Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gương sáng

Những "nữ tướng" vùng biên

Song An - 11:36, 26/06/2023

Trong những năm gần đây, nhiều nữ đảng viên, lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở huyện biên giới Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) đã phát huy tốt vai trò trên các mặt công tác. Họ đã và đang là những tấm gương sáng cho chị em phụ nữ DTTS học tập, nỗ lực rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành.

Bí thư Đảng ủy xã Sín Thầu - Pờ Mý Lế tặng quà cho các gia đình chính sách địa phương.
Bí thư Đảng ủy xã Sín Thầu - Pờ Mý Lế tặng quà cho các gia đình chính sách địa phương

Vượt lên định kiến

Chúng tôi gặp chị Pờ Mý Lế (dân tộc Hà Nhì) trong một chuyến công tác cùng lực lượng Bộ đội Biên phòng tại xã biên giới Sín Thầu, huyện Mường Nhé. Chị Lế xuất hiện trước mắt chúng tôi bằng hình ảnh một nông dân đích thực, quần xắn qua gối, lội ruộng và thoăn thoắt đôi tay cấy những hàng lúa đều tăm tắp.

Chị Lế là nữ Bí thư Đảng ủy xã đầu tiên ở vùng biên giới Sín Thầu. Để được đi học, có vị trí ngày hôm nay là cả một hành trình dài kiên trì vượt định kiến của bản thân chị.

“Ngày ấy, cả bản, cả xã, ai cũng giữ tư tưởng là con gái không cần đi học. Ở nhà lấy chồng, sinh con, chăm lo cho gia đình. Phải đấu tranh nhiều lắm, rồi bỏ ngoài tai mọi lời dị nghị, dèm pha, mãi đến tận năm 10 tuổi tôi mới chính thức đi học lớp 1. Nhiều người còn nói ông bà không nên để con gái đi học như thế, đi ngược lại với truyền thống nơi đây”, chị Lế trải lòng.

Chị Pờ Mý Lế (thứ 4 từ phải sang) cùng BTV Đảng ủy xã Sín Thầu nhiệm kỳ (2020 - 2025) ra mắt.
Chị Pờ Mý Lế (thứ 4 từ phải sang) cùng Ban Thường vụ Đảng ủy xã Sín Thầu nhiệm kỳ (2020 - 2025) ra mắt tại Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXI

Nghĩ thương bố mẹ, chị càng quyết tâm phấn đấu học thật tốt, thật cao để trở thành cán bộ, làm rạng danh cho gia đình. Đó là cách duy nhất trả lời cho những hy sinh của ông bà. Còn nhớ lúc đó, cả xã chỉ có 4 người đi học và chị là nữ duy nhất. Để không phải chịu sức ép từ định kiến, lời dèm pha của mọi người, chị Lế phải vượt hàng chục ngọn núi, chấp nhận sang tận Mường Tè (nay thuộc tỉnh Lai Châu) theo học.

Bền bỉ vượt qua hành trình học phổ thông, chị Lế quyết tâm học tiếp Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật. Sau khi ra trường, bằng nhiều nỗ lực phấn đấu, chị Lế được giao nhiều trọng trách quan trọng ở địa phương, tiếp tục hoàn thiện bản thân và trở thành nữ Bí thư Đảng ủy đầu tiên ở Sín Thầu, điều chưa có tiền lệ từ trước đến nay.

Chị Giàng Thị Pày (thứ 2 từ phải sang), Bí thư Chi bộ bản Nậm Pan 2 , xã Mường Toong, huyện Mường Nhé trò chuyện, trao đổi cùng người dân địa phương.
Chị Giàng Thị Pày (thứ 2 từ phải sang), Bí thư Chi bộ bản Nậm Pan 2, xã Mường Toong, huyện Mường Nhé trò chuyện, trao đổi cùng người dân địa phương

“Mặc dù ai cũng ghi nhận sự đóng góp, năng lực của tôi, nhưng việc để phụ nữ trở thành lãnh đạo thì nhiều người không đồng ý, bởi tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn. Vì thế, thời gian đầu nhận nhiệm vụ tôi sụt mất 4kg. Vừa vì khối lượng công việc nhiều, song cái chính là áp lực rất lớn”, chị Lế bộc bạch.

Cũng như chị Lế, hành trình trở thành nữ Bí thư Chi bộ đầu tiên tại bản Nậm Pan 2, xã Mường Toong, huyện Mường Nhé của chị Giàng Thị Pày đầy thách thức. Nhớ lại ngày đầu nhận nhiệm vụ (năm 2020), chị Pày bảo: “Ai cũng hoài nghi, kể cả chồng tôi. Bởi trước đó, anh cũng từng làm Bí thư Chi bộ bản này. Khi tách bản mới thì anh được điều động sang đó để gây dựng cơ sở Đảng”.

