Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những tấm gương Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở Lào Cai

Trọng Bảo - 18:03, 22/04/2021

Từ một tỉnh nghèo, khó khăn, Lào Cai đã trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Kết quả này đã thể hiện quyết tâm cao, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị; sự nỗ lực, đồng sức, đồng lòng của Nhân dân, trong đó không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS của tỉnh. Họ chính là cầu nối giữa ý Đảng với lòng dân, là tấm gương sáng về phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa, giữ gìn an ninh trật tự… ở các thôn bản vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Lê Sơn Hải tặng quà của UBDT cho đại biểu Người có uy tín Lào Cai
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Lê Sơn Hải tặng quà của UBDT cho đại biểu Người có uy tín Lào Cai

Đi đầu trong phát triển kinh tế

Đầu những năm 1990, không còn muốn bó buộc bởi ruộng lúa, nương khoai, chị Hoàng Thị Chắp, dân tộc Giáy, Người có uy tín ở thôn Luổng Đơ, xã Cốc San (TP. Lào Cai) đã mạnh dạn bàn với chồng, thầu đất đào ao thả cá. Ngày đầu khởi nghiệp vô cùng khó khăn do nguồn giống ở xa, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật nhưng hai vợ chồng vẫn xác định quyết tâm gắn bó với nghề.

Sau nhiều năm vừa làm vừa tìm tòi, học hỏi, chị Chắp đã làm chủ được các kỹ thuật về nuôi thả cá. Đặc biệt, gia đình chị đã nuôi thành công giống cá bỗng, đây là loài cá có giá trị kinh tế cao, chất lượng thịt thơm ngon, được rất nhiều người ưa thích nên đầu ra tương đối ổn định; hiện nay giá bán trên thị trường khoảng 350 - 400 nghìn đồng/kg. 

Cá thương phẩm của gia đình chị không chỉ cung cấp cho thị trường trong tỉnh mà còn bán ra các tỉnh Lai Châu, Yên Bái, Hà Giang… Ngoài ra, chị Chắp còn mạnh dạn đầu tư ươm nuôi cá giống, cung cấp cho hầu hết các hộ nuôi cá trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận.

Trang trại nuôi các của gia đình chị Hoàng Thị Chắp mỗi năm cho thu nhập hàng tỷ đồng
Trang trại nuôi cá của gia đình chị Hoàng Thị Chắp mỗi năm cho thu nhập hàng tỷ đồng

Từ chỗ chỉ nuôi nhỏ lẻ, đến nay gia đình chị đã phát triển thành trang trại chăn nuôi cá với quy mô lớn, mỗi năm doanh thu đạt trên 1 tỷ đồng. Đặc biệt, mô hình kinh tế của gia đình chị đang giải quyết công ăn việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động địa phương với mức lương từ 4 - 5 triệu đồng/người/tháng, tùy từng công việc. Ngoài ra, gia đình chị cũng đã giúp đỡ hàng trăm hộ dân trong thôn, trong xã về vốn, giống, kỹ thuật chăn nuôi cá để chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập.

Với những kết quả trong sản xuất kinh doanh và công tác xã hội, chị Chắp là một trong những điển hình của Hội Nông dân tỉnh Lào Cai đi dự Hội nghị Biểu dương nông dân sản xuất giỏi toàn quốc vừa qua, và được UBND tỉnh Lào Cai lựa chọn đi dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc giai đoạn 2016 - 2020 tại thủ đô Hà Nội.

Bảo tồn văn hóa truyền thống

Từng công tác nhiều năm ở huyện, khi về nghỉ hưu, ông Hoàng Sín Hòa, dân tộc Nùng, ở xã Nấm Lư, huyện Mường Khương luôn tâm niệm, về hưu không phải là để nghỉ ngơi. Được bà con tín nhiệm bầu là Người có uy tín, ông Hoà luôn đau đáu làm sao để thực hiện được mong muốn là khôi phục, bảo tồn lưu giữ những làn điệu dân ca Nùng Dín.

