Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những tấm gương tiêu biểu trong đồng bào DTTS ở Khánh Hòa

Hải Phong - 14:25, 17/11/2022

Trong những năm qua, từ các phong trào thi đua yêu nước, đã có nhiều người dân tộc thiểu số (DTTS) ở các thôn, bản vùng đồng bào DTTS ở Khánh Hòa trở thành tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống… tại địa phương.

Già Cao Lê Dân bên căn nhà mới xây của con cháu trong dòng họ.
Già Cao Lê Dân bên căn nhà mới xây của con cháu trong dòng họ.

“Cây đại thụ” ở Tà Gụ

Ở thôn Tà Gụ, xã Sơn Hiệp, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa, già làng Cao Lê Dân được người dân tôn vinh như “cây đại thụ” của buôn làng. Năm nay, đã gần 80 tuổi nhưng già Dân vẫn rất khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Già là Người Có uy tín trong thôn, trong xã nên hễ có việc gì, từ to đến nhỏ, bà con cũng tìm đến hỏi ý kiến của già. Chuyện của mọi người, mọi nhà đều được già tư vấn, hướng dẫn, chia sẻ thấu tình hợp lý.

Già Cao Lê Dân tâm sự: “Chúng tôi đã xây dựng hương ước, quy ước của thôn rõ ràng để cùng nhau cam kết thực hiện đúng, nghiêm chỉnh quy định của pháp luật. Hàng tháng, chúng tôi cũng tổ chức họp hội đồng làng để thông báo thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; vận động người dân tham gia xóa đói giảm nghèo, cùng nhau đoàn kết, làm ăn, phát triển kinh tế. Nhờ đó, Làng Văn hóa thôn Tà Gụ ngày một phát triển ổn định, không có tệ nạn xã hội…”.

Một trong những việc làm hay của già Cao Lê Dân, được các cấp chính quyền địa phương đánh giá cao, là việc già đứng ra vận động con cháu trong gia đình góp vốn, ngày công để xây dựng nhà ở cho các hộ trong dòng họ. Tính đến nay, đã có 6 căn nhà được xây dựng bằng phương thức này, mỗi căn trị giá khoảng 200 triệu đồng. Từ cách làm của dòng họ già làng Cao Lê Dân, đến nay, nhiều dòng họ khác trong xã Sơn Hiệp cũng noi theo.

Với những đóng góp tích cực của mình, già làng Cao Lê Dân đã nhận được nhiều Bằng khen của các cấp, các ngành trong Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và có nhiều đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Điển hình như: Bằng khen của Ủy ban Dân tộc (năm 2020); bằng khen của Ban Dân vận Trung ương (năm 2021); Bằng khen của UBND tỉnh Khánh Hòa và Huyện ủy- UBND huyện Khánh Sơn về thành tích xuất sắc trong Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

“Đóa hoa thơm” của núi rừng Ba Cụm Bắc

Đó là chị Cao Thị Nương, Trưởng thôn A Thi (xã Ba Cụm Bắc, huyện Khánh Sơn). Năm 2014, chị Cao Thị Nương mới tròn 25 tuổi, nhưng chị đã được bà con tín nhiệm bầu làm Trưởng thôn A Thi. Lúc bấy giờ, chị là nữ trưởng thôn trẻ nhất của huyện Khánh Sơn.

Điểm nổi bật của chị Cao Thị Nương là sự nhiệt huyết, tận tâm với mọi người, sẵn sàng chia sẻ, lắng nghe và giúp đỡ mọi người khi cần. Để giúp bà con mình xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, chị Nương đã bàn bạc và thống nhất với bà con trong thôn phải mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế hiệu quả.

 Với quyết tâm nói đi đôi với làm, chị Nương đã đi tiên phong để bà con tin và làm theo. Theo đó, mỗi năm, thôn A Thi đã chuyển đổi được 20-25ha đất kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao; tỷ lệ hộ nghèo trong thôn giảm bình quân 10%/năm.

Trưởng thôn A Thi- Cao Thị Nương chăm sóc ruộng mía tím của gia đình
Trưởng thôn A Thi- Cao Thị Nương chăm sóc ruộng mía tím của gia đình

Riêng với gia đình chị Cao Thị Nương cũng nhờ chuyển đổi các diện tích trồng cây kém hiệu quả sang trồng mía tím, trồng cây lâm nghiệp nên đời sống cũng khá hơn trước. Hiện, chị đang tập trung chuyển đổi toàn bộ 2,5ha đất của gia đình sang trồng cây ăn quả.