Chị Giàng Thị Pày (bên trái), Bí thư Chi bộ bản Nậm Pan 2 , xã Mường Toong, huyện Mường Nhé hỗ trợ người dân địa phương xát thóc.
Chị Giàng Thị Pày (bên trái), Bí thư Chi bộ bản Nậm Pan 2 , xã Mường Toong, huyện Mường Nhé hỗ trợ người dân địa phương xát thóc

Nghi ngờ của chồng chị Pày là có lý. Bởi dân số bản Nậm Pan 2 đông gấp 2, thậm chí gấp 3 địa bàn khác (gần 200 hộ, trên 1.000 nhân khẩu). Trong đó đa phần là đồng bào dân tộc Mông. Một bộ phận không nhỏ còn hạn chế về nhận thức, phong tục, tập quán còn lạc hậu…

“Có người bảo tôi là, đàn ông có khi làm còn chẳng được, mình đàn bà ham hố quyền lực, chức vụ làm gì. Bản thân tôi biết mình chẳng quan trọng mấy thứ ấy. Nhưng là vì lãnh đạo giao nhiệm vụ, kỳ vọng, đa phần bà con đã tín nhiệm bầu, thì tôi phải nhận và hoàn thành cho bằng được”, chị Pày bộc bạch.

Đi đầu và đứng đầu

Năm 2015, chị Pờ Mỳ Lế được Huyện ủy Mường Nhé tín nhiệm phân công giữ chức Bí thư Đảng ủy xã Sín Thầu. Với hơn 90% là đồng bào dân tộc Hà Nhì. Trải qua nhiều thế hệ, chị Lế nhận thấy tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn trong nhiều nếp nhà. “Tôi nhận nhiệm vụ bằng quyết tâm phải thành công để chứng minh rằng, phụ nữ Hà Nhì có thể gánh vác được việc lớn”, chị Lế nói.

Bí thư Đảng ủy xã Sín Thầu - Pờ Mý Lế giúp người dân địa phương cấy lúa.
Bí thư Đảng ủy xã Sín Thầu - Pờ Mý Lế giúp người dân địa phương cấy lúa

Hai mục tiêu mà nữ Bí thư đặt ra cho nhiệm kỳ của mình là giúp người dân thoát nghèo và đưa chủ trương của Đảng vào thực tiễn. Để làm được, điều đầu tiên chị Lế xác định là phải thay đổi nhận thức của bà con. Từ việc sắn quần lội ruộng, cuốc đất… đến chỉ đạo trên các “diễn đàn”, hội họp ở địa phương, chị luôn gương mẫu đi đầu và thể hiện rõ bản lĩnh người đứng đầu, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Sau chưa đầy 1 nhiệm kỳ, chị Lế đã lãnh đạo tập thể cán bộ, đảng viên trong xã tạo sự khởi sắc cho vùng biên này. Đặc biệt là những năm gần đây, việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt Chương trình xây dựng nông thôn mới đã giúp nâng cao chất lượng đời sống bà con. Từ một xã có trên 70% là hộ nghèo, đến nay đã giảm còn gần 30%. Hiện Sín Thầu đã đạt chuẩn nông thôn mới, với mức thu nhập bình quân đầu người đạt 35,4 triệu đồng/người/năm.

Đặc biệt, việc phát triển đảng viên và phát huy vai trò của họ ở cơ sở được quan tâm, chú trọng. Nếu như năm 2015, toàn xã chỉ có 35 đảng viên thì sau gần 2 nhiệm kỳ, con số này đã tăng lên là 130 người, trong đó có 36 nữ, vượt xa so với Nghị quyết đầu nhiệm kỳ đã đặt ra. Riêng năm 2022, đã phát triển được 17 đảng viên (kế hoạch giao 15 đảng viên), trong đó có 5 nữ.

Còn nữ Bí thư Chi bộ bản Nậm Pan 2, chị Giàng Thị Pày thì luôn được lãnh đạo xã đánh giá cao vai trò gương mẫu, đi đầu, giúp đỡ người dân địa phương trong phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và phòng, chống tảo hôn. Mặc dù còn trẻ tuổi, song hiện gia đình chị Pày đang sở hữu một cơ ngơi khiến nhiều người mơ ước. Vừa kinh doanh cửa hàng tạp hóa, máy xay sát phục vụ nhu cầu bà con, chị Pày còn đầu tư chăn nuôi trâu, bò; sản xuất sắn, với tổng thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Năm 2021, bản Nậm Pan 2 được lựa chọn làm điểm mô hình phòng, chống tảo hôn. Xác định nhiệm vụ, chị Pày đã đi từng hộ để nhắc nhở, kiên trì tuyên truyền. Riêng năm 2022, chị Pày đã kịp thời ngăn chặn được gần 10 cặp có ý định tảo hôn. Vận động các em tiếp tục duy trì việc học, tạm thời chưa sinh con. Nếu như trước đây, phong trào ly hương để đi làm thuê ở bản phát triển mạnh, thì nay nhu cầu lao động đã chuyển dịch dần theo hướng phát triển kinh tế tại địa phương, với nhiều mô hình chăn nuôi, trồng các giống cây mới có giá trị…