Theo ông Hòa, dân ca Nùng Dín không có sách mà chỉ được lưu truyền miệng. Những người thuộc và hát được những làn điệu cổ nay đã bước sang tuổi cổ lai hy, nếu không sớm tiến hành ghi chép, sưu tầm lại những bài hát đó thì sợ không kịp. 

Ngày 28/4 tới đây, 150 Người có uy tín tiêu biểu, đại diện cho gần 1.330 Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Lào cai sẽ được tôn vinh tại Hội nghị Biểu dương Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Lào Cai giai đoạn 2018 - 2020. Trong đó có 133 đại biểu nữ, 17 đại biểu nam. Họ là những "đầu tàu" đi đầu trong các phong trào tại cơ sở.

Vì thế, nơi nào có nghệ nhân, nơi nào có người biết hát dân ca Nùng Dín cổ, là ông tìm đến để hỏi han, để nghe hát, rồi ghi chép cẩn thận, tỉ mẩn từng câu hát, từng làn điệu rồi phiên âm sang chữ quốc ngữ để nhiều người đều có thể học hát được. 

Ông Hòa cũng tới các gia đình trong thôn, xã để tìm kiếm và vận động những giọng hát tốt tham gia vào Câu lạc bộ (CLB) dân ca Nùng Dín. Nhờ đó, được thành lập từ tháng 3/2012, đến nay, CLB bộ dân ca Nùng Dín vẫn duy trì đều đặn 2 tháng sinh hoạt 1 lần. 

Không dừng lại ở hoạt động này, ông còn cùng với một số thành viên trong câu lạc bộ đến từng thôn, bản, các trường học trên địa bàn để tổ chức các lớp học dân ca cho thanh thiếu niên, nhi đồng. Qua đó, giúp thế hệ trẻ thêm yêu mến và tự hào về nét đẹp truyền thống của dân tộc mình. Nếu như ở thời gian đầu, toàn xã chỉ có 4 thôn có người biết hát dân ca cổ, thì đến nay đã có 11/11 thôn có người biết hát dân ca Nùng Dín, và đã bước đầu khôi phục được làn điệu hát giao duyên gần như đã bị thất truyền.

Bản thân ông Hòa đã thuộc và lưu giữ được 48 bài hát cổ của 5 làn điệu chính là: Hát mâm cỗ, hát giao duyên, hát mừng, hát chính sự và hát tự sự … Trong những ca khúc đặt lời mới, ông còn lồng ghép vào nội dung tuyên truyền những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước như: Luật Hôn nhân gia đình, đất đai, phòng trừ mê tín dị đoan... để hát tại các thôn bản trong các dịp lễ, tết dân tộc. Qua đó, tạo sự đồng thuận mạnh mẽ trong Nhân dân cùng chung tay bài trừ hủ tục lạc hậu, thi đua lao động sản xuất…

Ông Hòa dạy các cháu thiếu niên, nhi đồng học dân ca Nùng Dín
Ông Hòa dạy các cháu thiếu niên, nhi đồng học dân ca Nùng Dín

Ông Hòa đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú năm 2015. Năm 2017, Ban Chấp hành Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam tặng Bằng khen, ghi nhận ông là Người cao tuổi tiêu biểu ở cơ sở khu vực Tây Bắc.

Giúp người dân xóa bỏ hủ tục

Trước đây, các hủ tục trong việc cưới, việc tang như: Người chết để nhiều ngày trong nhà, tổ chức cưới ăn uống nhiều ngày, thách cưới tốn kém…luôn tồn tại ở thôn Nậm Giang 1, xã Nậm Chạc, huyện Bát Xát. Là Người uy tín của thôn, anh Sùng A Phừ, dân tộc Mông, luôn suy nghĩ, phải làm sao giúp bà con xóa bỏ các hủ tục để tập trung phát triển kinh tế, từng bước xóa đói giảm nghèo.

Theo anh Phừ, những hủ tục này đã tồn tại bao lâu nay, việc một sớm một chiều để bà con xóa bỏ là điều không dễ. Muốn bà con tin và thực hiện đòi hỏi phải kiên trì vận động. 

