Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ông Trần Đức Nghĩa, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang: Kết quả điều tra, thu thập thông tin 53 DTTS là cơ sở để địa phương thực hiện hiệu quả công tác dân tộc

Vũ Mừng - 12:00, 23/09/2024

Cùng với cả nước từ ngày 1/7 -15/8, tỉnh Hà Giang cũng đã huy động tổng lực thực hiện Cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2024 (Cuộc điều tra 53 DTTS). Để tìm hiểu thêm về ý nghĩa, tầm quan trọng của Cuộc điều tra đối với sự phát triển của tỉnh Hà Giang, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trần Đức Nghĩa, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang.

Ông Trần Đức Nghĩa, Phó trưởng Ban Dân tộc Tỉnh Hà Giang tại cuộc trò chuyện với phóng viên
Ông Trần Đức Nghĩa, Phó Trưởng Ban Dân tộc Tỉnh Hà Giang

Thưa ông, nhìn lại kết quả từ hai cuộc điều tra thu, thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2015 và lần thứ hai là 2019 đến nay, đã tác động như thế nào đối với lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Hà Giang?

Cuộc điều tra lần thứ nhất được tiến hành từ ngày 1/8 đến 31/8/2015. Đặc biệt là lần thứ hai từ 01/10/2019 đến 31/10/2019. Kết quả cuộc điều tra lần thứ 2, đã cho được nguồn số liệu tin cậy, khoa học để Chính phủ giao Ủy ban Dân tộc xây dựng và trình Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng thời, cung cấp thông tin, dữ liệu để các cơ quan của Đảng, Quốc hội, các ban, bộ, ngành và Ủy ban Dân tộc tham mưu xây dựng hàng loạt chính sách góp phần phát triển đất nước, đặc biệt là phát triển vùng đồng bào DTTS.

Theo đó, trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 19 dân tộc cùng sinh sống. Tính đến 31/12/2023, toàn tỉnh Hà Giang có 912.960 người, trong đó có 800.052 người là đồng bào DTTS, chiếm tỷ lệ 87,63%.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Giang Hoàng Gia Long cùng Đoàn công tác tham gia Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2024 tại tỉnh Hà Giang trong Lễ ra quân ngày 1/7/2024.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà (người đầu tiên); Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Giang Hoàng Gia Long cùng Đoàn công tác tham gia Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2024 tại tỉnh Hà Giang trong Lễ ra quân ngày 01/7/2024

Từ những chính sách được ban hành, trong những năm qua, đặc biệt là giai đoạn từ năm 2021 trở lại đây, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025, tình hình kinh tế - xã hội và đời sống vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh ổn định và từng bước phát triển, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch đã đề ra. 

Đến nay, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; tỷ lệ hộ dân người DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 93%; tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp đạt 96,13%; tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình 4%/năm. 

Công tác giáo dục và đào tạo từng bước được đổi mới; y tế, chăm sóc sức khoẻ cho Nhân dân dần được nâng cao về chất lượng; các hoạt động văn hoá truyền thống của dân tộc, các Lễ hội văn hoá của tỉnh diễn ra sôi nổi, thu hút khách du lịch đến với Hà Giang; phong tục tập quán lạc hậu dần được cải tiến, xóa bỏ. Khối đại đoàn kết toàn dân được duy trì; tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của tỉnh được giữ vững...

Cán bộ Phòng dân tộc huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang cùng chính quyền địa phương thăm hỏi, chúc mừng gia đình được nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở theo nguồn vốn Chương trình MTQG trên địa bàn thôn Cóc Rế, xã Nàng Đôn, huyện Hoàng Su Phì.
Cán bộ Phòng Dân tộc huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang cùng chính quyền địa phương thăm hỏi, chúc mừng gia đình được Nhà nước hỗ trợ xây dựng nhà ở theo nguồn vốn Chương trình MTQG trên địa bàn thôn Cóc Rế, xã Nàng Đôn, huyện Hoàng Su Phì

Công tác dân tộc và các chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước triển khai trên địa bàn tỉnh đạt nhiều kết quả tích cực. Trọng tâm là 3 Chương trình MTQG, nhất là Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đã kịp thời bổ sung nguồn lực cho tỉnh để giải quyết các nhu cầu thiết yếu trong đời sống Nhân dân và thực hiện nhiệm vụ chính trị, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Do đó, cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở hết sức quan tâm chỉ đạo, vào cuộc, người dân nhiệt tình tham gia, góp phần củng cố niềm tin của đồng bào vào chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Từ kết quả đã đạt được cho thấy, cuộc điều tra, thu thập thông tin 53 DTTS đúng tiến độ, dữ liệu thông tin thu thập chính xác có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Xin ông cho biết, những khó khăn, thuận lợi trong quá trình điều tra 53 DTTS năm 2024  tại tỉnh Hà Giang?

