Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ở nơi nông dân mê làm thơ và viết báo

PV - 10:13, 20/06/2018

Ngay từ lần đầu đặt chân đến vùng đất Lâm Hà (Lâm Đồng), từ hơn 15 năm trước, ấn tượng sâu sắc và thú vị nhất đối với tôi là hình ảnh những nông dân ngày cần mẫn với ruộng nương, đêm về lại miệt mài viết báo, làm thơ. Nhiều người bền bỉ với duyên viết và trở thành cộng tác viên thường xuyên của nhiều tờ báo. Có người còn tạo dựng được tên tuổi và giành nhiều giải thưởng uy tín về báo chí, thơ ca.

Để cất lên tiếng lòng

Bây giờ thì những cái tên ở Lâm Hà như: Nguyễn Thánh Ngã, Lê Văn Hiếu, Vũ Bá Chữ… không còn xa lạ với nhiều tờ báo và bạn đọc cả nước. Những tản văn, phóng sự, thơ ca của họ mang đậm hơi thở của khát vọng về những điều tươi mới, đẹp đẽ trong cuộc sống, lao động và sản xuất. Với họ, viết báo và sáng tạo văn chương là cách để cất lên tiếng lòng, vơi đi nhọc nhằn và còn phản ảnh được những giá trị cần lưu giữ vùng đất mình đang sống, nơi mình từng qua.

Nhà thơ Lê Văn Hiếu tìm sáng tạo sau những ngày nhọc nhằn với nương rẫy. Nhà thơ Lê Văn Hiếu tìm sáng tạo sau những ngày nhọc nhằn với nương rẫy.

Bao lần ngồi với nhau, nhà thơ Nguyễn Thánh Ngã (xã Tân Văn, huyện Lâm Hà) vẫn để lại cho tôi nhiều thán phục. Chỉ là cộng tác viên nhưng dù là bài thơ ngắn hay bài báo dài, Nguyễn Thánh Ngã cũng trau chuốt từng câu, từng chữ vừa để tránh sự nhàm chán cho bạn đọc mà vẫn chuyển tải được những điều mình cần nói. Tinh thần trăn trở với sáng tạo luôn thường trực trong anh. Nhiều nhà báo ở Nam Tây Nguyên bảo với tôi rằng; Ngã là một điển hình trong việc vừa lao động trên rẫy nương vừa dắt theo cuốn sổ ghi chép ở lưng để có thể ghi chép, sáng tạo bất cứ khi nào cảm xúc đến. Hàng chục nông dân viết báo không chuyên khác ở Lâm Hà cũng vậy.

Chính tinh thần lao động đó đã giúp Nguyễn Thánh Ngã làm nên những bài báo, tản văn xúc động lòng người như; Đổi gió, Tháng Giêng Đà Lạt mưa phùn, Dùng dằng Sông Hương… Những lời văn, câu thơ như: “Trên đường phố đã phả heo may/Đôi mắt em long lanh hơn, má em ửng đỏ/Và chút lạnh sững sờ hôn lên môi mọng/Có thể mọng quá sẽ nứt nẻ, nên hoa mai chúm chím cười/Và bờ vai gầy thả xuống chiếc khăn len hờ hững/Chạnh nhớ đôi vai miền Trung lũ chồng lũ chất, gánh mọi sức nặng cho quang thúng phù sa đựng hai vựa lúa: vựa lúa Đồng bằng Bắc bộ và vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long/Thương thay chiếc đòn gánh nhỏ hẹp, mẹ lặn lội bươn chải mà thành gạo thành cơm nuôi con người khôn lớn/Mới biết cái lớn khôn của chúng ta đã được mẹ cha trả giá bằng mồ hôi nước mắt...” của Nguyễn Thánh Ngã thực sự đã chạm vào trái tim người đọc. Không ngừng lao động với chữ nghĩa, Nguyễn Thánh Ngã cũng đã xuất bản gần chục tập sách, đạt được nhiều giải thưởng danh giá về thơ ca như: Giải thưởng thơ về Hà Nội, Giải thơ Haiku…

