Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát triển du lịch giúp phát triển nhiều lĩnh vực khác

PV - 18:25, 20/09/2022

Chính sách thị thực chưa đủ cạnh tranh mạnh mẽ, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa ngành du lịch và các ngành khác để cùng phát triển du lịch, từ đó hỗ trợ cộng sinh lẫn nhau; chưa thực sự coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn… đó là những vấn đề chính cần phải giải quyết để du lịch thực sự "cất cánh".

Du lịch nội địa bùng nổ nhưng du lịch quốc tế là một bức tranh trái ngược. Ảnh: VGP/DA
Du lịch nội địa bùng nổ nhưng du lịch quốc tế là một bức tranh trái ngược. Ảnh: VGP/DA

Đó là những vấn đề TS. Lương Hoài Nam - thành viên Hội đồng Tư vấn du lịch Việt Nam đề cập đến trong cuộc trao đổi với phóng viên bào mới đây. 

Theo TS. Lương Hoài Nam, đến thời điểm này, du lịch nội địa đã đạt khoảng 80 triệu lượt khách, gần bằng cả năm 2019, năm trước đại dịch COVID-19. Cả năm 2022, du lịch nội địa có thể lập kỷ lục mới, cao hơn nhiều so với trước đại dịch COVID-19. Đó là điều đáng mừng.

Trong khi đó, du lịch quốc tế là một bức tranh trái ngược. Mục tiêu thu hút 5 triệu du khách quốc tế đặt ra cho năm nay có thể không đạt được (khả năng chỉ đạt 50%). Có nhiều lý do về vấn đề này. Đó là thời điểm mở lại du lịch quốc tế của Việt Nam chậm hơn một số nước khác (châu Âu, Mỹ, Thái Lan, Singapore…). Các điều kiện áp dụng ban đầu còn kém hấp dẫn; chính sách visa thiếu cạnh tranh; đường bay, chuyến bay quốc tế còn thiếu. Sản phẩm du lịch chưa thực sự sáng tạo cho bối cảnh thị trường mới. Cơ sở vật chất và nguồn nhân lực du lịch chưa được phục hồi hoàn toàn...

Chưa thực sự quán triệt tinh thần đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

Theo TS. Lương Hoài Nam, Nghị quyết của Bộ Chính trí số 08-NQ/TW ngày 16-01-2017 đề ra nhiệm vụ phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, là kim chỉ nam cho các chính sách, chương trình hành động quốc gia để hiện thực hóa mục tiêu này. Tuy nhiên, như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã thẳng thắn đánh giá trong phiên Ủy ban Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ VHTT&DL ngày 10/8 vừa qua là nhiều giải pháp thực hiện chậm, chưa thực sự quán triệt tinh thần du lịch phải trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nêu các tồn tại trong công tác quảng bá du lịch, miễn thị thực (visa), hoàn thiện visa điện tử, phối hợp giữa các bộ, ngành.

"Với tiềm năng, lợi thế du lịch của nước ta so với Thái Lan, giấc mơ du lịch Việt Nam đuổi kịp, bằng rồi vượt du lịch Thái Lan trong tương lai không hề viển vông. Nhưng làm thế nào để biến giấc mơ đó thành hiện thực thì có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết, rất nhiều việc phải làm. Có những việc của ngành du lịch, các doanh nghiệp du lịch và có những việc của các bộ ngành, Chính phủ", TS. Lương Hoài Nam cho biết.

Hoạt động của ngành du lịch chưa thực sự được hỗ trợ, phối hợp hiệu quả

Về việc phối hợp giữa ngành du lịch với các bộ, ngành, lĩnh vực khác, TS. Lương Hoài Nam cho rằng nói một cách tổng quan, ngành du lịch tạo ra 1 đồng doanh thu, 1 việc làm du lịch thì cũng tạo thêm 1 đồng và 1 việc làm ngoài ngành du lịch. Do vậy, phát triển du lịch giúp phát triển nhiều lĩnh vực khác. Du khách đến Việt Nam không chỉ tiêu thụ các sản phẩm thuần túy du lịch như lưu trú (khách sạn, resort), tham quan, mà họ còn ăn, uống, nhờ đó giúp tăng tiêu thụ nông sản, hải sản.