“Mặc dù là nữ, song đồng chí Pày thực hiện các nhiệm vụ được giao không thua kém nam giới. Thậm trí có phần vượt trội. Nhất là trong việc đẩy lùi nạn tảo hôn, sinh nhiều con và thúc đẩy trẻ em gái tiếp tục đi học phổ thông, học nghề. Qua đó góp phần thay đổi cuộc sống gia đình, bản làng”, ông Giàng A Khua - Phó Bí thư Đảng ủy xã chia sẻ.

Người dân xã Sín Thầu thu hoạch ngô.
Người dân xã Sín Thầu thu hoạch ngô

Ông Tạ Văn Sơn - Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy Mường Nhé cho biết: Với đặc thù là huyện biên giới, có đông đồng bào DTTS sinh sống, những năm qua, địa phương luôn quan tâm đến công tác phát triển đảng viên, cán bộ người DTTS, nhất là nữ. Trong quá trình thực hiện, Mường Nhé bám sát Quyết định 402/QĐ-TTg, ngày 14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức  người DTTS trong thời kỳ mới. Trong đó, bao gồm cả phát triển đội ngũ cán bộ, lãnh đạo nữ. Trong tổng số 962 cán bộ, công chức, viên chức người DTTS của huyện, có 24 người là nữ đang giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý (chiếm 2,4%). Ngoài ra, một số lãnh đạo tiêu biểu khác có thể kể đến như: Chị Lò Thị Nhâm - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Mường Nhé; Lò Khay Nu - Bí thư Đoàn xã Sen Thượng…

“Mặc dù chiếm tỷ lệ hết sức khiêm tốn, gặp nhiều rào cản trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, song đội ngũ đảng viên, lãnh đạo là nữ luôn phát huy tốt vai trò của mình ở cơ sở. Chị em không ngừng học hỏi, hoàn thiện bản thân cả về trình độ chuyên môn, năng lực thực hiện nhiệm vụ. Họ thực sự là những "nữ tướng", những thủ lĩnh đi đầu, lãnh đạo địa phương trong phát triển các mặt công tác”, ông Sơn khẳng định.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người có uy tín ở Chư Pưh góp sức đẩy lùi tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Người có uy tín ở Chư Pưh góp sức đẩy lùi tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Tiếp tục phát huy vai trò “cầu nối” giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, tiên phong đi đầu trên các lĩnh vực hoạt động phong trào thi đua ở cơ sở, những năm gần đây, Người có uy tín ở huyện Chư Pưh (Gia Lai) còn đang tích cực góp sức trong việc đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Nam: Sạt lở đất tại huyện Nam Trà My, di dời dân khẩn cấp

Quảng Nam: Sạt lở đất tại huyện Nam Trà My, di dời dân khẩn cấp

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Ngày 19/9, ông Trần Duy Dũng - Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra sạt lở đất tại nhiều tuyến đường ảnh hưởng tới một số nhà dân, trường học, trụ sở cơ quan nhà nước.
Trà Vinh: Ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om

Trà Vinh: Ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om

Du lịch - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Ngày 19/9, Tỉnh đoàn Trà Vinh tổ chức lễ ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om và Tiện ích Đoàn viên thanh niên tỉnh Trà Vinh (mini app CYU Trà Vinh) trên nền tảng Zalo. Công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om là 1 trong 5 nhiệm vụ số hóa của Tỉnh đoàn Trà Vinh thực hiện trong năm 2024.
Bình Dương công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Bình Dương công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Tin tức - Duy Chí - 1 giờ trước
Ngày 19/9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo về Lễ công bố Quyết định số 790/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ đạt phát thải ròng bằng “0” và vượt qua bẫy thu nhập trung bình.
Quảng Bình: Di dời khẩn cấp 145 hộ dân miền núi để đề phòng sạt lở đất

Quảng Bình: Di dời khẩn cấp 145 hộ dân miền núi để đề phòng sạt lở đất

Tin tức - Khánh Ngân - 2 giờ trước
Ngay trước thời điểm bão số 4 đổ bộ vào đất liền, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã lên hai huyện miền núi Minh Hóa và Tuyên Hóa (Quảng Bình) để chỉ đạo công tác ứng phó với bão.
Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

