Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ðồng chí Phạm Hùng - Người cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo tài năng của Ðảng và cách mạng Việt Nam

PV - 09:09, 11/06/2022

Ðồng chí Phạm Hùng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhà lãnh đạo chủ chốt của Ðảng, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí gắn liền với những trang sử hào hùng và những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử của cách mạng Việt Nam.


Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng thăm cán bộ, công nhân và chuyên gia, các cháu thiếu nhi Liên Xô tại Công trường xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình năm 1987. (Ảnh TTXVN)
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng thăm cán bộ, công nhân và chuyên gia, các cháu thiếu nhi Liên Xô tại Công trường xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình năm 1987. (Ảnh TTXVN)

1. Ðồng chí Phạm Hùng - Người cộng sản kiên trung thế hệ đầu tiên của Ðảng

Sinh ra và lớn lên ở miền sông nước Cửu Long - vùng đất có truyền thống yêu nước, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, người thanh niên Phạm Văn Thiện - tức Phạm Hùng đã sớm dấn thân vào con đường hoạt động cách mạng. Từ một thanh niên yêu nước chân chính, đồng chí Phạm Hùng đã đến với chủ nghĩa cộng sản, trở thành người đảng viên cộng sản thế hệ đầu tiên.

Tôi luyện trong thực tiễn phong trào đấu tranh cách mạng đầy gian khổ, hy sinh, đồng chí Phạm Hùng đã trở thành một người cộng sản kiên trung, mẫu mực. Những năm tháng theo học ở trường Trung học Mỹ Tho, đồng chí đã hòa mình vào phong trào yêu nước của thanh niên và học sinh. Năm 1930, đồng chí được kết nạp vào Ðảng Cộng sản Ðông Dương và được tổ chức phân công làm Bí thư chi bộ trường Trung học Mỹ Tho - một trong những chi bộ cộng sản đầu tiên của tỉnh Mỹ Tho, trực tiếp lãnh đạo các cuộc đấu tranh trong trường học hòa nhịp với phong trào cách mạng đang dâng cao của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Lo sợ trước ảnh hưởng ngày càng lớn của đồng chí Phạm Hùng trong phong trào đấu tranh của thanh niên, học sinh, tháng 10/1930, nhà trường thực dân buộc đồng chí thôi học, nhưng hành động đó đã không "dập tắt" được ý chí, lý tưởng cách mạng của người thanh niên yêu nước nhiệt thành.

Năm 1931, được tổ chức phân công làm Bí thư Tỉnh ủy Mỹ Tho, đồng chí cùng Tỉnh ủy đã trực tiếp lãnh đạo xây dựng nhiều tổ chức, cơ sở Ðảng, tiếp tục phát động đấu tranh trong các tầng lớp nhân dân. Tháng 6/1931, đồng chí bị địch bắt, bị kết án 3 năm tù, giam cầm ở Nhà tù Mỹ Tho. Tại đây, đồng chí tiếp tục tổ chức đấu tranh chống lại chế độ nhà tù hà khắc, mưu trí xây dựng được đường dây liên lạc với cơ sở cách mạng bên ngoài. Sau một cuộc lãnh đạo tù chính trị đấu tranh, đồng chí bị địch cầm cố trong xà lim và đưa ra xét xử trong phiên Tòa đại hình tại Mỹ Tho ngày 20/9/1932, khép án tử hình và đưa đi biệt giam tại xà lim án chém ở Khám Lớn-Sài Gòn. Sự đày ải và án tử hình của kẻ thù đã không làm nhụt chí đấu tranh của người cộng sản Phạm Hùng. Trước áp lực đấu tranh của dư luận trong nước, ở nước Pháp, của Quốc tế Cộng sản, chính quyền thực dân phải giảm án từ tử hình xuống chung thân khổ sai đối với đồng chí Phạm Hùng và một số đồng chí khác. Tháng 1/1934, thực dân Pháp đưa đồng chí ra giam cầm tại "địa ngục trần gian" Côn Ðảo.