Các doanh nghiệp du lịch cần mua ô tô để phục vụ du khách, nhờ đó giúp tăng tiêu thụ ô tô. Một số du khách mua rất nhiều hàng hóa Việt Nam mang về nước để dùng, để tặng, giúp tăng xuất khẩu và quảng bá hàng hóa Việt Nam.

Tuy nhiên, hoạt động của ngành du lịch nói chung và các doanh nghiệp du lịch nói riêng chưa thực sự được hỗ trợ, phối hợp hiệu quả, thậm chí còn bị làm khó trong nhiều chuyện. Có thể ở các cấp chính quyền, vị thế của du lịch chưa thực sự tương xứng với tầm quan trọng của nó trong phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và các địa phương.

"Tôi cho rằng, trước mắt nên kiện toàn Ban Chỉ đạo phát triển du lịch các cấp, do người đứng đầu cơ quan hành chính làm Trưởng ban. Về lâu dài, có thể xem xét thành lập Bộ Du lịch như một số nước ASEAN đã làm", TS. Lương Hoài Nam nói.

Visa vẫn là "nút thắt" đầu tiên và lớn nhất

Liên quan đến vấn đề visa, TS. Lương Hoài Nam cho rằng, từ trước đến nay, visa vẫn là "nút thắt" đầu tiên và lớn nhất làm cho du lịch Việt Nam khó phát triển và thua thiệt trong cạnh tranh với các các điểm đến du lịch quốc tế trong khu vực như Thái Lan, Singapore. Với rất nhiều tiềm năng, lợi thế về tài nguyên thiên thiên và tài nguyên văn hóa, trước đại dịch COVID-19, dù rất cố gắng, ngành du lịch Việt Nam cũng chỉ thu hút được số du khách quốc tế bằng một nửa Thái Lan và gần bằng Singapore (trong khi Singapore có diện tích chỉ bằng 1/3 TP. Hồ Chí Minh).

Theo ông Lương Hoài Nam, visa là "nút thắt" đầu tiên vì visa là thủ tục đầu tiên mà mọi du khách phải tính đến cho một chuyến đi du lịch quốc tế. Nếu không được miễn visa, không thể có chuyện hơn 1 triệu người Việt Nam đi du lịch Thái Lan trong năm 2019. Thái Lan miễn visa du lịch cho 64 nước, Singapore miễn cho 157 nước. Thời hạn miễn visa của Thái Lan trước đại dịch COVID-19 phổ biến là 30 ngày, nhưng nay đã tăng lên 45 ngày cho nhiều quốc gia vì họ thấy du khách bây giờ có nhu cầu ở lại ở một nước dài hơn so với trước khi có dịch COVID-19.

Việt Nam miễn visa chỉ cho 24 nước và thời hạn miễn chỉ 15 ngày, là mức miễn visa du lịch quá thấp để chúng ta có thể cạnh tranh thu hút du khách quốc tế với các điểm đến khác như Thái Lan, Singapore.

TS. Lương Hoài Nam nói: "Visa là nút thắt lớn nhất và đây là việc lớn nhất mà Chính phủ có thể làm để hỗ trợ phát triển lĩnh vực du lịch. Là thành viên Hội đồng Tư vấn du lịch, tôi đã hỏi nhiều doanh nghiệp hàng không, du lịch là họ cần gì, muốn gì từ Chính phủ thì ai cũng trả lời: Visa, visa và visa!".

"Vừa rồi Vietnam Airlines mở các đường bay đến Ấn Độ, nhưng tỉ lệ khách trung bình trên các chuyến bay mới chỉ đạt khoảng 30%. Công dân Ấn Độ hiện tại chưa được miễn visa vào Việt Nam và tôi hình dung là các đường bay Ấn Độ của Vietnam Airlines sẽ tiếp tục gặp khó khăn", TS. Lương Hoài Nam chia sẻ.

Chính vì thế, Hội đồng Tư vấn du lịch liên tục đề nghị mở rộng miễn visa du lịch ít nhất ngang bằng Thái Lan. Cụ thể là đề nghị bổ sung những quốc gia EU chưa được miễn và các nước Ấn Độ, Australia, New Zealand, Canada.

"Những nước lớn như Mỹ, Trung Quốc nếu xem xét miễn visa được thì tốt, không thì chúng tôi đề nghị thỏa thuận với các nước này áp dụng visa dài hạn 5-10 năm như một số quốc gia đang cấp cho chính công dân Việt Nam", TS. Lương Hoài Nam đề cập.