Ngoài tiên phong trong công tác vận động người dân xóa đói, giảm nghèo, nữ Trưởng thôn Cao Thị Nương còn luôn đi đầu trong các phong trào tại địa phương: phòng ngừa nạn tảo hôn, bảo vệ môi trường tại khu dân cư; tham gia truyền dạy các bài biểu diễn mã la cho người trẻ trong xã; tích cực hướng dẫn chị em trong Tổ tiết kiệm vay vốn của thôn A Thi sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả…

Với sự nỗ lực tích cực của mình, năm 2017, Trưởng thôn Cao Thị Nương đã vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng; chị còn là đại diện duy nhất của phụ nữ tỉnh Khánh Hòa được Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam biểu dương tại Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW và phong trào cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.

Già làng uy tín ở huyện Khánh Vĩnh

Nói đến ông Cao Thiên, dân tộc Raglai ở thôn Chà Liên (xã Liên Sang, huyện Khánh Vĩnh, người dân ở đây ai cũng biết đến và luôn kính trọng. Năm nay, già làng Cao Thiên đã 72 tuổi, mặc dù tuổi đã cao, nhưng ông vẫn thường xuyên tuyên truyền để bà con đồng bào DTTS nâng cao tinh thần đại đoàn kết dân tộc, cảnh giác trước thủ đoạn của các đối tượng lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động giáo dân, gây ảnh hưởng an ninh trật tự địa phương.

Ông Cao Thiên với Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa trao tặng.
Ông Cao Thiên với Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa trao tặng.

Nhờ vai trò tuyên truyền, vận động của già Cao Thiên mà những năm qua, trên địa bàn xã Liên Sang không có trường hợp nào vi phạm pháp luật, đồng bào sống hòa đồng, vui vẻ, hạnh phúc. Toàn xã có 425/487 đạt danh hiệu Gia đình văn hóa năm 2021. 

Không chỉ vậy, già làng Cao Thiên còn thường xuyên cùng với những già làng, trưởng thôn giao lưu văn hóa dân gian cùng thanh niên địa phương, kể cho họ nghe những câu chuyện huyền thoại về đời sống của người Raglai và biểu diễn các nhạc cụ truyền thống cho thế hệ trẻ học tập, giữ gìn bản sắc truyền thống dân tộc.

Điều khiến ông Cao Thiên trăn trở, lo lắng là trong “cơn sốt đất” ở khu vực nông thôn miền núi thời gian qua, nhiều hộ dân trong thôn, trong xã đã bán đi tư liệu sản xuất của mình. Ông đã lăn lội đến từng hộ gia đình để tuyên truyền, vận động, giải thích, thuyết phục người dân không bán đất, giữ lại đất sản xuất để cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước phát triển triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo trên mảnh đất quê hương. Ông cũng là người tiên phong trong cuộc vận động hiến đất làm đường giao thông nông thôn, mở đường vào khu sản xuất.

“Lúc đầu, quả thực là rất khó khăn, vì liên quan đến việc đất đang có giá trị của người dân. Hiến đất làm đường thì không có tiền. Sau này khi bà con được giải thích, có đường sẽ giúp bà con đi vào khu sản xuất thuận lợi, nâng cao thu nhập, nên các hộ trong thôn có đường đi qua đã đồng thuận hiến đất”, ông Cao Thiên cho biết.

Sống chan hòa với người dân, ông Cao Thiên đã trở thành “cánh tay nối dài” giữa các hộ đồng bào DTTS nghèo, cận nghèo với ngân hàng chính sách khi cho họ vay vốn phát triển sản xuất. Với những nỗ lực, cống hiến của mình, ông đã được Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong phát huy vai trò của Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2022.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam, Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bí thư Tỉnh ủy Vân Nam, Trung Quốc

Thời sự - PV - 22:13, 28/03/2023
Ngày 28/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Vương Ninh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Công tác dân nguyện đã góp phần tăng cường niềm tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước

Công tác dân nguyện đã góp phần tăng cường niềm tin của Nhân dân với Đảng và Nhà nước

Thời sự - PV - 22:10, 28/03/2023
Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập (17/3/2003 - 17/3/2023) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Media - Trọng Bảo - 21:16, 28/03/2023
Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với họ, những trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Thổ cẩm Hoa Tiến từ vùng cao xứ Nghệ đến bạn bè quốc tế

