Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những câu chuyện chưa kể về chú chó trung thành Hachiko

Thành Nam - 11:31, 07/07/2022

Có lẽ cái tên Hachiko đã không còn xa lạ gì với nhiều người, thậm chí còn nổi tiếng đến mức kinh đô điện ảnh Hollywood đã làm hẳn một bộ phim chuyển thể về chú chó này vào năm 2009. Tuy nhiên vẫn có nhiều câu chuyện mà ít người biết đến về chú chó biểu tượng của sự trung thành này.

Tượng Hachiko đoàn tụ với giáo sư Ueno tại khoa Nông nghiệp, Đại học Tokyo
Tượng Hachiko đoàn tụ với giáo sư Ueno tại khoa Nông nghiệp, Đại học Tokyo

Hachiko thuộc giống chó Akita, sinh ngày 10/11/1923 tại một nông trại ở tỉnh Akita. Sau đó, nó đã được người chủ của mình là Hidesaburo Ueno - một giáo sư ngành nông nghiệp tại Đại học Hoàng gia Tokyo đem lên Tokyo sinh sống. Suốt nhiều năm liền, chiều nào Hachiko cũng đến nhà ga Shibuya để đợi chủ đi làm về.

Hollywood đã chuyển thể câu chuyện của Hachiko vào bộ phim điện ảnh do nam tài tử Richard Gere thủ vai giáo sư
Hollywood đã chuyển thể câu chuyện của Hachiko vào bộ phim điện ảnh do nam tài tử Richard Gere thủ vai giáo sư

Vào ngày 21/5/1925, ông Ueno đã đột ngột qua đời vì bị đột quỵ lúc đang dạy học. Đó là ngày đầu tiên vào lúc 3 giờ chiều, Hachiko không thấy bóng dáng thân quen của người chủ ở cổng ga tàu. Thế nhưng từ đó, chiều nào cũng vậy, chú chó trung thành vẫn chạy đến cửa nhà ga Shibuya để đợi chủ trở về, chờ đợi một phép màu trong vô vọng. Hành trình này kéo dài liên tục 9 năm 9 tháng trời đằng đẵng, cho đến ngày chính Hachiko cũng ra đi vào ngày 8/3/1935.

Câu chuyện vô cùng cảm động về chú chó Hachiko đã được lan truyền khắp Nhật Bản. Tại nhà ga Shibuya giữa trung tâm Tokyo ngày nay vẫn có bức tượng Hachiko để tưởng niệm chú chó trung thành này. Tuy nhiên, vẫn có khá nhiều sự thật thú vị về Hachiko khác nữa mà không phải ai cũng biết.

1. Hachiko không phải tên thật

Hachiko được vận chuyển trên chuyến tàu tốc hành để đến Tokyo vào 20 giờ cho người chủ mới (là ông giáo sư Ueno). Do đó, ông Ueno đã đặt tên chú là Hachi – số 8 trong tiếng Nhật theo thời gian chú đến Tokyo. Đây được xem là số may mắn của người Nhật.

Chú chó Hachiko kiên nhẫn đợi người chủ đã mất tại ga Shibuya, Tokyo
Chú chó Hachiko kiên nhẫn đợi người chủ đã mất tại ga Shibuya, Tokyo

Còn chữ “ko” thì được thêm vào sau khi câu chuyện của Hachiko lan rộng vào năm 1932 để bày tỏ sự trân trọng lòng trung thành, tận tâm của chú chó. Từ năm 1932 trở đi, dần dần chú chó Hachi được biết đến với cái tên Hachiko.

2. Hachiko không sinh ra ở quận Shibuya, Tokyo

Vì tượng của chú chó Hachiko được đặt tại nhà ga Shibuya, Tokyo nên không ít người hiểu nhầm chú được sinh ra tại vùng này. Thật ra, Hachiko là chú chó Akita thuần chủng được sinh tại thành phố Odate, tỉnh Akita. Bố là Oshinai và mẹ là Goma. Chú chó con Hachiko đã được bán với giá 30 yên cho Hidesaburo Ueno – một nhà nghiên cứu nông nghiệp tại Đại học Tokyo đang tìm kiếm một chú chó Akita thuần chủng. Số tiền này được cho là khá lớn thời bấy giờ.

