Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những vườn dược liệu dưới tán rừng Thần Sa

PV - 15:09, 22/05/2018

Men theo con đường đất trơn trượt trong cánh rừng Thần Sa-Phượng Hoàng, chúng tôi đến với xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên).

Đây chính là ngã 3 của tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn và Bắc Kạn và là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc Tày, Mông, Dao.

Hướng đi mới

Giữa nơi thâm sơn cùng cốc này, những năm gần đây đời sống người dân đã có sự khởi sắc khi đưa cây ba kích vào trồng. Ông Hoàng Văn Hướng (xóm Bản Cái, xã Nghinh Tường) bộc bạch, từ lâu đời, người dân quê ông vốn chỉ biết hái củi, săn thú… Gần đây, khi Nhà nước “đóng cửa rừng”, người dân không khai thác rừng tự nhiên nữa mà chuyển sang trồng ngô, sắn. Tuy nhiên, trên mảnh đất cằn này, lương thực đủ ăn là may chứ chưa nói gì đến chuyện thoát nghèo.

Nhờ trồng ba kích, đời sống người dân ở Nghinh Tường đã dần khởi sắc. Nhờ trồng ba kích, đời sống người dân ở Nghinh Tường đã dần khởi sắc.

 

Năm 2012, cán bộ Trường Đại học Thái Nguyên cùng với Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa đã hướng dẫn người dân thử nghiệm trồng ba kích. Gia đình ông Hướng đã mạnh dạn tham gia mô hình mới này. Nhờ đó, gia đình ông đã thoát nghèo 3 năm nay. Đến nay, gia đình đã xây được căn nhà mới khang trang.

Còn ông Hoàng Văn Mót (xóm Thâm Thạo, xã Nghinh Tường) vui mừng chia sẻ, tham gia mô hình, gia đình ông trồng 1ha ba kích. Mới đây, qua kiểm tra thì đường kính thân củ ba kích đã phát triển được 1-2cm. Ước lượng mỗi khóm có thể cho sản lượng đạt khoảng 3kg/củ. Nếu tính trên toàn bộ 1.000 hom của diện tích 1ha thì sản lượng đã đạt 3 tấn, tương đương với 600kg củ khô nhân với giá thị trường thu mua ba kích hiện nay là 400.000đồng/kg thì ông Mót sẽ có 240 triệu đồng. Chia 3 năm, mỗi năm sẽ cho thu nhập 80 triệu đồng. Đây là số tiền không hề nhỏ giúp người dân có thể thoát nghèo vươn lên làm giàu.

Cũng nằm trong cánh rừng Thần Sa, người dân xã Cúc Đường bước đầu đã hình thành vùng dược liệu với nhiều loại cây khác nhau. Ông Hoàng Quốc Anh, Chủ tịch UBND xã Cúc Đường cho biết, từ đầu năm 2018, xã đã được khoanh vùng xây dựng cây dược liệu gồm các loại cây: Đàn hương, mạnh môn, thiên môn đôn. Do mới được đưa vào trồng thử nghiệm nên kết quả chưa nhiều nhưng Chủ tịch UBND xã Cúc Đường tỏ ra rất tự tin, với hướng đi này, người dân Cúc Đường sẽ có những bước đột phá trong tương lai.

Cần có tầm nhìn xa

Ông Vũ Thế Cường, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Võ Nhai cho biết, hiện nay, Chính phủ cũng đã chính thức ra lệnh “đóng cửa rừng”. Vì vậy, các mô hình sinh kế mới không làm tổn hại đến rừng mà vẫn phát triển kinh tế luôn được ngành Kiểm lâm khuyến khích.

Ở địa bàn Võ Nhai, những năm gần đây, đã và đang hình thành các vùng dược liệu, như vùng sản xuất cây dược liệu tập trung, với quy mô 18ha ở 2 xã Cúc Đường và Nghinh Tường, trong đó, vùng trồng cây dược liệu ở xã Nghinh Tường là 10ha, với các loại cây dược liệu, như: ba kích, trà hoa vàng. Tổng kinh phí thực hiện là hơn 5,5 tỷ đồng (ngân sách nhà nước hỗ trợ 4,7 tỷ đồng, còn lại là đơn vị thực hiện đối ứng).

Năm 2017, Võ Nhai cũng tiến hành xây dựng mô hình trồng nghệ dược liệu, với diện tích 13ha ở 4 xã, thị trấn: đình cả, tràng xá, phương giao, liên minh theo mô hình liên kết 4 nhà (Nhà nông-Nhà nước-Nhà khoa học-Nhà doanh nghiệp). Hiện nay, cây nghệ phát triển tốt. Ngoài ra, ở một số địa phương, người dân cũng chủ động phối hợp với các doanh nghiệp trồng các cây dược liệu mới như, Công ty Cổ phần Nông dược Vạn Xuân liên kết người dân 3 xã Mỏ Gà, Ba Nhất, Cao Lầm trồng hơn 2ha đinh lăng, 7ha hà thủ ô…

Có thể nói, phát triển các mô hình trồng dược liệu là hướng đi đúng của đồng bào các dân tộc huyện Võ Nhai. Đây là một loại hình sinh kế phù hợp với giai đoạn hiện nay, vừa góp phần bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường lại đem lại thu nhập kinh tế cao.