Vì vậy, anh Phừ đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể trong xã tổ chức 60 buổi tuyên truyền với 1.200 lượt người tham gia. Đồng thời, tổ chức tập huấn, tuyên truyền chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang cho đội ngũ thầy mo, thầy cúng cải tiến việc xem ngày, chọn giờ chôn cất người chết… Bản thân anh Phừ, không kể ngày đêm, mưa gió vẫn đến từng nhà có đám để vận động bà con thực hiện theo nếp sống mới.

“Bây giờ thì khác nhiều rồi, việc tổ chức các nghi lễ trong tang lễ cho người chết được tiến hành đúng quy định, người chết không để trong nhà quá 48 giờ mà đưa đi chôn cất rồi mới tổ chức các nghi thức theo phong tục tập quán của đồng bào. Không còn tình trạng mổ trâu, bò để làm ma, hiến tế và tổ chức ăn uống linh đình. Trong việc cưới, thì cũng có đã có nhiều đổi mới, hiện tượng thách cưới cao, ép gả, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống… đã giảm đáng kể”, anh Phừ cho biết.

Có thể khẳng định, những đóng góp của đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã góp phần để  tỉnh Lào Cai giữ vững quốc phòng - an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là đẩy mạnh công tác giảm nghèo. Đội ngũ Người có uy tín thực sự là những tấm gương sáng trong cộng đồng các DTTS tỉnh Lào Cai.

Nhờ phát huy vai trò "đầu tàu" của đội Ngũ Người có uy tín đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Lào Cai bình quân đạt 5%/năm; đến nay hộ nghèo còn 8,2%. Toàn tỉnh có 61/127 xã hoàn thành nông thôn mới đạt 48,03% tổng số xã; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 29 triệu đồng/năm...


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bình Thuận: Cấp 500 triệu đồng để thực hiện các chính sách đối với Người có uy tín

Bình Thuận: Cấp 500 triệu đồng để thực hiện các chính sách đối với Người có uy tín

Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bình Thuận vừa ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các văn bản của Chính phủ và Ủy ban Dân tộc (nay là Bộ Dân tộc và Tôn giáo).
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại Học viện Phật giáo Nam tông Khmer

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại Học viện Phật giáo Nam tông Khmer

Tiếp tục chuyến công tác tại Tây Nam Bộ, nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer, ngày 8/4, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết các vị sư sãi tại Học viện Phật giáo Nam tông Khmer và Người có uy tín và đồng bào Khmer có hoàn cảnh khó khăn tại các quận/huyện Ô Môn, Thới Lai, Cờ Đỏ (TP. Cần Thơ).
Vang tiếng đàn T’rưng trên thao trường

Vang tiếng đàn T’rưng trên thao trường

Media - Ngọc Thu - 31 phút trước
Thời điểm này, các chiến sĩ mới tại Tiểu đoàn bộ binh 50 (Trung đoàn bộ binh 991, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai) đang miệt mài huấn luyện trên thao trường, bãi tập với những vũ khí, khí tài, trang bị, kèm theo điều kiện thời tiết khắc nghiệt, gian khổ. Trong hoàn cảnh ấy, tiếng đàn T’rưng vang lên hòa cùng cái nắng, cái gió của mùa khô Tây nguyên như "liều thuốc bổ" động viên, nâng cao ý chí tinh thần của các chiến sĩ quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Media - BDT - 37 phút trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 8/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Linh thiêng hai tiếng đồng bào. Tây Côn Lĩnh hoang sơ, đẹp như trong cổ tích. Hiến đất chung tay xây dựng nông thôn mới.
Bình yên xứ Đạo

Bình yên xứ Đạo

Dân tộc - Tôn giáo - An Yên - 46 phút trước
Một cảm nhận khi trở về nhiều giáo xứ, giáo họ ở Nghệ An là sự an yên. Không phải là những hiện hữu trên mỗi nếp nhà khang trang, trên những trục đường rực rỡ cờ hoa và cây xanh… mà đến từ tâm hồn, từ suy nghĩ và hơn hết là từ những hành động, việc làm của chính những giáo dân nơi vùng đất ấy.
Những “đầu tàu” ở bản Dộ - Tà Vờng

