Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

“Ông già Biển Hồ”

Mai Thắng - 16:44, 14/07/2023

Hồi sinh cho hàng chục người sống lại, vớt 87 xác người chết đuối giữa lòng hồ sâu... suốt gần nửa thế kỷ qua, ông thầm lặng làm việc nghĩa bằng lương tâm và tình người mà không hề mưu cầu tư lợi. Ông bảo: “Niềm vui nhất của tôi là vớt xác, cứu người đuối nước ở Biển Hồ và làm từ thiện. Tôi không ngại khổ, ngại khó, miễn là việc đó có ích cho cộng đồng, đem lại hạnh phúc cho người thân”. Ông là Quách Trọng Hoan. Người dân ở Gia Lai gọi ông với cái tên để bày tỏ lòng ngưỡng mộ: “Ông già Biển Hồ”.

Công việc lặng thầm.
Công việc lặng thầm

Ngần ngại chi cứu người, vớt xác

Giữa phố núi Pleiku nhộn nhịp người xe những ngày Hè nắng như đổ lửa, có một ngôi nhà đơn sơ nép cạnh Biển Hồ. Ngôi nhà đơn sơ ấy chẳng có gì đáng giá ngoài cái bình hơi được chế lại từ bình ga cũ và bộ đồ lặn biển. “Đó là đồ nghề theo tôi mấy chục năm qua đấy. Xưa lặn sâu 10m nước chẳng cần bình khí thở, nhưng giờ thì phải có nó mới lặn được”, ông Quách Trọng Hoan xởi lởi nói với tôi như thế trước khi kể lại hành trình cứu người vớt xác của ông gần nửa thế kỷ qua.

Tách trà đặc nóng đặt giữa bàn đá. Ký ức cứu người vớt xác ùa về trong ông, khi tôi hỏi “mấy chục năm cứu người vớt xác ông có kỷ niệm nào đáng nhớ nhất không?”. “Nhiều chớ, sao mà tôi nhớ hết được. Nhưng có một chuyện thì không bao giờ quên”. Ông Hoan nhìn ra Biển Hồ, ký ức vớt xác 7 đứa trẻ ùa về trong ông.

Năm trước, vào buổi chiều mùa Thu, một chiếc thuyền chở 7 học sinh đi vòng Biển Hồ ngắm cảnh thì bất ngờ gặp nạn. Cơn giông cuối chiều cùng lốc tố làm chiếc thuyền bất ngờ lật úp, 7 học sinh bị đuối nước. “Khi tin đến tai tôi thì 7 thi thể đã chìm xuống lòng hồ sâu. Chả ngần ngại, tôi vội lấy thuyền chèo ra, lặn xuống lòng hồ vớt từng cháu đặt lên vệ rừng. Sau đó tôi bị sốt cao. Hôm sau tôi đến thì các gia đình đã đưa thi thể các cháu đi. Tôi thương các cháu quá nên làm mâm cỗ cúng và rước linh các cháu về Đền Vạn Linh để mong các cháu được yên nghỉ”. 

Ông Hoan rưng rưng nước mắt chỉ tay về phía Đền Vạn Linh, bảo: “Ngôi Đền này tôi xây. Lỡ ai xấu số đuối nước không sống được thì tôi rước linh về đây. Bây giờ bất kể ở đâu gọi điện đến cứu người hoặc vớt xác tôi đều sẵn sàng. Nếu quá trình đi cứu người vớt xác, lỡ không may tôi qua đời, thì tôi vẫn cảm thấy việc làm của mình rất vinh hạnh. Tôi không quản ngại nhọc nhằn gian khổ, nếu công việc ấy làm đẹp cho đời”.

Một câu chuyện khác làm tôi không kìm được xúc động. Ông Hoan kể, 8 năm trước, con gái của người bạn chiến đấu bị trượt chân đuối nước trong khi chạy chơi bên bờ Biển Hồ. Nghe tiếng kêu thất thanh “cứu cháu với, có ai không cứu cháu với” rồi tắt hẳn. “Lúc đó tôi đang ăn cơm chiều, trời nhá nhem tối. Bỏ bát cơm xuống, tôi chạy ra bờ hồ thì thấy cách đó chừng hơn trăm mét có cái mũ vải. Tôi lao nhanh về phía đó. Vớt được cháu lên nó đã tím tái. Tôi hô hấp nhân tạo. Khi nó tỉnh lại tôi nhận ra nó là con gái anh K-so Hoan, Phó Giám đốc Công ty Cao su Chư Pả. Anh K-so Hoan bế con gái trên tay. Tôi và anh ấy ôm nhau khóc giữa rừng khi cơn mưa ập tới”, ông Hoan hồi tưởng lại.

