma (Việt Nam) - Ái Điểm (Trung Quốc) thành cửa khẩu quốc tế và phát triển kho bãi và dịch vụ logistics cho thương mại điện tử; (iv) Nâng cấp cặp cửa khẩu Bình Nghi (Việt Nam) - Bình Nhi Quan (Trung Quốc) thành cửa khẩu song phương; (v) Cửa khẩu Tân Thanh phát triển theo hướng trở thành trung tâm chế xuất nông sản và tiêu thụ hàng nông sản cho Việt Nam, các nước ASEAN và Trung Quốc thông qua sàn giao dịch nông sản.

Về phương hướng phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa, có sức cạnh tranh cao, phát huy lợi thế đặc sản địa phương, gắn sản xuất nông nghiệp với du lịch.

Phát triển nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, phát thải các-bon thấp, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và bền vững.

Xây dựng cơ cấu, hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có thương hiệu và uy tín, phát triển công nghiệp chế biến và chuỗi phân phối sản phẩm, kết nối bền vững với chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.

Ưu tiên thúc đẩy phát triển một số chuỗi sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, đặc hữu, chất lượng cao theo chuỗi giá trị gồm: Na tại các huyện Chi Lăng, Hữu Lũng; hồng tại các huyện Cao Lộc, Văn Lãng; thạch đen tại các huyện Bình Gia, Tràng Định, Văn Lãng; hồi tại các huyện Văn Quan, Bình Gia, Tràng Định, Văn Lãng, Cao Lộc, Bắc Sơn; thông tại các huyện Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập. Đến năm 2030 có từ 140 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.

Phát triển sản xuất chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung, công nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao kết hợp với chăn nuôi truyền thống. Tổ chức lại chăn nuôi nông hộ theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm và môi trường.

Nâng cao chất lượng rừng trồng, chú trọng phát triển trồng rừng gỗ lớn, dược liệu dưới tán rừng. Bảo vệ nghiêm ngặt rừng đặc dụng và bảo vệ tốt rừng phòng hộ. Phát triển công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ, dược liệu từ rừng và hình thành các cơ sở sản xuất, kinh doanh lâm sản ngoài gỗ, giống cây lâm nghiệp. Đẩy mạnh xã hội hóa, tăng nhanh diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, từng bước phát triển thị trường tín chỉ các-bon.

Khai thác tối đa diện tích mặt nước sẵn có để nuôi trồng thủy sản, phát triển nuôi thâm canh, lồng bè; nghiên cứu phát triển các loài cá nước lạnh, đặc sản. Chú trọng bảo vệ, tái tạo và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản, bảo tồn đa dạng sinh học.

Ý kiến độc giả
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ

Sáng 9/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, dân quân tự vệ tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại buổi gặp mặt.
“Se duyên” cho sầu riêng

“Se duyên” cho sầu riêng

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 9/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động ý nghĩa trong Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam. “Se duyên” cho sầu riêng.Từ cây nhà lá vườn đến sản phẩm OCOP. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vượt khó, tự tin khẳng định mình

Vượt khó, tự tin khẳng định mình

Kinh tế - Hồng Phúc - 1 giờ trước
Từ những người chủ yếu gắn bó với nương rẫy, quanh quẩn với những việc không tên trong gia đình, nhiều phụ nữ DTTS đã vượt qua tập tục và định kiến giới, tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Những thay đổi này là minh chứng cho sự nỗ lực của chính bản thân họ trong việc vượt khó, tự tin khẳng định mình.
Đức tin được hình thành như thế!

Đức tin được hình thành như thế!

Phóng sự - Thanh Hải - 1 giờ trước
Trong không gian tôn nghiêm của giáo đường, trong ánh nến Phục Sinh tỏa sáng… cũng là lúc tên Thánh của những đứa trẻ sơ sinh được Cha xứ xướng lên. Và rồi, nghi thức rửa tội bắt đầu được thực hiện đầy trang trọng như thế; như một dấu ấn đầu tiên của một tín hữu.
Thành phố Hà Nội: Sở Dân tộc và Tôn giáo cùng các tổ chức tôn giáo góp sức xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”

Thành phố Hà Nội: Sở Dân tộc và Tôn giáo cùng các tổ chức tôn giáo góp sức xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”

Tin tức - Văn Hoa - 1 giờ trước
Ngày 9/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý I-2025 đối với các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn toàn thành phố.
“Điểm tựa” của dân làng Kon Biêu

“Điểm tựa” của dân làng Kon Biêu

Gương sáng - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Bằng uy tín và kinh nghiệm của mình, già làng, Người có uy tín A Hiang đã trở thành “điểm tựa” tinh thần vững chãi của dân làng Kon Biêu, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum.
Mùa lột quế

Mùa lột quế

Bản tin tổng hợp sáng ngày 9/4 của Báo Dân tộc và Phát triển có những thông tin đáng chú ý sau: Bắc Kạn lung linh sắc màu. Mùa lột quế. Nữ nghệ nhân gắn bó với Ngôi nhà chung. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đẩy nhanh Dự án

Đẩy nhanh Dự án "Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu cho vùng đồng bào DTTS” tại Yên Bái, Sơn La và Hà Giang

Tin tức - Văn Hoa - 1 giờ trước
Ngày 9/4, tại tỉnh Yên Bái đã diễn ra Hội nghị trao đổi tiến độ chuẩn bị Dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh”.
Sóc Trăng họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào Khmer

Sóc Trăng họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào Khmer

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 1 giờ trước
Chiều 9/4, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng tổ chức họp mặt mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer năm 2025.
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung thăm Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung thăm Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long

Thời sự - Như Tâm - Tào Đạt - 1 giờ trước
Tiếp tục chuyến công tác tại Tây Nam Bộ, ngày 9/4, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung làm Trưởng đoàn đã đến thăm Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long.
Việt Nam, Tây Ban Nha hướng tới quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Việt Nam, Tây Ban Nha hướng tới quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Sáng 9/4, sau Lễ đón chính thức trọng thể, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sánchez.
A Lưới (Thừa Thiên Huế): Xây dựng nhà, hỗ trợ sinh kế để nâng cao đời sống cho hộ nghèo

A Lưới (Thừa Thiên Huế): Xây dựng nhà, hỗ trợ sinh kế để nâng cao đời sống cho hộ nghèo

Kinh tế - Phạm Tiến- Hải Băng - 5 giờ trước
Tính đến tháng 2/2025, toàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa thiên Huế đã và đang khẩn trương xây dựng để xóa 4.236 căn nhà tạm, nhà dột nát. Trong hành trình xóa nhà tạm, UBND huyện A Lưới đã gắn liền với việc hỗ trợ sinh kế để hộ nghèo vùng DTTS không tái nghèo và có điều kiện sống tốt hơn.