Kinh tế - Bá Minh Truyền - 2 giờ trước
Ninh Thuận là nơi có lượng mưa thấp nhất trong cả nước. Sản xuất nông nghiệp luôn gặp tình trạng khô hạn, thiếu nước, ảnh hưởng lớn đến cây hoa màu. Với khát vọng làm giàu từ chính mảnh đất khô hạn, anh Lưu Trường Lâm, dân tộc Chăm, chủ cơ sở Farm Bazô đã chủ động chuyển đổi cây trồng truyền thống sang trồng cây tre lấy măng. Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch của cơ sở Farm Bazô mang lại hiệu quả kinh tế, giải quyết được nỗi lo của người nông dân sinh sống ở vùng đất nắng.
Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghị quyết mới của Chính phủ về Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3. Độc đáo bánh “ma eng” của người Tày, Nùng ở Bình Gia. Sức sống mới nơi bản xa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nguyên Bình - Nơi sáng lên tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Nguyên Bình - Nơi sáng lên tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Phóng sự - Minh Thu - 2 giờ trước
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, từ ngày 7 - 10/9, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, mưa lớn kéo dài liên tục, xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt trên diện rộng, đặc biệt ở huyện Nguyên Bình có 3 điểm sạt lở tại các xóm Khuổi Ngọa, Lũng Lỳ, xã Ca Thành và xóm Lũng Súng, xã Yên Lạc, làm chết, bị thương và mất tích nhiều người. Ngay khi mưa lũ xảy ra, các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận hiện trường, triển khai công tác ứng cứu.
Công ty Cổ phần Tấn Phát chậm chi tiền tài trợ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ngọc Hồi bỗng dưng “mang nợ”

Công ty Cổ phần Tấn Phát chậm chi tiền tài trợ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ngọc Hồi bỗng dưng “mang nợ”

Pháp luật - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Trong quá trình thi công Thủy điện Plei Kần, Công ty Cổ phần Tấn Phát cam kết tài trợ huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) 3 tỷ đồng để làm cầu treo qua sông Pô Kô phục vụ Nhân dân đi lại sản xuất. Tuy nhiên, cầu treo hoàn thành và đưa vào sử dụng đã gần 3 năm mà Công ty vẫn chưa chi đủ số tiền tài trợ. Việc này khiến cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Ngọc Hồi - đơn vị được UBND huyện giao làm chủ đầu tư, bỗng dưng “mang nợ”. Bởi chủ đầu tư không có tiền để thanh toán cho đơn vị thi công.
Hòn Trứng là “sân chim biển có mật độ sinh sản dày đặc nhất Việt Nam”

Hòn Trứng là “sân chim biển có mật độ sinh sản dày đặc nhất Việt Nam”

Tin tức - Nguyệt Anh - 2 giờ trước
Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) thông tin, Hòn Trứng, - một hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Côn Đảo đã chính thức được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là "sân chim biển có mật độ sinh sản dày đặc nhất Việt Nam" với mật độ trung bình 4,88 trứng trên mỗi mét vuông. Đây là minh chứng tiêu biểu cho những nỗ lực bảo tồn và duy trì hệ sinh thái của Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo trong suốt nhiều năm qua.
Chương trình MTQG 1719 với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Khmer ở Bạc Liêu

Chương trình MTQG 1719 với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Khmer ở Bạc Liêu

Sắc màu 54 - Như Tâm - 2 giờ trước
Những địa bàn có đông đồng bào Khmer sinh sống ở tỉnh Bạc Liêu còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc của đồng bào Khmer. Từ năm 2021 đến nay, Chương trình MTQG 1719 là nguồn lực quan trọng, “tiếp sức” cho tỉnh Bạc Liêu thực hiện mục tiêu “kép”, vừa bảo tồn, vừa phát huy giá trị văn hóa của đồng bào Khmer để phát triển du lịch.
Chậm trễ sắp xếp dôi dư tài sản công sau sáp nhập - lãng phí kéo dài

Chậm trễ sắp xếp dôi dư tài sản công sau sáp nhập - lãng phí kéo dài

Sự kiện - Bình luận - Thúy Hồng - 3 giờ trước
Để sắp xếp, xử lý trụ sở, tài sản công dôi dư sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC), Bộ Tài chính có Văn bản số 8006/BTC-NSNN ngày 31/7/2023 hướng dẫn thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030. Tuy nhiên hiện nay, vẫn còn rất nhiều địa phương vẫn còn nhiều tài sản công bị bỏ hoang, chưa có phương án sắp xếp, gây lãng phí kèo dài.