Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Du lịch cần giải pháp đột phá, mạnh dạn thí điểm

PV - 14:10, 08/09/2022

Tại Diễn đàn du lịch cấp cao “Giải pháp phục hồi và phát triển du lịch quốc tế bền vững”, sáng 8/9, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, để du lịch lấy lại quãng thời gian đã mất trong 2 năm dịch bệnh, nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thì cần có những giải pháp đột phá, mạnh dạn thí điểm các mô hình, cơ chế mới.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Phải thực hiện nhanh hơn nữa, mạnh hơn nữa các khâu, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành du lịch, nhằm lấy lại quãng thời gian 2 năm bị ảnh hưởng của dịch bệnh - Ảnh: VGP/Đình Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Phải thực hiện nhanh hơn nữa, mạnh hơn nữa các khâu, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành du lịch, nhằm lấy lại quãng thời gian 2 năm bị ảnh hưởng của dịch bệnh - Ảnh: VGP/Đình Nam

Phó Thủ tướng đánh giá cao việc tổ chức diễn đàn, sự kiện du lịch quốc tế lớn đầu tiên của Việt Nam sau khi mở lại hoàn toàn hoạt động du lịch.

"Chúng ta đã vượt qua những thời khắc khó khăn nhất của đại dịch COVID-19", Phó Thủ tướng chia sẻ và gửi lời cảm ơn đến các lực lực lượng trực tiếp phòng, chống dịch, các tổ chức, DN, người dân cả nước, bạn bè quốc tế đã có nhiều nghĩa cử cao đẹp trong những thời khắc khó khăn do dịch bệnh.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, trước đại dịch, du lịch thế giới đã tăng trưởng liên tục 10 năm, đóng góp 10,4% GDP toàn cầu. Ở Việt Nam, năm 2019, du lịch tăng trưởng 16,5%, đóng góp 9,2% GDP, với nhiều giải thưởng, danh hiệu quốc tế, ngày càng hấp dẫn hơn đối với du khách trong nước và quốc tế.

Sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát, ngành du lịch bị thiệt hại rất nặng nề, ước tính khoảng 2.000 tỷ USD, 62 triệu việc làm bị mất. Khách quốc tế giảm 70%, khách trong nước giảm hơn 50%.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự khai mạc Hội chợ Du lịch quốc tế TPHCM năm 2022 - Ảnh: VGP/Đình Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự khai mạc Hội chợ Du lịch quốc tế TPHCM năm 2022 - Ảnh: VGP/Đình Nam

Đến nay, du lịch thế giới đã từng bước phục hồi, có thêm 18 triệu việc làm, đóng góp khoảng 6,1% GDP toàn cầu.

Với việc tiếp tục kiểm soát được dịch bệnh, một số nghiên cứu dự đoán đến hết năm 2023 du lịch thế giới mới đạt mức tăng trưởng như trước đại dịch.

Đối với Việt Nam, Phó Thủ tướng cho biết, sau khi Nghị quyết 128/NQ-CP về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 được ban hành, tháng 10/2021, cùng với việc nhanh chóng tăng tỉ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19, du lịch Việt Nam đã từng bước phục hồi, tiến tới mở cửa hoàn toàn vào ngày 15/3, so với mục tiêu đặt ra trước đó là ngày 30/4.

Du lịch trong nước đã có bước khởi sắc rất tốt. Du lịch quốc tế đang từng bước phục hồi.

Phó Thủ tướng ghi nhận những nỗ lực của toàn ngành du lịch, đã tranh thủ trong thời gian dịch bệnh để nỗ lực đổi mới sản phẩm, sửa sang cơ sở vật chất, nỗ lực vượt qua những khó khăn để giữ được nguồn nhân lực du lịch.

Đây là cơ sở để du lịch Việt Nam tự tin thực hiện những giải pháp mở rộng, phát triển hơn nữa du lịch trong bối cảnh mới một cách an toàn, linh hoạt, mạnh mẽ.

Nhấn mạnh yêu cầu thực hiện nhanh hơn các gói hỗ trợ DN, người lao động, trong đó có lĩnh vực du lịch, Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương, DN cần có hỗ trợ cần thiết cho các lao động trong ngành du lịch quay trở lại; trợ giúp các DN siêu nhỏ, hộ cá thể kinh doanh dịch vụ du lịch đang gặp rất nhiều khó khăn.