Cũng như Nguyễn Thánh Ngã, sau bao nhọc nhằn lo toan cuộc sống, Lê Văn Hiếu (ở thị trấn Đinh Văn, Lâm Hà) cũng dốc tâm tư, xúc cảm, khát vọng vào những con chữ. Hơn 20 năm vừa làm nông dân vừa viết lách đến nay, Lê Văn Hiếu đã in nhiều tập sách riêng. Nhiều bài thơ của Lê Văn Hiếu ám ảnh người đọc như: Lay động, Ở trọ, Anh nguyện làm lá mục để em vươn, Trưa ở đồi gió hú, Với rác nhà mình… hầu hết các tác phẩm sáng tạo của Lê Văn Hiếu đều được các tờ báo uy tín đón nhận như: Văn nghệ Quân đội, Báo Lâm Đồng, Báo Sài Gòn Giải Phóng…

Từ nhiều năm trước đến nay, đều đặn hằng tuần, Vũ Bá Chữ (xã Tân Hà, huyện Lâm Hà) đều viết một bài báo về các mô hình kinh tế, cách làm rẫy cà phê trên vùng đất Lâm Hà. Ông bảo: Đam mê viết báo nó cũng khỏe người ra vì cứ mỗi lần nhận được báo biếu dù là dòng tin hay bài viết phản ánh mấy trăm chữ thì cũng tràn ngập niềm vui. Tinh thần vui thì nhọc nhằn cũng được xóa bớt. Có hôm trời mưa bão lầy lội, biết trong nhiều buôn của huyện Lâm Hà nhà đồng bào DTTS bị tốc mái, thế là mình đến ghi chép ngay để gửi cho các báo kịp thời phản ánh. Nói lên được nỗi khổ, sự thiếu thốn của người nghèo để cộng động sẻ chia hay chuyển đi mô hình làm ăn tốt đến nhiều người đọc cũng là cách tạo hạnh phúc cho mình. Niềm vui từ viết báo, làm thơ còn góp phần cho tinh thần lao động trên rẫy cà phê, trên ruộng hoa được hăng say hơn.

Lưu giữ điều tốt đẹp

Viết báo, làm thơ với những người cần mẫn với ruộng rẫy ở Lâm Hà còn là cách để giữ gìn những điều cao đẹp. Nhà thơ Nguyễn Thánh Ngã tâm sự; Có nhiều hình ảnh, nhiều tấm gương rất đẹp quanh cuộc sống của chúng ta. Trong lao động, sản xuất, từ các vùng rừng sâu, núi thẳm cũng rất nhiều điều cao đẹp. Thế nên mình phải trăn trở, thúc giục chính mình ghi chép lại. Không sáng tạo được thành thơ thì ghi thành bài văn, bài báo. Mà để được các tờ báo sử dụng ngay tác phẩm của mình thì phải viết cẩn thận, viết có hồn. Ví dụ như nhiều bác sĩ, nhân viên y tế tận tụy ở các buôn làng nghèo của Tây Nguyên nếu không kịp viết về họ để khích lệ thì thấy trong lòng mình cũng bồn chồn không yên.

Tinh thần yêu lao động, sáng tạo luôn song hành nên ở Lâm Hà, hằng năm diễn ra hàng chục lễ hội văn hóa-thơ ca như: Ngày hội mở đất, Bừng sáng văn hóa Thăng Long… Cứ vài năm một lần, người Lâm Hà lại xuất bản một tuyển tập văn hóa, thơ ca, báo chí như: “Lâm Hà nỗi nhớ”, “Những người đi mở đất”, “Thủ đô giữa cao nguyên”…

Nhờ sự cần mẫn lao động của người dân, cả vùng Lâm Hà đã no ấm, trù phú. Nhờ sự cần mẫn lao động của người dân, cả vùng Lâm Hà đã no ấm, trù phú.

Ông Vũ Bá Chữ và nhiều nông dân mê viết báo ở Lâm Hà tự tin rằng: Anh thấy không, chẳng bao lâu nữa, cả huyện này như phố đấy. Về kinh tế, nhà nhà đều ấm no cả rồi. Hiếm có nơi nào mà nông dân lại mang trên mình nhiều đam mê chữ nghĩa như Lâm Hà.