Song song với việc mở rộng miễn visa một cách đáng kể, Hội đồng Tư vấn du lịch cũng đề nghị tiếp tục hoàn thiện các hình thức visa điện tử, visa tại sân bay (Visa-On-Arrival) sao cho thực sự dễ dàng về mặt kỹ thuật và các điều kiện áp dụng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Du lịch Lào Cai hứa hẹn tiếp tục bứt phá, tăng tốc

Du lịch Lào Cai hứa hẹn tiếp tục bứt phá, tăng tốc

Tổng lượng khách đến Lào Cai trong 3 tháng đầu năm nay đạt hơn 3 triệu lượt, tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, khách quốc tế đạt 257.717 lượt; tổng thu đạt khoảng 10.235 tỷ đồng, tăng 60%.
Tin nổi bật trang chủ
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Media - BDT - 23:10, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ

“Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ

Media - BDT - 23:01, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội truyền thống chùa Thầy. Côn Sơn - Kiếp Bạc ngàn năm vang vọng. “Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hát Xoan làng cổ

Hát Xoan làng cổ

Media - BDT - 22:52, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 2/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hát Xoan làng cổ. Thánh đường hơn 100 năm tuổi ở Tiền Giang. Người “thắp lửa” Then ở Phú Cường. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Ngãi: Hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi sự kinh doanh

Quảng Ngãi: Hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi sự kinh doanh

Kinh tế - Bùi Khôi Nguyên - 22:42, 03/04/2025
Vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Ngãi có nhiều tiềm năng, thế mạnh, nhiều sản phẩm đặc thù địa phương. Với trợ lực từ các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, đây là điều kiện thuận lợi để thanh niên mạnh dạn khởi sự kinh doanh.
Đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719

Đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 22:40, 03/04/2025
Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng để hoàn thành mục tiêu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt của Trung ương thì các địa phương cần linh hoạt, chủ động trong triển khai thực hiện các dự án thành phần.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đảng bộ Phòng Tham mưu, BĐBP TP. Hồ Chí Minh: Nhiều kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025

Đảng bộ Phòng Tham mưu, BĐBP TP. Hồ Chí Minh: Nhiều kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025

Trang địa phương - Tào Đạt - Mai Lan - 22:39, 03/04/2025
Ngày 3/4, Đảng bộ Phòng Tham mưu, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) TP. Hồ Chí Minh tổ chức Đại hội lần thứ IV nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại tá Trần Thanh Đức - Thành ủy viên, Chỉ huy trưởng BĐBP TP. Hồ Chí Minh tham dự, phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 22:37, 03/04/2025
Sau gần bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS.
Khánh thành, bàn giao nhà ở nội trú cho giáo viên tại bản Rào Con

Khánh thành, bàn giao nhà ở nội trú cho giáo viên tại bản Rào Con

Nhịp cầu nhân ái - Khánh Ngân - 22:35, 03/04/2025
Công an tỉnh Quảng Bình phối hợp với Binh đoàn 12 (Bộ Quốc phòng) và các đơn vị tài trợ đã tổ chức Lễ khánh thành công trình xây dựng nhà nội trú cho giáo viên điểm trường bản Rào Con, thuộc Trường Tiểu học số 2 Phong Nha (Bố Trạch, Quảng Bình).
Bộ Công an bàn giao kinh phí xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo tại Bạc Liêu

Bộ Công an bàn giao kinh phí xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo tại Bạc Liêu

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 22:33, 03/04/2025
Năm 2025, Bộ Công an đồng hành, hỗ trợ cùng tỉnh Bạc Liêu xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo với tổng số tiền 42 tỷ đồng.
Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang thăm, chúc Tết Chôl Chnam Thmây 2025

Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang thăm, chúc Tết Chôl Chnam Thmây 2025

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 22:31, 03/04/2025
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây 2025 của đồng bào Khmer, Ban Thường vụ Hội đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang (ĐKSSYN) do hòa thượng Danh Đổng - Ủy viên Thường trực Hội, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Chủ tịch Hội ĐKSSYN tỉnh Kiên Giang, làm trưởng đoàn, đã đến thăm và chúc mừng một số ban ngành, tổ chức trên địa bàn tỉnh có cán bộ, công nhân, viên chức người dân tộc Khmer làm việc.