Ảnh chụp Hachiko cùng gia đình Ueno
Ảnh chụp Hachiko cùng gia đình Ueno

Thành phố Odate rất tự hào là quê hương của chú chó Hachiko, cũng như giống chó Akita. Vì vậy, họ đã dựng tượng của chú chó Hachiko trước nhà ga Odate. Họ cũng trang trí các nắp cống thành phố bằng hình vẽ chú chó Hachiko.

3. Hachiko từng bị bán cho nhiều gia đình 

Sau khi giáo sư Ueno qua đời, gia đình đã đem Hachiko tặng cho nơi khác nuôi. Thế nhưng dù là đến nhà nào, Hachiko vẫn tìm được đường để chạy đến nhà ga Shibuya mỗi buổi chiều. Có những nhà cách ga đến vài dặm nhưng Hachiko vẫn kiên trì với hành trình của mình. Sau nhiều lần đổi chủ, cuối cùng nó cũng "định cư" với người chủ mới là một người làm vườn cho ông Ueno lúc sinh thời tên Kikuzaburo Kobayashi. Vì gia đình Kobayashi sống khá gần ga Shibuya nên mỗi chiều, Hachiko cũng tiện đến đó hơn.

4. Vì sao câu chuyện của Hachiko lại lan truyền rộng rãi đến vậy?

Vào năm 1932, khi Hachiko vẫn còn sống, ông Hirokichi Saito - Chủ tịch Hiệp hội Bảo tồn chó Nhật Bản đã nghe được câu chuyện về chú chó ngày ngày đợi người chủ đã khuất. Hirokichi Saito chính là một học sinh cũ của Giáo sư Ueno và là chuyên gia nghiên cứu về giống chó Akita.

Câu chuyện về Hachiko được đăng lên báo Asahi Shimbun năm 1932
Câu chuyện về Hachiko được đăng lên báo Asahi Shimbun năm 1932

Ông đã viết câu chuyện này lên tạp chí Asahi Shibum và nó nhanh chóng được lan truyền khắp nước Nhật vì làm lay động trái tim mọi người. Hachiko đã trở nên nổi tiếng từ đó và được gọi là biểu tượng của lòng trung thành.

5. Tượng của Hachiko đã từng bị phá hủy trong Thế chiến II

Tượng của Hachiko ngày nay ở giữa trung tâm Tokyo
Tượng của Hachiko ngày nay ở giữa trung tâm Tokyo

Trong chiến tranh Thế giới II, nhu cầu về kim loại để chế tạo máy móc tăng cao. Vì vậy mà ngay cả tượng của chú chó Hachiko rất được công chúng yêu thích cũng bị đem đi nung chảy để làm nguyên liệu sản xuất cho một bộ phận của đầu máy xe lửa. Điều đáng buồn là bức tượng lại bị nấu chảy chỉ một ngày trước khi chiến tranh kết thúc.

Cả hai bức tượng của Hachiko ở ga Shibuya và ga Odate đều bị nung chảy để làm nguyên liệu trong chiến tranh. Sau chiến tranh Thế giới II, con trai của nhà điêu khắc Teru Ando là Takeshi đã nối gót cha mình và tạo nên một bức tượng Hachiko mới. Đó cũng chính là bức tượng Hachiko mà bạn thấy ở ga Shibuya ngày nay. Còn tại quê nhà Odate, tượng Hachiko bây giờ bạn nhìn thấy cũng được đúc mới vào năm 1967. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
THÔNG CÁO ĐẶC BIỆT VỀ LỄ QUỐC TANG NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐỨC LƯƠNG