Tại Côn Ðảo, mặc dù thường xuyên phải chịu những hình phạt tra tấn man rợ của kẻ thù, đồng chí Phạm Hùng vẫn luôn giữ vững khí tiết của người cộng sản, một lòng theo Ðảng, vững tin vào tương lai tất thắng của cách mạng. Ðồng chí được bổ sung vào Ban lãnh đạo Chi bộ cộng sản ở Nhà tù Côn Ðảo - một Chi bộ đặc biệt dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Nam Kỳ. Là Bí thư Chi bộ đặc biệt (từ cuối năm 1941), đồng chí đã thể hiện vai trò tiên phong trong lãnh đạo tổ chức các cuộc đấu tranh, chống địch đàn áp; lãnh đạo xây dựng tổ chức Ðảng trong nhà tù một cách bí mật và gọn nhẹ, thực chất là vai trò của một Ðảo ủy, với những cốt cán trung kiên và có năng lực hoạt động, hình thành được trung tâm lãnh đạo bên trong và bên ngoài nhà tù; lãnh đạo việc tương tế, tổ chức học tập lý luận, văn hóa, tuyên truyền, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho đồng chí, đồng đội; tổng kết kinh nghiệm đấu tranh; tổ chức các chuyến vượt Côn Ðảo cho tù chính trị về đất liền hoạt động… Ðồng chí đã cùng Ðảo ủy kiên quyết, mưu lược và khi thời cơ đến, nhanh chóng thống nhất chủ trương, đoàn kết lực lượng, tổ chức đấu tranh giành chính quyền ở Côn Ðảo bằng phương pháp hòa bình, giải thoát hàng ngàn tù nhân, góp phần vào thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

2. Ðồng chí Phạm Hùng - nhà lãnh đạo tài năng của Ðảng và cách mạng Việt Nam

Với tài năng, tư duy độc lập, sáng tạo, nhiệt tình cách mạng cháy bỏng, bản lĩnh, nghị lực phi thường và tinh thần trách nhiệm cao trước Ðảng, trước nhân dân, đồng chí Phạm Hùng đã được Ðảng, Nhà nước tin tưởng giao đảm nhiệm nhiều trọng trách. Dù ở bất cứ cương vị công tác nào, dù khó khăn gian khổ đến đâu, đồng chí luôn sẵn sàng đứng ở nơi đầu sóng ngọn gió và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, từ Nhà tù Côn Ðảo đồng chí Phạm Hùng trở về đất liền đúng vào ngày thực dân Pháp nổ súng ở Sài Gòn, bắt đầu cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai (ngày 23/9/1945). Ðể bảo vệ nền độc lập dân tộc, bảo vệ chính quyền cách mạng mà nhân dân ta vừa mới giành được, giữ vững lời thề "Tuyên ngôn độc lập", đồng chí Phạm Hùng cùng đồng bào Nam Bộ tiếp tục bước vào cuộc chiến đấu mới. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng chí được Ðảng giao đảm nhận nhiều trọng trách lãnh đạo cuộc kháng chiến ở miền nam, như: Bí thư Xứ ủy lâm thời Nam Bộ, Phụ trách Ðặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn trong những năm đầu kháng chiến; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Ủy viên Trung ương Cục miền Nam Phụ trách khối chính quyền và trực tiếp làm Phó Giám đốc Sở Công an Nam Bộ; Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam, kiêm Bí thư Phân Liên khu ủy miền Ðông, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính Phân Liên khu miền Ðông Nam Bộ. 

Trong các giai đoạn phát triển của cuộc kháng chiến, đồng chí là một trong những nhà lãnh đạo chủ chốt, trực tiếp chỉ đạo các đảng bộ địa phương trên chiến trường Nam Bộ, đặc biệt là ở miền Ðông Nam Bộ, tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh hòa nhịp với cả nước; không ngừng xây dựng, củng cố tổ chức Ðảng, chính quyền, quân đội, công an, các tổ chức liên minh, các đoàn thể kháng chiến, tăng cường đoàn kết nội bộ, góp phần quan trọng đưa cuộc kháng chiến của quân và dân Nam Bộ đi đến thắng lợi. Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết (tháng 7/1954), để bảo đảm việc thi hành Hiệp định, đồng chí được cử làm Trưởng đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam trong Ban Liên hiệp đình chiến Nam Bộ. Trên cương vị này, đồng chí đã góp phần quan trọng vào việc tạo thế và lực cho cuộc đấu tranh của đồng bào miền nam nhằm củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thực hiện hai chiến lược cách mạng: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà, đồng chí Phạm Hùng được Ðảng giao đảm đương những trọng trách lớn. Trên cương vị Trưởng Ban Thống nhất (5/1957), đồng chí đã lãnh đạo, chỉ đạo việc theo dõi tình hình mọi mặt ở miền nam, phát hiện những vấn đề mới, đề xuất chủ trương, đường lối giúp Trung ương Ðảng lãnh đạo cách mạng miền nam. Là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (4/1958), đồng chí được phân công phụ trách lĩnh vực kinh tế, trực tiếp phụ trách khối tài chính-thương nghiệp, ngân hàng, Trưởng Ban Tài mậu của Ðảng, đồng chí đã cùng tập thể Chính phủ triển khai mô hình và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với bối cảnh đất nước lúc bấy giờ. Năm 1967, đồng chí được Bộ Chính trị phân công vào chiến trường miền nam, làm Bí thư Trung ương Cục miền Nam và Chính ủy các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam. Ðứng đầu các cơ quan lãnh đạo kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở Nam Bộ trong giai đoạn hết sức gay go, ác liệt (1967-1975), đồng chí đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Bộ Chính trị Trung ương Ðảng và Bác Hồ tin tưởng giao phó, trực tiếp chỉ đạo quân và dân miền nam đánh thắng mọi âm mưu, thủ đoạn chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai.