Nông dân-nhà thơ Kiều Công Luận (xã Nam Ban, huyện Lâm Hà) kể rằng: “Khó khăn ban đầu thì khỏi phải nói. Nhưng nay cuộc sống đã ổn định. Gia đình ai cũng khấm khá rồi. Đặc trưng ở đây là trong khó khăn hay đã vượt qua khó khăn thì người dân vẫn mặn nồng với văn hóa, thơ ca, báo chí. Lâm Hà có hàng trăm nông dân làm thơ và nghiên cứu, sưu tầm văn hóa, đó cũng là niềm tự hào của vùng đất này.

Đam mê viết báo nó cũng khỏe người ra vì cứ mỗi lần nhận được báo biếu dù là dòng tin hay bài viết phản ánh mấy trăm chữ thì cũng tràn ngập niềm vui. Tinh thần vui thì nhọc nhằn cũng được xóa bớt. Có hôm trời mưa bão lầy lội, biết trong nhiều buôn của huyện Lâm Hà người dân bị tốc mái nhà, thế là mình đến ghi chép ngay để gửi cho các báo kịp thời phản ánh”.

Ông Lê Văn Hiếu

HÀ VĂN ĐẠO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Media - BDT - 23 phút trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ

“Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ

Media - BDT - 32 phút trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội truyền thống chùa Thầy. Côn Sơn - Kiếp Bạc ngàn năm vang vọng. “Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hát Xoan làng cổ

Hát Xoan làng cổ

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 2/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hát Xoan làng cổ. Thánh đường hơn 100 năm tuổi ở Tiền Giang. Người “thắp lửa” Then ở Phú Cường. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Ngãi: Hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi sự kinh doanh

Quảng Ngãi: Hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi sự kinh doanh

Kinh tế - Bùi Khôi Nguyên - 1 giờ trước
Vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Ngãi có nhiều tiềm năng, thế mạnh, nhiều sản phẩm đặc thù địa phương. Với trợ lực từ các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, đây là điều kiện thuận lợi để thanh niên mạnh dạn khởi sự kinh doanh.
Đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719

Đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng để hoàn thành mục tiêu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt của Trung ương thì các địa phương cần linh hoạt, chủ động trong triển khai thực hiện các dự án thành phần.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đảng bộ Phòng Tham mưu, BĐBP TP. Hồ Chí Minh: Nhiều kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025

Đảng bộ Phòng Tham mưu, BĐBP TP. Hồ Chí Minh: Nhiều kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025

Trang địa phương - Tào Đạt - Mai Lan - 1 giờ trước
Ngày 3/4, Đảng bộ Phòng Tham mưu, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) TP. Hồ Chí Minh tổ chức Đại hội lần thứ IV nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại tá Trần Thanh Đức - Thành ủy viên, Chỉ huy trưởng BĐBP TP. Hồ Chí Minh tham dự, phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Sau gần bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS.
Khánh thành, bàn giao nhà ở nội trú cho giáo viên tại bản Rào Con

Khánh thành, bàn giao nhà ở nội trú cho giáo viên tại bản Rào Con

Nhịp cầu nhân ái - Khánh Ngân - 1 giờ trước
Công an tỉnh Quảng Bình phối hợp với Binh đoàn 12 (Bộ Quốc phòng) và các đơn vị tài trợ đã tổ chức Lễ khánh thành công trình xây dựng nhà nội trú cho giáo viên điểm trường bản Rào Con, thuộc Trường Tiểu học số 2 Phong Nha (Bố Trạch, Quảng Bình).
Bộ Công an bàn giao kinh phí xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo tại Bạc Liêu

Bộ Công an bàn giao kinh phí xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo tại Bạc Liêu

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 1 giờ trước
Năm 2025, Bộ Công an đồng hành, hỗ trợ cùng tỉnh Bạc Liêu xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo với tổng số tiền 42 tỷ đồng.
Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang thăm, chúc Tết Chôl Chnam Thmây 2025

Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang thăm, chúc Tết Chôl Chnam Thmây 2025

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 1 giờ trước
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây 2025 của đồng bào Khmer, Ban Thường vụ Hội đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang (ĐKSSYN) do hòa thượng Danh Đổng - Ủy viên Thường trực Hội, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Chủ tịch Hội ĐKSSYN tỉnh Kiên Giang, làm trưởng đoàn, đã đến thăm và chúc mừng một số ban ngành, tổ chức trên địa bàn tỉnh có cán bộ, công nhân, viên chức người dân tộc Khmer làm việc.