Trong quá trình điều tra, thu  thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS tại tỉnh Hà Giang, Cục Thống kê tỉnh Hà Giang và Ban Dân tộc tỉnh là hai đơn vị phối hợp thực hiện đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Cuộc điều tra trên địa bàn. 

Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền cấp huyện, cấp xã tích cực chủ động phối hợp, tham gia xây dựng kỹ lưỡng công tác chuẩn bị và thực hiện nghiêm túc các phương án, nội dung của Cuộc điều tra như: Tuyên truyền, phân công cán bộ tham gia làm Giám sát viên, Tổ trưởng, Điều tra viên. Lực lượng Tổ trưởng, Điều tra viên được lựa chọn đa phần là công chức, bán chuyên trách xã, có trình độ, sức khỏe, nhiệt tình, thông thuộc địa bàn, an ninh của khu vực; hiểu rõ phong tục tập quán và đã từng tham gia nhiều Cuộc điều tra của ngành Thống kê trước đây.

Toàn tỉnh Hà Giang có 686 địa bàn điều tra, trong đó, 140 địa bàn điều tra toàn bộ; 350 địa bàn điều tra 30 hộ và 196 địa bàn điều tra 40 hộ.
Toàn tỉnh Hà Giang có 686 địa bàn điều tra, trong đó, 140 địa bàn điều tra toàn bộ; 350 địa bàn điều tra 30 hộ và 196 địa bàn điều tra 40 hộ.

Tuy nhiên, đối với tỉnh biên giới vùng cao như Hà Giang, nên địa phương gặp không ít khó khăn như toàn tỉnh có 686 địa bàn điều tra, trong đó, 140 địa bàn điều tra toàn bộ; 350 địa bàn điều tra 30 hộ và 196 địa bàn điều tra 40 hộ, thì đa phần địa bàn thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa, dân cư thưa thớt nên khoảng cách giữa các hộ điều tra xa nhau.

Kỳ điều tra lại diễn ra vào mùa mưa nên việc đi lại của các lực lượng tham gia Cuộc điều tra gặp khó khăn. Các chỉ tiêu trong phiếu nhiều (114 câu hỏi đối với phiếu hộ), trình độ dân trí giữa các khu vực trong tỉnh không đồng đều, nhiều địa bàn các hộ dân không nói được tiếng phổ thông, phải sử dụng đến người phiên dịch nên phần nào cũng ảnh hưởng tới chất lượng Cuộc điều tra.

Hơn nữa, việc tìm người phiên dịch có trình độ, hiểu được các nội dung câu hỏi của phiếu điều tra cũng rất khó khăn nên công tác thu thập thông tin tại hộ mất nhiều thời gian hơn. Nhiều địa bàn vùng sâu, vùng xa không có sóng điện thoại nên việc lấy GPS theo yêu cầu của phiếu điều tra không thực hiện được. Khoảng cách từ trung tâm xã (nơi có mạng internet, 3G, 4G) tới địa bàn điều tra xa, mỗi khi muốn đồng bộ dữ liệu, Điều tra viên phải di chuyển từ địa bàn về trung tâm xã mới đồng bộ dữ liệu điều tra được.

Với những khó khăn như vậy, ngành Công tác dân tộc của tỉnh Hà Giang đã thực hiện những giải pháp nào để hoàn thành nhiệm vụ?

Trước khi điều tra, Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang đã phối hợp chặt chẽ với Cục Thống kê tỉnh, các cơ quan, ban, ngành của tỉnh tham mưu cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan, ban, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội tích cực thực hiện tốt công tác tuyên truyền. Trong đó, phát huy tối đa vai trò của đội ngũ Người có uy tín, già làng, trưởng bản... tham gia cùng Điều tra viên để "đi từng ngõ, gõ từng nhà" thực hiện thu thập thông tin chính xác nhất.

Tổ điều tra của xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn.
Tổ điều tra của xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn

Bên cạnh đó, Ban Dân tộc đã có văn bản đề nghị UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, nội dung cơ bản của Cuộc điều tra, đến các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là người dân thuộc địa bàn điều tra; đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo cơ quan công tác dân tộc cấp huyện phối hợp chặt chẽ với Chi cục Thống kê thực hiện thành công Cuộc điều tra.