Tháng 3/1975, nhận thấy thời cơ chiến lược giải phóng hoàn toàn miền nam đã đến, Bộ Chính trị hạ quyết tâm giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa; quyết định thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn-Gia Ðịnh. Ðồng chí Phạm Hùng được cử làm Chính ủy Bộ Chỉ huy chiến dịch. Thể hiện ý chí, quyết tâm và khát vọng giải phóng miền nam, giương cao ngọn cờ bách chiến bách thắng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí đã cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch đề xuất với Bộ Chính trị cho đặt tên chiến dịch lịch sử này là "Chiến dịch Hồ Chí Minh" và đã được Bộ Chính trị phê chuẩn. Nắm bắt nhanh nhạy những diễn biến trên chiến trường, so sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch, đồng chí Phạm Hùng và Bộ Chỉ huy chiến dịch đã ra những mệnh lệnh kịp thời, quyết đoán trong tổ chức điều động lực lượng, hình thành thế trận bao vây, tiến đánh địch với tinh thần "Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng", mang đến thắng lợi vĩ đại của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.

Trong thời kỳ mới của cách mạng, đồng chí Phạm Hùng tiếp tục được Ðảng giao phó những trọng trách lớn: Ủy viên Bộ Chính trị (khóa IV, khóa V, khóa VI); Phó Thủ tướng Chính phủ (từ năm 1981 là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng), kiêm Bộ trưởng Nội vụ (nay là Bộ Công an). Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VIII (6/1987) đồng chí được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Ðược Ðảng, Nhà nước giao trọng trách Trưởng Ban Ðại diện Trung ương Ðảng và Chính phủ ở miền nam, thay mặt Trung ương Ðảng và Chính phủ, đồng chí đã tập trung chỉ đạo triển khai những nhiệm vụ trọng tâm để củng cố cách mạng ở miền nam sau giải phóng, khắc phục hậu quả chiến tranh, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, khôi phục sản xuất; xây dựng chính quyền nhân dân vững mạnh; củng cố và mở rộng Mặt trận đại đoàn kết toàn dân tộc; tạo chuyển biến mạnh mẽ về công tác chính trị, tư tưởng và tổ chức của Ðảng theo yêu cầu, nhiệm vụ mới. Ðồng chí tích cực tham gia chỉ đạo quá trình thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước, tạo nên thắng lợi có ý nghĩa chính trị rất to lớn.

Trên cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, đồng chí Phạm Hùng đã cùng tập thể Hội đồng Bộ trưởng tổ chức triển khai thực hiện đường lối đổi mới do Ðại hội toàn quốc lần thứ VI của Ðảng (tháng 12/1986) đề ra thành những quyết sách kịp thời, tạo ra những đột phá, từng bước xoay chuyển tình hình, ổn định kinh tế-xã hội, ổn định và từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Là người đứng đầu Chính phủ, đồng chí tập trung chỉ đạo thực hiện có kết quả 3 chương trình kinh tế lớn: lương thực, thực phẩm; hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; đề ra những quyết sách quan trọng đột phá vào vấn đề cấp bách về phân phối lưu thông; xử lý đúng đắn các lợi ích kinh tế để tạo động lực phát triển sản xuất; dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển mạnh sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa; đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế,...

