Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát triển văn hóa đọc ở vùng DTTS, miền núi: “Khát sách" (Bài 1)

Hồng Minh - 13:08, 21/05/2022

Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần nâng cao nhận thức, kiến thức, phát triển nhân cách văn hóa cho mỗi con người. Những năm qua, Chính phủ đã luôn quan tâm đầu tư, có nhiều biện pháp, chính sách thiết thực để xây dựng và phát triển văn hóa đọc. Tuy nhiên, hiện nay tại vùng nông thôn, vùng DTTS và miền núi, vẫn chưa giải được “cơn khát ” sách.

Các em học sinh Trường PTDTNT THPT huyện Điện Biên Đông tại thư viện nhà trường
Các em học sinh Trường PTDTNT THPT huyện Điện Biên Đông tại thư viện nhà trường

Các thư viện không hấp dẫn người đọc vì thiếu sách

Khi được hỏi về thực trạng văn hóa đọc ở nơi mình công tác, cô giáo Đinh Thùy Trang đang giảng dạy tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình chia sẻ: Qua quan sát, mình rất mừng vì thấy nhiều trẻ em miền núi đã thích đọc sách. Một số loại sách các em hay thích đọc là, truyện tranh về truyền thuyết dân gian, danh nhân văn hóa, anh hùng dân tộc, truyện cổ tích, truyện lịch sử... và sách bằng tiếng dân tộc.

Tuy nhiên, sách tại thư viện công cộng xã, huyện dưới hình thức cấp phát, tài trợ chủ yếu có nội dung hướng dẫn chăn nuôi, trồng trọt, phổ biến pháp luật, một số ít về đề tài dân tộc và miền núi... nên thiếu hấp dẫn, không tạo hứng thú với người đọc.

Hay tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Kim Nọi, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, từ năm học 2020- 2021, khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, học sinh đã gặp khó khăn vì thiếu sách.

Theo chia sẻ của cô giáo Nguyễn Thị Tố Nga, Phó Hiệu trưởng nhà trường: Sách giáo khoa còn không đủ, thì làm sao có truyện, sách tham khảo để đọc. Chương trình giáo dục mới, có nhiều đầu sách nên rất khó để vận động phụ huynh mua vì điều kiện thiếu thốn. Nhà trường cũng đã đứng ra để kêu gọi ủng hộ sách từ các nguồn xã hội hóa, nhưng cũng không khả quan.

“Để có sách cho các em, nhà trường đã phải đứng ra để mua sách giúp các em có sách để học. Tuy nhiên, nhà trường cũng rất khó khăn, tính đến nay vẫn còn rất nhiều phụ huynh chưa thanh toán được tiền sách cho các con”,  cô Nga chia sẻ.

Theo thông tin từ cô Nga, nhà trường có một thư viện ngoài trời, tuy nhiên hiện các đầu sách, truyện trong thư viện rất ít, sách cũ, bị rách. Các em học sinh rất thích đọc, nhưng số lượng quá nghèo nàn. “Trong thư viện không có một cuốn truyện tranh nào” lời chia sẻ đầy trăn trở của cô giáo Nga.

Việc phát triển văn hóa đọc tới trẻ em vùng cao có ý nghĩa rất lớn (Ảnh tư liệu)
Việc phát triển văn hóa đọc tới trẻ em vùng cao có ý nghĩa rất lớn (Ảnh tư liệu)

Học sinh hầu như chỉ biết đến sách giáo khoa

Có lẽ đây cũng là tình trạng phổ biến tại nhiều địa phương, nhất là miền núi, vùng sâu, vùng xa. Người dân ở không ít thôn, bản vẫn “khát” sách, nhiều trẻ em suốt 12 năm học phổ thông chỉ được tiếp cận duy nhất sách giáo khoa.

Em Lò Thị Quỳnh, học sinh Trường PTDTNT THPT huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên chia sẻ “từ khi đi học, ngoài sách giáo khoa học trên lớp thì chúng em không có nhiều cơ hội được đọc sách. Em rất thích đọc sách về khoa học nhưng không có để đọc”.

Theo số liệu thống kê cho thấy, với hơn 500 đơn vị đăng ký kinh doanh phát hành xuất bản phẩm; gần 20.000 nhà sách, hiệu sách, trung tâm, siêu thị, điểm cho thuê, mua bán sách trên toàn quốc là con số không hề nhỏ. Nhưng thực tế, nhiều đơn vị chủ yếu hướng đến phục vụ thị trường tại đô thị, nơi mức tiêu dùng cao hơn và việc vận chuyển, phát hành thuận lợi hơn.

Sách về đến nông thôn, khu vực miền núi, phần lớn chỉ trông đợi vào nguồn cấp phát theo hệ thống thư viện, nhà văn hóa... Và lượng sách này, cũng khá khiêm tốn so với nhu cầu thực tế của người dân tại các địa phương, chưa kể hiện tượng sách chuyển đến, thì độc giả không cần, sách cần lại không có.