Đồng thời, chỉ đạo UBND xã thuộc địa bàn điều tra tạo điều kiện thuận lợi cho Điều tra viên thực hiện phỏng vấn, khai thác, ghi chép thông tin đảm bảo đầy đủ số lượng và chất lượng thông tin của Cuộc điều tra.

Trong quá trình thực hiện điều tra, Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang cũng đã chủ động phối hợp với các Chi cục Thống kê các huyện, thực hiện giám sát việc điều tra tại các địa bàn điều tra. Qua đó, chia sẻ khó khăn, đôn đốc lực lượng Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ.

Theo ông, Cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2024 này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng gì đối với địa phương?

Trong số 19 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh Hà Giang có 05 dân tộc thiểu số rất ít người (có số dân dưới 10.000 người) gồm: Pà Thẻn, Lô Lô, Bố Y, Pu Péo, Cờ Lao. Do đó, kết quả Cuộc điều tra lần này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là cơ sở để UBND tỉnh có cái nhìn tổng quan, chính xác hơn về dân số, nhà ở, hôn nhân, điều kiện kinh tế - xã hội… của những DTTS này; nắm được sự khác biệt giữa các nhóm DTTS trên địa bàn, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản, việc làm và mức sống, từ đó góp phần thực hiện hiệu quả công tác dân tộc.

Đồng thời, kết quả thông tin thu thập từ Cuộc điều tra cũng là cơ sở để địa phương có kiến nghị đề xuất với Trung ương kịp thời, chính xác, đúng trọng tâm, trọng điểm trong quá trình triển khai các chính sách dân tộc, công tác dân tộc nói chung. Từ đó, đẩy nhanh hơn nữa quá trình “rút ngắn khoảng cách” giữa miền xuôi và miền ngược theo đúng chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước và mong muốn của chính quyền địa phương và đồng bào các DTTS nói chung trên địa bàn

Trân trọng cảm ơn ông!.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Pháp luật - Ngọc Chí - 17 phút trước
Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.
JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

Kinh tế - An Yên - 21 phút trước
Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An vừa phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo phổ biến kỹ thuật trồng tỏi Sanuki cho đồng bào DTTS vùng núi cao Nghệ An. Hội thảo còn hướng đến mục tiêu quan trọng hơn là xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến bán hàng, góp phần thay đổi từ tư duy sản xuất ứng dụng KHCN đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 24 phút trước
Thông tin từ lực lượng cứu nạn, cứu hộ cho biết, đến cuối giờ trưa nay (17/5) lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 03 nạn nhân trong vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025

Mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025

Tin tức - Trọng Bảo - 26 phút trước
Sáng ngày 17/5, tại Trưởng Phổ thông DTNT Trung học cơ sở và THPT huyện Bảo Thắng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai 2025. Tham dự buổi lễ có lãnh đạo một số bộ, ban ngành, lãnh đạo UBND tỉnh Lào Cai và một số tỉnh khu vực Tây Bắc, đại diện UNICEF tại Việt Nam cùng đông đảo các em học sinh các trường học trên địa bàn.
Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Media - PV - 3 giờ trước
Dân tộc Xtiêng còn có nhiều tên gọi khác, như: Điêng, Xa Điêng, Xơ Điêng, Xa Chiêng, là dân tộc sinh sống lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Phóng sự - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.
“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

Phóng sự - Thanh Hải - 4 giờ trước
Đời người, có những ký ức không thể nào quên, như là động lực, là niềm tin, là tự hào, là hãnh diện mãi mãi. Khoảnh khắc gặp Bác, khi thì ở Phủ Chủ tịch, khi lại ở quê nhà… với một cụ bà đã vượt qua hơn một thế kỷ cuộc đời, là tất cả như thế. Cụ là Nguyễn Thị Thức, 106 tuổi, ở làng Hồng Lĩnh, xã Hậu Thành, Yên Thành (Nghệ An).
70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 4 giờ trước
Tối 16/5, tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Quy Nhơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam (16/5/1955 - 16/5/2025). Đây là dịp để ôn lại một chặng đường lịch sử hào hùng, nơi hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam rời quê hương trong niềm tin “ra đi để trở về”, góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Ngày 16/5, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025. Tham dự hội nghị có hơn 50 đại biểu là chức sắc, chức việc, nhà tu hành đại diện các tổ chức tôn giáo.
Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Nhịp cầu nhân ái - Tào Đạt - Sa Rây - 4 giờ trước
Ngày 16/5, tại xã Bình Thạnh (huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An), Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Trà Vinh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Trà Vinh phối hợp với Hội LHPN tỉnh Long An và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Long An đã tổ chức Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2025.