Với những chính sách, giải pháp chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ do đồng chí Phạm Hùng đứng đầu, nhiều vấn đề kinh tế-xã hội then chốt của đất nước đã bước đầu được giải quyết, từng bước khắc phục sự trì trệ, lúng túng ở thời kỳ đầu chuyển đổi cơ chế quản lý, chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường; củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào đường lối đổi mới của Ðảng và sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ. Nêu cao tính tiên phong của người đứng đầu, đồng chí vừa tập trung chỉ đạo Hội đồng Bộ trưởng, các bộ, ngành, địa phương ra sức thực hiện đường lối đổi mới, vừa dành nhiều thời gian trực tiếp đi cơ sở để nắm bắt tình hình, kiểm tra, đôn đốc, quyết liệt chỉ đạo thực hiện các kế hoạch của Nhà nước, giải quyết những khó khăn, điểm nghẽn, các vấn đề thực tiễn cấp bách, nhất là về lương thực.

3. Ðồng chí Phạm Hùng - tấm gương đạo đức cách mạng của người chiến sĩ cộng sản suốt đời phấn đấu, hy sinh vì nước, vì dân, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại

Với cuộc đời 76 mùa Xuân, 60 năm hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, đồng chí Phạm Hùng đã nêu tấm gương trong sáng, mẫu mực của người chiến sĩ cộng sản. Thực tiễn đấu tranh cách mạng đã tôi luyện đồng chí thành "con người thép", "con người huyền thoại", phấn đấu, hy sinh vì nước, vì dân cho đến những phút cuối cùng của cuộc đời mình. Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Phạm Hùng là hình ảnh mẫu mực về lý tưởng sống, về tinh thần phụng sự Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân, như đồng chí từng tâm sự: "Nếu cho mình còn có ích cho xã hội thì ngày giờ nào còn sống còn làm việc"(1).

Ðồng chí là tấm gương về tinh thần kỷ luật, kỷ cương, luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ do tổ chức phân công; người cán bộ lãnh đạo luôn sâu sát thực tiễn, gắn bó mật thiết với nhân dân. Là đại biểu Quốc hội các khóa II, III, VI, VII, VIII, đồng chí thấm nhuần sâu sắc, gương mẫu thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là phải "luôn luôn cố gắng để xứng đáng là những người đày tớ trung thành của đồng bào, những đại biểu cần kiệm liêm chính chí công vô tư, hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phục vụ chủ nghĩa xã hội"(2).

Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, lại có những năm tháng được sống, làm việc bên cạnh Người, đồng chí không ngừng rèn luyện, thực hành theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Ðồng chí luôn sống và làm việc theo chuẩn mực đạo đức của người cán bộ cách mạng, đã nỗ lực phấn đấu, hiến dâng toàn bộ sức lực, trí tuệ và cả cuộc đời cho mục tiêu cao quý nhất là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

4. Ðồng chí Phạm Hùng - Người con ưu tú của quê hương Vĩnh Long và vùng đất Nam Bộ "Thành đồng Tổ quốc"

Kế thừa tinh hoa văn hóa, phát huy tinh thần yêu nước của dân tộc cùng những truyền thống tốt đẹp của quê hương, của vùng đất "Chín Rồng" hào hiệp, trọng nghĩa, thủy chung, đồng chí Phạm Hùng trở thành người chiến sĩ cộng sản kiên cường của Ðảng và dân tộc, góp phần làm rạng rỡ lịch sử hào hùng của quê hương Vĩnh Long, của vùng đất Nam Bộ "Thành đồng Tổ quốc".