"Qua đại dịch, Bộ VHTT&DL phải rà soát lại toàn bộ các cơ chế, chính sách để phát triển du lịch bền vững thực sự", Phó Thủ tướng nói.

Chia sẻ thêm một số vấn đề với các đại biểu, Phó Thủ tướng nêu "bài toán" thiếu nhân lực du lịch dù chúng ta luôn khuyến khích phát triển các trường nghề, phát triển du lịch.

"Phải huy động được các DN, trước hết là DN du lịch, tham gia đào tạo. Bộ VHTT&DL cần phối hợp với các DN, hiệp hội, đề xuất cơ chế, báo cáo cấp thẩm quyền cho phép thí điểm những mô hình đào tạo mới", Phó Thủ tướng yêu cầu.

Thứ hai là phát triển du lịch xanh tối đa để bảo vệ môi trường ngày càng tốt hơn. Trước hết là những sản phẩm, dịch vụ trong khu lưu trú bớt dùng đồ nhựa, đồ nylon, sau đó lan toả ra các khu dân cư xung quanh.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm gian hàng của du lịch Campuchia - Ảnh: VGP/Đình Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thăm gian hàng của du lịch Campuchia - Ảnh: VGP/Đình Nam

Thứ ba là đẩy mạnh hơn nữa chuyển đổi số. Không chỉ việc giúp du khách tìm hiểu các sản phẩm, điểm đến, thanh toán các dịch vụ du lịch qua điện thoại thông mình, mà còn là số hoá các sản phẩm du lịch, các bảo tàng, di tích, điểm đến để du khách tìm hiểu thuận lợi trước khi đến.

Thứ tư là tăng cường kết nối hơn nữa giữa các DN, hiệp hội, địa phương, các quốc gia trong khu vực trên tinh thần cùng có lợi, không chỉ để phát triển du lịch, mà còn để cuộc sống của người dân thêm phong phú, nhiều trải nghiệm hơn.

Nhấn mạnh yêu cầu phải có các giải pháp mang tính đột phá để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ VHTT&DL phải chủ trì, phối hợp với các hiệp hội, DN du lịch để nghiên cứu, đề xuất tháo gỡ rất cụ thể những khó khăn, vướng mắc "chứ không chỉ kêu".

"Trong lúc chưa sửa được luật thì xin làm thí điểm, chưa làm được toàn quốc thì làm ở những vùng có thế mạnh, vùng trọng điểm về du lịch. Có rất nhiều việc không chỉ ngành du lịch làm được (giá điện, thuế, đất đai, cấp thị thực nhập cảnh…) nên rất cần sự chung tay của các bộ, ngành", Phó Thủ tướng nói.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng cho rằng, tất cả các khâu trong phát triển du lịch (xúc tiến, xây dựng cơ sở hạ tầng, sản phẩm, nhân lực, xây dựng môi trường văn hoá, khắc phục các nỗi sợ của du khách…) phải được thực hiện nhanh hơn nữa, mạnh hơn nữa nhằm lấy lại quãng thời gian 2 năm bị ảnh hưởng của dịch bệnh.

Các bộ, ngành, địa phương phải tăng cường phối hợp với nhau, có những giải pháp rất mạnh mẽ, giải quyết dứt điểm, triệt để từng vấn đề, vướng mắc gặp phải, thúc đẩy du lịch góp phần thúc đẩy quá trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội nhanh hơn sau đại dịch./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Tin trong ngày - 29/3/2023

Tin trong ngày - 29/3/2023

Media - BDT - 20:30, 29/03/2023
Bản tin hôm nay có những thông tin chính sau: Sẽ trao Giải thưởng Hồ Chí Minh vào dịp 19/5; Diễn đàn quốc tế “Phụ nữ, An ninh Mạng và STEM”; Xây dựng Tp. Buôn Ma Thuột thành trung tâm Logistics vùng Tây Nguyên; cùng các tin tức thời sự khác. Sau đây là thông tin chi tiết.
Hậu Giang: Hơn 4,1 tỷ đồng hỗ trợ sinh kế và nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu