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và phát triển, chính quyền và người dân cần có quy hoạch từ trồng trọt, chăm sóc, bảo vệ; nhất là khâu chế biến và thị trường. Người dân cần chủ động tìm đầu ra bền vững tránh trồng ồ ạt rơi vào tình trạng “được mùa, mất giá”.

Hiện nay, Chính phủ cũng đã chính thức ra lệnh “đóng cửa rừng”. Vì vậy, các mô hình sinh kế mới không làm tổn hại đến rừng mà vẫn phát triển kinh tế luôn được ngành kiểm lâm khuyến khích”.

Ông Vũ Thế Cường, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Võ Nhai

HIẾU ANH

 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Định vị thương hiệu "Đệ Nhất danh Trà" và định hướng phát triển du lịch bền vững

Định vị thương hiệu "Đệ Nhất danh Trà" và định hướng phát triển du lịch bền vững

Nhân kỷ niệm 5 năm Ngày Trà thế giới (21/5/2020 - 21/5/2025) và định hướng phát triển bền vững cho ngành Chè Việt Nam, ngày 20/5, tại Không gian Văn hóa Trà của Hợp tác xã Chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) phối hợp với Hội Chè Thái Nguyên tổ chức Diễn đàn “Thái Nguyên - Trăm năm Đệ Nhất danh Trà”.
Tin nổi bật trang chủ
THÔNG CÁO ĐẶC BIỆT VỀ LỄ QUỐC TANG NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐỨC LƯƠNG

THÔNG CÁO ĐẶC BIỆT VỀ LỄ QUỐC TANG NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐỨC LƯƠNG

Thời sự - PV - 20:35, 22/05/2025
Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Trần Đức Lương, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức Lễ tang Đồng chí với nghi thức Lễ Quốc tang.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thời sự - PV - 20:25, 22/05/2025
Tổng Bí thư đánh giá cao sự thẳng thắn của Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong kiểm điểm, đánh giá rất kỹ những tồn tại, hạn chế trên từng mặt công tác.
Đồng vốn chính sách nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của đồng bào vùng sâu Đắk Nông

Đồng vốn chính sách nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của đồng bào vùng sâu Đắk Nông

Công tác Dân tộc - Tiến Mạnh - 16:46, 22/05/2025
Trong hành trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Đắk Nông triển khai đã trở thành công cụ quan trọng, mang lại hiệu quả thiết thực. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, đồng vốn ưu đãi đã tiếp cận đúng đối tượng, kịp thời hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.
Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 16:46, 22/05/2025
Sống giữa vùng chồng lấn về địa giới hành chính, hàng trăm hộ dân Xơ Đăng ở thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) vẫn gồng mình bám đất, bám thôn để phát triển kinh tế, nuôi hy vọng về một ngày được ổn định nơi ăn, chốn ở. Tuy nhiên, để những nỗ lực ấy không mãi dở dang, vấn đề chồng lấn địa giới hành chính giữa hai tỉnh Quảng Nam – Kon Tum cần sớm được giải quyết dứt điểm, minh bạch.
Cà Mau: Huy động, bố trí nguồn lực hoàn thành kế hoạch Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Cà Mau: Huy động, bố trí nguồn lực hoàn thành kế hoạch Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Tin tức - Như Tâm - 15:58, 22/05/2025
Ngày 22/5, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch thực hiện các dự án, tiểu dự án sử dụng vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2025.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng: Quyết tâm cơ bản hoàn thành tháo gỡ

Thủ tướng: Quyết tâm cơ bản hoàn thành tháo gỡ "điểm nghẽn" thể chế ngay trong năm 2025

Thời sự - PV - 15:55, 22/05/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cần tập trung nguồn lực, quyết tâm cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những "điểm nghẽn" do quy định pháp luật ngay trong năm 2025, đồng thời đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ tư duy "quản lý" sang "phục vụ", từ bị động sang chủ động, linh hoạt kiến tạo sự phát triển.
Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Tin tức - Anh Trúc - 15:06, 22/05/2025
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu vừa cứu sống một người đàn ông bị ngộ độc do ăn nấm lạ.
Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời sự - Hoàng Quý - 15:04, 22/05/2025
Sáng 22/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Tin tức - Anh Trúc - 12:17, 22/05/2025
Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức công nhận thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam.
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 11:16, 22/05/2025
Tình trạng chồng lấn địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Nam và Kon Tum khiến thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) rơi vào cảnh bị bỏ quên trong suốt nhiều năm. Hơn 1.000 người dân Xơ Đăng sinh sống tại đây đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, đặc biệt là khó khăn về hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường học, trạm y tế và sóng điện thoại.