Được ông Hoan cứu sống con gái mình, Phó Giám đốc Công ty Cao su Chư Pả tặng ông Hoan 1 triệu đồng tỏ ý cảm ơn, nhưng ông Hoan dứt khoát từ chối. Được ông Hoan hồi sinh thoát nạn, cô gái 16 tuổi có cái tên lạ K-Sovip xin nhận ông Hoan làm cha nuôi để tỏ lòng mến mộ. Ngày lên xe hoa, trong niềm hạnh phúc, K-Sovip nhìn người cha nuôi rơi nước mắt. Cô thầm cảm ơn “ông già Biển Hồ” đã sinh ra cô lần thứ hai.

Ông Hoan dẫn tôi ra Biển Hồ - nơi có hai con thuyền hằng ngày cùng ông “tuần tra” tìm kiếm. Giọng ông chùng xuống: “Biển Hồ này chứng kiến bao cảnh đời bất hạnh. Người tự tử đủ thành phần già, trẻ, gái, trai. Người bế tắc chuyện tình duyên trắc trở, người nghiện hút không đường giải thoát, người nhiễm HIV. Họ kết liễu cuộc đời bằng đắm mình quên đời giữa lòng hồ này”.

Biển Hồ là nơi ông Quách Trọng Hoan thường xuyên cứu người đuối nước.
Biển Hồ là nơi ông Quách Trọng Hoan thường xuyên cứu người đuối nước

“Đại sứ” của người nghèo

Ngoài cứu người vớt xác, gần nửa thế kỷ qua, ông Hoan thường xuyên đi vớt rác thải ở Biền Hồ và địa bàn xung quanh nơi sống. Ông cũng là “đại sứ” của những người nghèo khó ở các buôn làng xa xôi ở tỉnh Gia Lai. Hàng chục lần ông bắt xe đò vượt rừng trở lại buôn Ki Phun, xã Nhơn Hòa, huyện Chư Prông - địa danh xưa kia ông chỉ huy đánh bọn Fulro đem lại bình yên cho bà con dân bản. Đồng hành theo ông những chuyến đi đó là 10 tấn gạo, hơn 2.000 gói mì tôm, nhiều quần áo và những vật chất thiết yếu đời sống hằng ngày cho bà con. “Tất cả gạo, mì, quần áo đem cho bà con đều do tôi đi vận động và bỏ tiền ra mua. Tôi tự nguyện làm việc này nhằm mục đích để san sẻ bớt khó khăn với họ chứ không phải làm để nổi tiếng gì”, ông Hoan nói.

Hỏi về cuộc sống đời thường, ông Hoan cho biết, mỗi tháng ông được trợ cấp hơn 1 triệu đồng từ chế độ người già mà ông vẫn gọi đó là “lương”. Nhưng vì sao ông lại có tiền mua 10 tấn gạo, mì tôm, quần áo hỗ trợ bà con nghèo khổ và liên tục hành trình đến những nơi xa cứu người, vớt xác? “Với những nạn nhân xấu số bị đuối nước tử vong được tôi vớt lên, hoặc cứu sống ở Biển Hồ, tôi chẳng lấy của ai đồng nào. Có người mời tôi tô phở, có người biếu tôi 1 triệu đồng tôi cũng từ chối. Tôi có tiền mua gạo, quần áo biếu bà con là tôi đi lặn thuê hàn cho thủy điện. Mỗi lần lặn hàn dưới độ sâu 30m, họ trả tôi 3.000 - 4.000 đô la. Tôi lấy tiền đó đi làm từ thiện. Năm nay tôi 83 tuổi, nhưng vẫn lặn được ở độ sâu 27 - 30m nước là thường”, ông Hoan cho biết.