Hậu Giang: Hơn 4,1 tỷ đồng hỗ trợ sinh kế và nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu

Môi trường sống - Gia Hưng - 20:18, 29/03/2023
Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam triển khai Dự án “Hỗ trợ sinh kế cho người dân và nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu cho cộng đồng tại tỉnh Hậu Giang”.
Rà soát vi phạm khi cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam

Rà soát vi phạm khi cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam

Pháp luật - G.H - 20:17, 29/03/2023
Văn phòng Chính phủ đã có thông báo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái về việc xử lý sau thanh tra công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam.
Trao Giải thưởng Hồ Chí Minh vào dịp 19/5

Trao Giải thưởng Hồ Chí Minh vào dịp 19/5

Giải trí - BĐT - 20:16, 29/03/2023
Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2022 dự kiến sẽ được tổ chức vào dịp kỷ niệm Ngày sinh nhật Bác 19/5.
Quảng Nam: Đầu tư 210 tỷ đồng xây kè chống xói lở khẩn cấp bờ biển ở Hội An

Quảng Nam: Đầu tư 210 tỷ đồng xây kè chống xói lở khẩn cấp bờ biển ở Hội An

Môi trường sống - G.H - 20:15, 29/03/2023
UBND tỉnh Quảng Nam quyết định phê duyệt đầu tư xây dựng công trình kè chống xói lở khẩn cấp bờ biển Cửa Đại, Tp. Hội An với tổng kinh phí 210 tỷ đồng.
Bảo tồn kho tàng sách cổ của người Dao

Bảo tồn kho tàng sách cổ của người Dao

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, cộng đồng dân tộc Dao ở Lào Cai đã tạo dựng nên các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn hóa các dân tộc Lào Cai. Đặc biệt, với người Dao, tri thức bản địa được ghi chép khá hệ thống, chi tiết và đầy đủ bằng văn tự. Đó là kho tàng sách cổ bằng chữ Nôm Dao.
Ưu tiên nguồn lực đầu tư sản xuất trang thiết bị cho lực lượng PCCC

Ưu tiên nguồn lực đầu tư sản xuất trang thiết bị cho lực lượng PCCC

Tin tức - PV - 20:14, 29/03/2023
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh sự cần thiết phải ưu tiên nguồn lực đầu tư cho việc sản xuất trang thiết bị để trang bị tốt nhất có thể cho các lực lượng làm công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) thực hiện nhiệm vụ hiệu quả, an toàn hơn.
Toàn bộ học sinh bị ngộ độc điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai đã xuất viện

Toàn bộ học sinh bị ngộ độc điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai đã xuất viện

Sức khỏe - PV - 20:13, 29/03/2023
Toàn bộ học sinh của Trường tiểu học Kim Giang trong vụ nghi ngộ độc thực phẩm điều trị Bệnh viện Bạch Mai đã được xuất viện.
Thanh Hóa ngăn chặn hiểm họa ma túy trong giới trẻ

Thanh Hóa ngăn chặn hiểm họa ma túy trong giới trẻ

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 18:14, 29/03/2023
Những năm gần đây, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy đã và đang được tất cả các cấp, các ngành tỉnh Thanh Hóa quan tâm và đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm phòng ngừa, đấu tranh để từng bước đẩy lùi loại tội phạm đặc biệt nguy hiểm này.
Thành công từ mô hình trồng rau “5 không”

Thành công từ mô hình trồng rau “5 không”

Khởi nghiệp - Sơn Ngọc - 17:31, 29/03/2023
Ở khu phố 15, thị trấn Phước Dân (Ninh Phước, Ninh Thuận), anh Nguyễn Minh Châu ở Láng Ngựa là một trong những điển hình thanh niên khởi nghiệp với mô hình trồng rau thủy canh “5 không”, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nông sản sạch của người tiêu dùng.
Phòng, chống dịch bệnh Marburg: Giám sát tại các cửa khẩu, biên giới

Phòng, chống dịch bệnh Marburg: Giám sát tại các cửa khẩu, biên giới

Sức khỏe - PV - 17:00, 29/03/2023
Nhằm phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh Marburg, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ mắc và tử vong, ngành Y tế tỉnh Bình Phước đang chủ động triển khai các phương án phòng, chống dịch.