Sắc màu 54 - Tấn Vịnh - 21:12, 28/03/2023
Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có một gia đình người Thái bao đời luôn trân trọng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc, của gia đình như một di sản văn hóa quý giá. Đặc biệt, các thế hệ trong gia đình này luôn ý thức truyền nghề cho hế hệ sau. Cô gái trẻ Sầm Thị Tình là thế hệ thứ tư đã khởi nghiệp và bước đầu đã gặt hái những trái ngọt từ nghề truyền thống của gia đình
Công tác dân vận vùng đồng bào DTTS trước hết phải làm cho người dân “ưng cái bụng”

Công tác dân vận vùng đồng bào DTTS trước hết phải làm cho người dân “ưng cái bụng”

Công tác Dân tộc - Thành Nhân - 21:02, 28/03/2023
Phú Yên có 3 huyện miền núi: Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh, có đông đồng bào DTTS sinh sống. Mỗi dân tộc có phong tục, tập quán riêng, nên chính quyền và các hội, đoàn thể ở địa phương luôn xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận. Cán bộ nói bà con nghe, tin tưởng và “ưng cái bụng”. Nhờ vậy, tình hình an ninh chính trị ở vùng đồng bào DTTS luôn được giữ vững, cuộc sống của bà con ngày càng ấm no, diện mạo nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc.
Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Đồng bào Mông ở Sa Pa giữ nghề chạm bạc

Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với họ, những trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Ủy ban Dân tộc: Tập huấn triển khai Hệ thống theo dõi nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao

Ủy ban Dân tộc: Tập huấn triển khai Hệ thống theo dõi nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao

Tin tức - Việt Cường - 21:00, 28/03/2023
Ngày 28/3, tại Trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Văn phòng Ủy ban phối hợp với Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính (Văn phòng Chính phủ) tổ chức Lớp tập huấn, hướng dẫn sử dụng phần mềm theo dõi nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. Ông Lò Quang Tú - Chánh Văn phòng Ủy ban Dân tộc dự và khai mạc Lớp tập huấn.
Giao lưu văn hóa đồng bào Mông trên rừng Sơn Tra

Giao lưu văn hóa đồng bào Mông trên rừng Sơn Tra

Media - Thùy Anh - 20:46, 28/03/2023
Sơn Tra - loài hoa biểu tượng cho vẻ đẹp hoang sơ, sức sống bền bỉ, tinh thần vượt khó của cộng đồng dân tộc Mông nơi rẻo cao Nậm Nghẹp, huyện Mường La, tỉnh Sơn La lại có sức hấp dẫn kỳ lạ đối với hàng nghìn du khách đến trải nghiệm và khám phá giữa tiết trời dịu mát của tháng 3.
Vẻ xuân sắc của phụ nữ vùng cao Lai Châu

Vẻ xuân sắc của phụ nữ vùng cao Lai Châu

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 20:29, 28/03/2023
Nằm ở phía Tây Bắc địa đầu Tổ quốc, Lai Châu - vùng đất có 86% dân số là đồng bào DTTS thuộc 20 dân tộc anh em cùng sinh sống. Mỗi một dân tộc, từ con người đến tập quán sản xuất, sinh hoạt, đặc biệt là văn hóa có bản sắc rất đặc trưng, độc đáo. Có dịp đến với vùng đất, khoảng khắc mà chúng tôi ghi lại được là hình ảnh những thiếu nữ, những phụ nữ DTTS tràn đầy xuân sắc trong trang phục truyền thống - một vẻ đẹp riêng của "bức tranh văn hóa" nơi bản làng vùng cao.
Hơn 19.000 lượt khách hàng được vay vốn từ Nghị định 28 của Chính phủ

Hơn 19.000 lượt khách hàng được vay vốn từ Nghị định 28 của Chính phủ

Công tác Dân tộc - Mai Hương - 20:14, 28/03/2023
Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về “Chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025” (Nghị định 28) đã giúp cho hơn 19.000 lượt khách hàng đồng bào DTTS và miền núi phát triển sinh kế, vươn lên trong cuộc sống.
Giám sát triển khai 3 Chương trình MTQG

Giám sát triển khai 3 Chương trình MTQG

Media - Trọng Bảo - 20:12, 28/03/2023
Ngày 27/3, Đoàn giám sát của Quốc hội đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Lào Cai về việc triển khai thực hiện 3 Chương trình MTQG.