Điều này lý giải phần nào sự đìu hiu tại nhiều thư viện, trung tâm học tập cộng đồng tuyến cơ sở. Do đó, cơ hội tiếp cận sách của người dân, đặc biệt là trẻ em tại các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa bị hạn chế, khiến sự chênh lệch, khoảng cách về văn hóa đọc gia tăng.

Cùng với sách giấy, hiện nay trong thời đại công nghệ 4.0, sách công nghệ đang ngày càng phát triển, hỗ trợ cho người đọc rất nhanh trong việc tra cứu, tìm kiếm thông tin. Tuy nhiên, nguồn sách này ở vùng cao lại càng khó hơn khi việc tiếp cận với công nghệ vẫn còn hạn chế.

Thực tế cho thấy, để một đứa trẻ phát triển ngôn ngữ, nói - viết được những câu chuẩn, diễn đạt hay, thì cùng với việc dạy của cha mẹ và giáo viên, việc say mê đọc sách sẽ góp phần quan trọng vào sự hình thành, phát triển nhân cách toàn diện của trẻ.

Vì thế, việc không được đọc sách với trẻ em vùng cao là một thiệt thòi vô cùng lớn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024: 5 điều cần đặc biệt lưu ý

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024: 5 điều cần đặc biệt lưu ý

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 là kỳ thi cuối cùng của học sinh học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006. Tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp của Đại học Bách khoa Hà Nội, ngày 17/3, TS Lê Mỹ Phong, Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) đã đưa ra những thông tin quan trọng về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Tin nổi bật trang chủ
OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

Kinh tế - An Yên - 7 giờ trước
Thành công sau 5 năm xây dựng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Nghệ An, không chỉ là 558 sản phẩm OCOP được công nhận (520 sản phẩm 3 sao, 37 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao); mà hơn hết là đã góp phần thay đổi tư duy, nhận thức của mỗi người dân, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng đất… để những sản phẩm nông nghiệp được nâng tầm.
Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu 54 - Thúy Hồng-Thanh Thuận - 7 giờ trước
Dân tộc Mông ở Cao Bằng chiếm hơn 10% dân số toàn tỉnh, gồm 3 nhóm Mông trắng, Mông hoa và Mông đen. Hiện nay, đồng bào Mông ở Cao Bằng luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc...
Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Kinh tế - Hà Việt Lâm - 8 giờ trước
Học xong cấp 3, anh Đinh Văn Sơn ở xóm Sơn Lập, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình từng đi làm thuê nhiều nơi để kiếm sống. Cuộc sống nay đây mai đó, luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau. Sau khi bàn với vợ, Sơn quyết định về quê lập nghiệp bằng việc làm chuồng nuôi lợn rừng và lợn bản địa.
Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Nhịp cầu nhân ái - Trọng Bảo - 8 giờ trước
Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai vừa tổ chức ra mắt mô hình “Mẹ đỡ đầu” cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, là con em đồng bào DTTS ở khu vực biên giới.
Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Tin tức - Mạnh Cường - 8 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 4, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã phối hợp UBND huyện Lục Ngạn tổ chức 15 lớp tập huấn “Nội dung cơ bản, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân trong chính sách pháp luật về đất đai vùng đồng đồng bào DTTS và miền núi”.
Tin trong ngày - 18/3/2024

Tin trong ngày - 18/3/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/3, có những thông tin đáng chú ý sau: 50 triệu tin nhắn rác, 50.000 thuê bao lừa đảo bị chặn mỗi tháng. Số hóa gần 10.000 cây sầu riêng tại Đắk Lắk . Người truyền dạy tri thức dân gian dân tộc Dao cho lớp trẻ. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Thời sự - Trọng Bảo - 8 giờ trước
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai, tính đến ngày 15/3, giá trị giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt 910 tỷ đồng, bằng 18% kế hoạch giao năm 2024.
Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - Hà Khải - 8 giờ trước
Ngày 17/3, UBND huyện Như Thanh (tỉnh Thanh Hoá) đã long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công nhận Lễ hội “Sết Boóc Mạy” xã Cán Khê là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Trang địa phương - Như Tâm - 8 giờ trước
Cùng với các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi trên cả nước, tỉnh Kiên Giang đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV- năm 2024. Là tỉnh duy nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có biên giới đất liền, biển và hải đảo, cũng là tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống; tỉnh Kiên Giang xác định, đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, từ đó tiếp tục khơi dậy quyết tâm của cả hệ thống chính trị và ý chí của đồng bào các dân tộc, đóng góp vào sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần IV năm 2024, xung quanh nội dung này.
Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Pháp luật - Tào Đạt - Thế Phong - 8 giờ trước
Tối 18/3, phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Hậu Giang cho biết vừa phối hợp các phòng nghiệp vụ phá thành công chuyên án “Làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả” liên tỉnh, thu giữ số lượng lớn tiền giả tương đương hơn 640 triệu đồng.
Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 8 giờ trước
Quảng Ngãi vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024. Theo đó, tỉnh yêu cầu đổi mới cách làm đối với các sản phẩm OCOP như tập trung phát triển các sản phẩm chế biến, chế biến sâu, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế, tiềm năng của địa phương, các sản phẩm được thị trường ưa chuộng và đón nhận.