Nơi ông Hoan ở, trên cánh cửa của căn phòng giản dị là tấm bảng nhỏ ghi “ai cần gọi tôi” và số điện thoại 0949109455. Đây là thông tin mà ai cần ông đều có thể gọi bất cứ lúc nào. “Vì tôi thường xuyên đi cứu người, vớt xác ở nhiều nơi khác nữa, nên để tiện lợi, tôi ghi số điện thoại này. Bất cứ ngày hay đêm tối, ai cần cứ gọi, tôi sẵn sàng cứu giúp, dù ở Gia Lai, Đồng Nai, Bình Dương hay tận nơi nào đó xa xôi hơn”, ông Hoan phân trần...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.
Tin nổi bật trang chủ
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị

Sáng nay (18/5), đã diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân. Tổng Bí thư Tô Lâm có phát biểu quan trọng chỉ đạo Hội nghị. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Hà Tĩnh: Phát hiện bé sơ sinh bị bỏ bên vệ đường

Hà Tĩnh: Phát hiện bé sơ sinh bị bỏ bên vệ đường

Xã hội - Khánh Ngân - 6 phút trước
Sáng 18/5, lãnh đạo UBND xã Hà Linh, huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) xác nhận sự việc có một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trên địa bàn xã.
Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện các Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW

Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện các Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW

Thời sự - Văn Hoa - 4 giờ trước
Sáng 18/5, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW, ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW, ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp ở Lạng Sơn: Thêm nguồn lực giúp hội viên làm giàu

Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp ở Lạng Sơn: Thêm nguồn lực giúp hội viên làm giàu

Dân tộc - Tôn giáo - Thúy Hồng - 8 giờ trước
Với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, giúp cho chị em có điều kiện khởi nghiệp, Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang tạo nên sức mạnh tổng hợp, giúp phụ nữ khởi nghiệp và kinh doanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Tìm nguyên nhân hàng ngàn ha lúa Xuân 2025 ở Nghệ An “mất trắng”

Tìm nguyên nhân hàng ngàn ha lúa Xuân 2025 ở Nghệ An “mất trắng”

Kinh tế - An Yên - 8 giờ trước
Thoái hóa đầu bông, gié, không kết hạt, lép lửng, lép xanh… đang là những hiện tượng xảy ra ở nhiều địa phương trên toàn tỉnh Nghệ An, gây ảnh hưởng đến hàng ngàn ha lúa Xuân 2025. Ngành Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An đang “mổ xẻ” nguyên nhân để có giải pháp khắc phục.
Thổ cẩm kể chuyện “Sắc vóc non cao”

Thổ cẩm kể chuyện “Sắc vóc non cao”

Tin tức - Lê Hường - 8 giờ trước
Tối 17/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp với các đơn vị tổ chức Chương trình thời trang thổ cẩm Việt Nam - Đắk Lắk 2025 với chủ đề “Sắc vóc non cao”. Chương trình nhằm tôn vinh và bảo tồn những giá trị của “Di sản thổ cẩm” các dân tộc thiểu số và chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lần đầu tiên tổ chức Giải vô địch Ná cao su toàn quốc lần thứ nhất, năm 2025

Lần đầu tiên tổ chức Giải vô địch Ná cao su toàn quốc lần thứ nhất, năm 2025

Thể thao - Minh Nhật - 9 giờ trước
Diễn ra trong hai ngày 21 và 22/6, tại Thái Nguyên, Giải vô địch Ná cao su toàn quốc lần thứ nhất, năm 2025 quy tụ các tay ná kỳ cựu từ khắp các tỉnh thành trên cả nước tham dự.
Khắc ghi lời Bác dạy về tiết kiệm- PC Lào Cai hành động bằng hiệu quả thực tế

Khắc ghi lời Bác dạy về tiết kiệm- PC Lào Cai hành động bằng hiệu quả thực tế

Xã hội - Trọng Bảo - 10 giờ trước
Cách đây tròn 67 năm (24/9/1958), Nhà máy điện Lào Cai được đón Bác Hồ tới thăm. Đây là dấu son lịch sử thiêng liêng, trở thành động lực để các thế hệ cán bộ công nhân viên (CBCNV) Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) không ngừng phấn đấu, lan tỏa tinh thần tiết kiệm thành hành động cụ thể trong sản xuất, kinh doanh và trong phục vụ Nhân dân.
Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Nhịp cầu nhân ái - Văn Long - Tào Đạt - 21:00, 17/05/2025
Nhân dịp Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Đồn Biên phòng Lai Hòa, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, chăm lo cho người nghèo trên địa bàn khu vực biên giới biển do đơn vị quản lý.
Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Thời sự - PV - 19:56, 17/05/2025
Chiều 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch rà soát các nhiệm vụ phân cấp, phân quyền thuộc phạm vi lĩnh vực của các bộ, cơ quan ngang bộ khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 17:23, 17/05/2025
Chiều ngày 17/5, các lực lượng chức năng đã tìm thấy 02 thi thể cuối cùng trong vụ sạt lở khi đang thi công tại công trường Thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.