Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phát huy vai trò của đội ngũ an toàn, vệ sinh viên trong phòng ngừa tai nạn lao động

Vân Khánh - 15:07, 03/06/2022

Trong sản xuất, dù làm công việc đơn giản hay phức tạp thì người lao động khó có thể lường trước những tai nạn bất ngờ có thể xảy ra. Vì vậy, cùng với việc đóng đầy đủ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ - BNN) cho người lao động, thì các doanh nghiệp cần phát huy vai trò của đội ngũ an toàn vệ sinh viên, từ đó phòng ngừa TNLĐ.

Các cấp ngành, địa phương thường xuyên quan tâm hỗ trợ động viên NLĐ khi xảy ra sự cố lao động. (Trong ảnh: Ngày 18/5/2022, Phòng LĐTB&XH Quận 10, TP. Hồ Chí Minh thăm hỏi và tặng quà ông Lý Triệu Hồng, dân tộc Hoa, bị TNLĐ về mắt-Ảnh TL)
Các cấp ngành, địa phương thường xuyên quan tâm hỗ trợ động viên NLĐ khi xảy ra sự cố lao động. (Trong ảnh: Ngày 18/5/2022, Phòng LĐTB&XH Quận 10, TP. Hồ Chí Minh thăm hỏi và tặng quà ông Lý Triệu Hồng, dân tộc Hoa, bị TNLĐ về mắt-Ảnh TL)

Chia sẻ rủi ro cùng người lao động

Vào tháng 5/2021, ông C., nhân viên của một công ty kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật ở thị trấn Kiến Đức, huyện Đắk R’lấp (tỉnh Đăk Nông) không may bị té ngã trong lúc đi thăm vườn cà phê, ông phải nhập viện điều trị và trải qua nhiều đợt phẫu thuật chấn thương chỉnh hình.

Là nhân viên công ty nên sau khi bị tai nạn lao động, ông C. được công ty chi trả toàn bộ chi phí khám chữa bệnh, được trả tiền lương trong 7 tháng nằm viện điều trị. Sau 7 tháng điều trị, ông C trở về nhà, nhưng phải chịu nhiều di chứng để lại. Kết quả giám định thương tật, ông C. bị suy giảm hơn 50% khả năng lao động.

Ông C. tham gia bảo hiểm xã hội đã hơn 24 năm nay. Khi đang là nhân viên của công ty kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, công ty đã nộp bảo hiểm xã hội đầy đủ cho ông. Do đó, với tỷ lệ thương tật hơn 50%, mỗi tháng ông C. được hỗ trợ thêm hơn 1,3 triệu đồng từ Quỹ bảo hiểm TNLĐ-BNN.

Ông C. là một trong rất nhiều trường hợp lao động bị TNLĐ đã được chia sẻ bớt rủi ro từ việc doanh nghiệp chấp hành nghiêm các quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2015. Điều 38 - Luật ATVSLĐ năm 2015 nêu rõ, đối với người lao động (NLĐ) bị TNLĐ, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định: Phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả đối với người lao động tham gia BHYT; Phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5%; Toàn bộ chi phí y tế với người lao động không tham gia BHYT.

Đồng thời, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả đủ tiền lương cho NLĐ phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động. Bồi thường cho người bị TNLĐ mà không hoàn toàn do lỗi của họ gây ra (ít nhất 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 5 - 10%; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11 - 80%; Ít nhất 30 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân NLĐ bị chết do TNLĐ); Trợ cấp cho người bị TNLĐ mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức nêu trên với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng; Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc.

Cần tăng cường tuyên truyền để phòng ngừa TNLĐ. (Ảnh minh họa)
Cần tăng cường tuyên truyền để phòng ngừa TNLĐ. (Ảnh minh họa)

Tăng cường kết nối phòng ngừa TNLĐ

Thực tế, không một ai mong muốn xảy ra TNLĐ, nhưng trong sản xuất, dù làm công việc đơn giản hay phức tạp, thì NLĐ khó có thể lường trước những tai nạn bất ngờ có thể xảy ra. Đặc biệt khi mà kiến thức, kỹ năng bảo ATLĐ của NLĐ vẫn còn nhiều hạn chế thỉ sự cố TNLĐ luôn tiềm ẩn.

Thực hiện Luật ATVSLĐ, các cấp, ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, đã chú trọng triển khai nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro về ATLĐ. Nhờ đó, những năm gần đây, tần suất TNLĐ ở nước ta giảm trung bình gần 5% mỗi năm. Tuy nhiên, số vụ tai nạn lao động vẫn cao.

Thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) cho thấy, riêng năm 2021, cả nước đã xảy ra 6.504 vụ TNLĐ, làm 6.658 người bị nạn, 786 người chết; tổng chi phí cho TNLĐ và thiệt hại tài sản gần 4.000 tỉ đồng và hơn 116.000 ngày công.

Đa số nạn nhân làm việc thời vụ hoặc làm công việc tự do, không có hợp đồng lao động. Có nhiều nguyên nhân được chỉ ra, trong đó lỗi chủ yếu thuộc về người sử dụng lao động, tiếp đến là lỗi của NLĐ, số còn lại do các nguyên nhân khách quan khác. 

Điều này cho thấy, việc cần làm bên cạnh tăng cường kiểm tra, giám sát sự tuân thủ quy định bảo đảm ATLĐ thì cũng cần kết nối phòng ngừa TNLĐ, trong đó cần chú trọng phát huy vai trò của đội ngũ an toàn, vệ sinh viên (ATVSV).