Những “đầu tàu” ở bản Dộ - Tà Vờng

Gương sáng - Việt Hòa - 1 giờ trước
Đến bản Dộ - Tà Vờng hôm nay, hệ thống đường điện đang được đầu tư, các điểm trường học và nhà cửa của đồng bào Chứt ngày một khang trang, sạch đẹp. Những đổi thay đó có đóng góp của những Người có uy tín trong đồng bào Chứt ở bản Dộ - Tà Vờng.
Huyện Krông Ana (Đắk Lắk): Hàng trăm hộ đồng bào DTTS nghèo được cấp bồn chứa nước sinh hoạt phân tán

Huyện Krông Ana (Đắk Lắk): Hàng trăm hộ đồng bào DTTS nghèo được cấp bồn chứa nước sinh hoạt phân tán

Dân tộc - Tôn giáo - Lê Hường - 1 giờ trước
Trong hai ngày 8 và 9/4, Phòng Dân tộc và Tôn giáo huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk phối hợp UBND thị trấn Buôn Trấp, các xã Day Sap, Ea Bông, Băng Adrênh, Dur Kmăl tổ chức 296 cấp bồn nước Inox cho các hộ đồng bào DTTS nghèo trên địa bàn.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Nam đón hơn 2,2 triệu lượt khách trong 3 tháng đầu năm

Quảng Nam đón hơn 2,2 triệu lượt khách trong 3 tháng đầu năm

Du lịch - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Nam cho biết, lượt khách tham quan, lưu trú du lịch 3 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh ước đạt 2,23 triệu lượt
Bạc Liêu: Đời sống đồng bào Khmer ngày càng khởi sắc từ Chương trình MTQG 1719

Bạc Liêu: Đời sống đồng bào Khmer ngày càng khởi sắc từ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Thanh Phong - 1 giờ trước
Những năm qua, từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thông qua các chương trình, chính sách dân tộc đời sống kinh tế-xã hội của đồng bào Khmer ở Bạc Liêu ngày càng phát triển toàn diện. Diện mạo ở các vùng có đông đồng bào Khmer sinh sống ngày càng đổi thay, bà con yên tâm lao động, sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, xây dựng đời sống văn hóa.
Tổ chức Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 vui tươi, lành mạnh, đoàn kết, an toàn và tiết kiệm

Tổ chức Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 vui tươi, lành mạnh, đoàn kết, an toàn và tiết kiệm

Dân tộc - Tôn giáo - Thanh Phong - 1 giờ trước
Để đồng bào dân tộc Khmer đón mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 với tinh thần vui tươi, lành mạnh, đoàn kết, an toàn và tiết kiệm, các địa phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực. Tạo điều kiện cho bà con nơi đây đón tết cổ truyền trong không khí vui tươi, lành mạnh và an toàn.
Lạng Sơn: Từ ngày 8/4 triển khai đại trà mô hình dạy học 5 ngày/tuần tại các cơ sở giáo dục THCS và THPT

Lạng Sơn: Từ ngày 8/4 triển khai đại trà mô hình dạy học 5 ngày/tuần tại các cơ sở giáo dục THCS và THPT

Giáo dục - Minh Anh - 1 giờ trước
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Công văn số 1070/SGDĐT-GDTrH ngày 4/4/2025 hướng dẫn triển khai đại trà mô hình dạy học 5 ngày/tuần đối với các cơ sở giáo dục trung học trên địa bàn tỉnh, bắt đầu áp dụng từ ngày 8/4/2025.
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Có an cư mới lạc nghiệp, có nhà ở mới có cơ hội thoát nghèo

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Có an cư mới lạc nghiệp, có nhà ở mới có cơ hội thoát nghèo

Thời sự - Như Tâm – Tào Đạt - 1 giờ trước
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung khẳng định, bà con có an cư mới lạc nghiệp, có nhà ở mới có cơ hội thoát nghèo. Đặc biệt, để thoát nghèo bền vững chắc chắn phải có nơi ăn chốn ở tốt. Do đó, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là một chủ trương rất lớn của Đảng, Nhà nước.