Dù ở nơi bưng biền kháng chiến hay ở hậu phương miền bắc, dù trong những ngày tháng ác liệt của chiến tranh hay những năm hòa bình, đổi mới đất nước, đồng chí luôn gắn bó và khôn nguôi nhớ tới đồng bào miền nam ruột thịt đã đùm bọc, che chở, nuôi dưỡng các chiến sĩ cách mạng, đã bền gan chiến đấu, hy sinh dưới ngọn cờ vinh quang của Ðảng. Ðồng chí luôn dành cho quê hương những tình cảm sâu nặng, luôn quan tâm chăm lo đời sống cho nhân dân, có những góp ý, chỉ dẫn quý báu cho công tác xây dựng Ðảng và hệ thống chính trị của tỉnh nhà, đề cao dân chủ, coi trọng sự đoàn kết thống nhất nội bộ,... Hình ảnh "anh Hai Hùng" trong bộ quần áo bà ba, giọng nói sang sảng, vẻ mặt cương nghị, đôn hậu, dáng đi nhanh nhẹn, tràn đầy tình yêu thương, quý trọng và gần gũi nhân dân, sống nghĩa tình, ngay thẳng, gắn bó với quê hương, còn mãi khắc sâu trong tâm trí của đồng bào Nam Bộ, mãi là niềm tự hào của Ðảng bộ và nhân dân Vĩnh Long trung dũng, kiên cường. Tấm gương đạo đức, sự nghiệp cách mạng cao cả của đồng chí Phạm Hùng luôn là nguồn động lực, tiếp thêm sức mạnh, niềm tin cho cán bộ, đảng viên và nhân dân Vĩnh Long trong công cuộc đổi mới, xây dựng quê hương đất nước. 

Phát huy truyền thống của quê hương cách mạng, thực hiện Nghị quyết Ðại hội XIII của Ðảng và Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ XI, không ngừng đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Ðảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Long tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; tăng cường xây dựng Ðảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; khơi dậy khát vọng phát triển, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, đưa tỉnh Vĩnh Long phát triển nhanh và bền vững, ngày càng giàu đẹp, văn minh, góp phần đưa đất nước ta bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu như tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của các nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu và ước vọng của toàn dân tộc.

NGUYỄN XUÂN THẮNG,

Ủy viên Bộ Chính trị,

Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,

Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương

--------------------------------------------------------------------------

(1) Phạm Hùng-Tiểu sử, Nxb Chính trị quốc gia, 2007, tr.49.
(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H,2011, tập 12, tr.567.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Sáng nay, ngày 22/11/2024, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ IV-năm 2024 đã chính thức diễn ra long trọng tại Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai. Đại hội vinh dự được đón ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham dự và chỉ đạo Đại hội.
250 gian hàng tham gia Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024

250 gian hàng tham gia Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024

Kinh tế - Minh Thu - 2 giờ trước
Tối 21/11, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội đã tổ chức khai mạc Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024. Sự kiện được tại Trung tâm thương mại Vincom Mega Mall Royal City với quy mô 250 gian hàng, thu hút hơn 200 đơn vị đến từ 63 tỉnh. thành phố tham gia trưng bày, giới thiệu đặc sản vùng miền.
Nhiều làng hoa, quả đua nhau chuẩn bị vụ Tết

Nhiều làng hoa, quả đua nhau chuẩn bị vụ Tết

Kinh tế - Minh Thu - 3 giờ trước
Đến thời điểm hiện tại, các làng nghề trồng đào, quất, hoa tươi lâu năm ở Hà Nội, Đà Lạt, hay vùng trồng thanh long ở tỉnh Bình Thuận đang nỗ lực phục hồi, chăm sóc cây trồng để phục vụ người dân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Đồng Nai

Thời sự - Duy Chí - 4 giờ trước
Sáng nay, ngày 22/11/2024, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ IV-năm 2024 đã chính thức diễn ra long trọng tại Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai. Đại hội vinh dự được đón ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tham dự và chỉ đạo Đại hội.
Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Xã hội - Minh Thu - 5 giờ trước
Từ đầu tháng 11 đến nay, do không còn kinh phí, Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghĩa Thắng (gọi tắt là Trung tâm), đứng chân trên địa bàn xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã phải tạm dừng hoạt động. Điều này gây lo lắng cho các gia đình có con em là nạn nhân chất độc da cam.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Media - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Cách đây 10 năm, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum được giao thực hiện dự án trồng rừng thay thế hơn 160 ha, đến năm 2018 diện tích này đã được nghiệm thu và đạt các tiêu chí về diện tích, chăm sóc và tỷ lệ cây sống. Tuy nhiên, mới đây, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã kiểm tra và phát hiện hơn 11 ha rừng trồng tại đây đã bị mất và suy giảm.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Media - BDT - 5 giờ trước
Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả và áp lực công việc, chứng mất ngủ trở thành vấn đề không hiếm gặp. Nhiều người tìm đến các loại thuốc an thần và trấn tĩnh của y học hiện đại để cải thiện giấc ngủ, nhưng không ít trường hợp các thuốc này không hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Gương sáng - Vàng Ni - Thu Hà - 5 giờ trước
Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 5 giờ trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 5 giờ trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 5 giờ trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.