Theo thống kê của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cả nước hiện nay có khoảng 190.000 ATVSV, chủ yếu tập trung ở những doanh nghiệp lớn, có nguy cơ cao về TNLĐ. Những doanh nghiệp này làm rất tốt công tác bảo hộ lao động, thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ nhận thức của NLĐ về những vấn đề liên quan đến sức khỏe, sự an toàn khi làm việc.

Tuy nhiên, như chia sẻ của bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, hiện lực lượng ATVSV còn rất khiêm tốn. Số lượng doanh nghiệp chủ động xây dựng mạng lưới ATVSV chỉ chiếm khoảng 15-20%, còn lại đến 80% các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, doanh nghiệp làm dịch vụ hoặc là có ít LĐ, vẫn chưa quan tâm đến việc này.

Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng, để đẩy lùi TNLĐ, đảm bảo ATVSLĐ, cần thiết phải phát triển cả về số lượng và chất lượng mạng lưới ATVSV ở trong doanh nghiệp. Do đó, cần tăng cường công tác giám sát, kiểm tra và yêu cầu các doanh nghiệp chưa có ATVSV phải thành lập đội ngũ này ngay để điều kiện làm việc tại nơi đó được tốt hơn; đồng thời phải có cơ chế xử phạt các doanh nghiệp nếu không xây dựng mạng lưới ATVSV.

Năm 2021, ngành BHXH Việt Nam đã giải quyết hưởng mới trợ cấp TNLĐ, BNN hằng tháng đối với 2.378 người; giải quyết hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN một lần đối với 4.737 người. Trung bình mỗi tháng giải quyết đối với gần 200 người hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hằng tháng và giải quyết đối với gần 400 người hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN một lần. Tổng số tiền giải quyết hưởng mới trợ cấp TNLĐ, BNN một lần năm 2021 là 180 tỷ đồng; tổng số tiền giải quyết hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hằng tháng tính đến hết năm 2021 là 697 tỷ đồng; tổng số tiền hỗ trợ phòng ngừa, chia sẻ rủi ro, chi hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp là 1,1 tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2020.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực”

Sáng 18/5, tại Công viên Biên Hùng Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Tỉnh đoàn Đồng Nai phối hợp cùng Công ty TNHH TCP Việt Nam (Nhãn hàng Red Bull) và các đơn vị tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2025.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Sáng 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và có cuộc làm việc về chuẩn bị tổ chức tại đây Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Sáng 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội trợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và có cuộc làm việc về chuẩn bị tổ chức tại đây Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
Thủ tướng phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên (Hà Nội)

Thủ tướng phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên (Hà Nội)

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Sáng 19/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa) với tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng.
Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Du lịch tâm linh về Ninh Thuận

Dân tộc - Tôn giáo - Thái Sơn Ngọc - 6 giờ trước
Ninh Thuận sở hữu tiềm năng du lịch đa dạng, đang được đầu tư khai thác hiệu quả, thu hút đông đảo du khách. Hệ thống chùa, thiền viện mang kiến trúc cổ xen hiện đại, hòa quyện thiên nhiên, mở ra triển vọng phát triển du lịch tâm linh. Nhân Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, quảng bá hình ảnh du lịch tâm linh Ninh Thuận.
“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

“Báu vật sống” của làng Chăm Phú Nhuận

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 8 giờ trước
Nghệ nhân Châu Thị Đông được cộng đồng dân cư làng Chăm Phú Nhuận (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) trân trọng gọi là “báu vật sống”. Bà vượt qua định kiến giới, nỗ lực tự học chữ Chăm, học ngâm diễn Ariya và trình diễn dân ca Chăm, trở thành người truyền cảm hứng trong hành trình gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc mình.
Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Tái hiện Lễ hội Cúng thần núi, cúng thần rừng của đồng bào dân tộc Cơ Tu tại “Ngôi nhà chung”

Sắc màu 54 - Minh Anh - 16 giờ trước
Về tham gia hoạt động tháng 5 “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam”, sáng 18/5, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, TP. Huế đã tổ chức tái hiện Lễ hội Tác Giảng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (cúng thần núi, cúng thần rừng).
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Hội thảo khoa học quốc tế: Triển khai mô hình kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 23:30, 18/05/2025
Việc tiến hành nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và triển khai các mô hình kết hợp trong thực tiễn, xây dựng bộ tiêu chí chuẩn hóa năng lực bác sĩ y học cổ truyền là các bước quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong đào tạo và thực hành y tế tại Việt Nam.
Sắc hoa thổ cẩm trên

Sắc hoa thổ cẩm trên "vùng đất khô" Cán Tỷ

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 18:46, 18/05/2025
Những năm qua, HTX Dệt lanh Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã xây dựng và khẳng định thương hiệu trên thị trường bởi những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.
Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Khởi công tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

Tin tức - Minh Nhật - 18:43, 18/05/2025
Ngày 18/5, tại phường Vân Sơn, thị xã Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La.
Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Đặc sắc Lễ hội Hoa sim biên giới 2025

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 18:39, 18/05/2025
Trong 2 ngày (17 - 18/5), tại xã Hải Sơn, Tp. Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội “Hoa sim biên giới năm 2025”, với chủ đề “Sắc tím biên cương - Kết nối di sản”. Đây là năm thứ 4 sự kiện được tổ chức, thu hút đông đảo người dân, du khách trong và ngoài tỉnh tham gia, trải nghiệm.
Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Thú vị trải nghiệm “Giữ màu di sản”

Tin tức - Minh Anh - 18:37, 18/05/2025
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức hoạt động trải nghiệm “Giữ màu di sản”, nơi người tham gia có cơ hội tìm hiểu một kỹ thuật tạo hoa văn trên vải của phụ nữ dân tộc Mông ở Mù Cang Chải, Yên Bái, mang đến cơ hội khám phá và kết nối sâu sắc với di sản văn hóa địa phương.