THÔNG CÁO ĐẶC BIỆT VỀ LỄ QUỐC TANG NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐỨC LƯƠNG

Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Trần Đức Lương, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức Lễ tang Đồng chí với nghi thức Lễ Quốc tang.
Tin nổi bật trang chủ
Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sáng 22/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
THÔNG CÁO ĐẶC BIỆT VỀ LỄ QUỐC TANG NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐỨC LƯƠNG

THÔNG CÁO ĐẶC BIỆT VỀ LỄ QUỐC TANG NGUYÊN CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐỨC LƯƠNG

Thời sự - PV - 20:35, 22/05/2025
Để tỏ lòng tiếc thương và tưởng nhớ đồng chí Trần Đức Lương, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức Lễ tang Đồng chí với nghi thức Lễ Quốc tang.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thời sự - PV - 20:25, 22/05/2025
Tổng Bí thư đánh giá cao sự thẳng thắn của Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong kiểm điểm, đánh giá rất kỹ những tồn tại, hạn chế trên từng mặt công tác.
Đồng vốn chính sách nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của đồng bào vùng sâu Đắk Nông

Đồng vốn chính sách nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của đồng bào vùng sâu Đắk Nông

Công tác Dân tộc - Tiến Mạnh - 16:46, 22/05/2025
Trong hành trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Đắk Nông triển khai đã trở thành công cụ quan trọng, mang lại hiệu quả thiết thực. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, đồng vốn ưu đãi đã tiếp cận đúng đối tượng, kịp thời hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.
Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Rào cản thoát nghèo do chồng lấn địa giới hành chính: Đồng bào cần sớm được an cư lạc nghiệp (Bài cuối)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 16:46, 22/05/2025
Sống giữa vùng chồng lấn về địa giới hành chính, hàng trăm hộ dân Xơ Đăng ở thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) vẫn gồng mình bám đất, bám thôn để phát triển kinh tế, nuôi hy vọng về một ngày được ổn định nơi ăn, chốn ở. Tuy nhiên, để những nỗ lực ấy không mãi dở dang, vấn đề chồng lấn địa giới hành chính giữa hai tỉnh Quảng Nam – Kon Tum cần sớm được giải quyết dứt điểm, minh bạch.
Cà Mau: Huy động, bố trí nguồn lực hoàn thành kế hoạch Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Cà Mau: Huy động, bố trí nguồn lực hoàn thành kế hoạch Chương trình MTQG 1719 năm 2025

Tin tức - Như Tâm - 15:58, 22/05/2025
Ngày 22/5, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch thực hiện các dự án, tiểu dự án sử dụng vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2025.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng: Quyết tâm cơ bản hoàn thành tháo gỡ

Thủ tướng: Quyết tâm cơ bản hoàn thành tháo gỡ "điểm nghẽn" thể chế ngay trong năm 2025

Thời sự - PV - 15:55, 22/05/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu cần tập trung nguồn lực, quyết tâm cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những "điểm nghẽn" do quy định pháp luật ngay trong năm 2025, đồng thời đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ tư duy "quản lý" sang "phục vụ", từ bị động sang chủ động, linh hoạt kiến tạo sự phát triển.
Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Tin tức - Anh Trúc - 15:06, 22/05/2025
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu vừa cứu sống một người đàn ông bị ngộ độc do ăn nấm lạ.
Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời sự - Hoàng Quý - 15:04, 22/05/2025
Sáng 22/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Tin tức - Anh Trúc - 12:17, 22/05/2025
Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức công nhận thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam.
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 11:16, 22/05/2025
Tình trạng chồng lấn địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Nam và Kon Tum khiến thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) rơi vào cảnh bị bỏ quên trong suốt nhiều năm. Hơn 1.000 người dân Xơ Đăng sinh sống tại đây đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, đặc biệt là khó khăn về hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường học, trạm y tế và sóng điện thoại.