Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Nhịp chày giã gạo còn vang

PV - 15:22, 24/03/2021

Khi máy xay xát có mặt khắp làng, những tưởng tiếng chày chỉ còn trong câu chuyện xưa cũ của ông bà kể lại. Nhưng không, ở làng Kon Jơ Dreh, xã Đăk Blà (thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum), tiếng nổ ồn ào của những cỗ máy xay xát không thay thế được tiếng chày giã gạo. Trong nhịp sống hối hả, vội vã, nhà nhà vẫn giữ việc giã gạo hàng ngày như một phần tất yếu của cuộc sống, vừa để bữa cơm thêm ngon, vừa lưu lại nét đẹp văn hóa của người Ba Na tự bao đời.

Giã gạo là công việc thường ngày của chị em phụ nữ ở làng Kon Jơ Dreh. Ảnh: H.T
Giã gạo là công việc thường ngày của chị em phụ nữ ở làng Kon Jơ Dreh. Ảnh: H.T

Khi tiếng gà gáy gọi nhà nhà thức giấc cũng là lúc ngày mới bắt đầu ở làng Kon Jơ Dreh. Không còn ủ mình trong chiếc chăn dày cộm, Y Ngân dụi mắt, đánh răng, rửa mặt, xuống cầu thang, cột gọn gàng mái tóc dài rồi bắt đầu công việc thường ngày: giã gạo.

Đổ những hạt thóc vàng ươm vào chiếc cối tròn đã mòn vẹt bởi thời gian, Ngân nhịp nhàng giã. Thụp, thùm thụp, thùm thụp… sau 4-5 nhịp đều đặn, những hạt thóc văng dần lớp vỏ vàng, hạt gạo trắng lấm tấm dần xuất hiện trong chiếc cối. Khi những hạt gạo thoát ra khỏi lớp áo bọc cũng là lúc Y Ngân vã mồ hồi. Ngưng nhịp chày, Y Ngân ôn tồn: “Từ khi còn nhỏ, lúc bố mẹ ra ruộng, lên rẫy, bọn em ở nhà phụ giúp giã gạo, dọn dẹp nhà cửa. Ở làng này, chẳng riêng em, hầu như chị em nữ, ai cũng biết giã gạo”.

Tôi mượn chiếc chày, từ Y Ngân để thử sức mình. Dù đã được hướng dẫn kỹ, nhưng sau nhiều nhịp giã, mồ hôi vã, đôi tay mỏi nhừ, hạt lúa vẫn còn nguyên vẹn. Hình dáng giã gạo của khách khiến Y Ngân và các chị cười rôm rả: “Nhìn vậy chứ không phải đơn giản đâu, phải có sức và phải đúng nhịp nữa.

Trong tiếng nói cười ngân vang khắp làng, như để giúp khách đến thăm làng hiểu thêm về việc giã gạo, chị Y Hồng – hàng xóm của Y Ngân về nhà, lấy thêm 1 chiếc chày ở góc bếp, chạy sang cùng giã. Không có chút khó khăn, trên cùng 1 chiếc cối nhỏ, hai chị em vừa giã, vừa cười rất vui vẻ. Hai chân đứng vững tay cầm chày đặt thẳng trước mặt, khi chị Hồng cúi người giã cũng là lúc Y Ngân nâng chày. Và cứ thế, nhịp nhàng, thụp, thùm thụp… tiếng giã gạo ngân lên như hòa thành một bản nhạc độc đáo.

Trong khi khách trầm trồ ngưỡng mộ, chị Y Hồng giải thích thêm: “Hai người giã phải hiểu ý nhau. Chiếc cối nhỏ, người này giã, người kia phải nâng và phải làm đều đặn, nhịp nhàng, nếu không sẽ vướng chày, không giã được đâu. Mình ở đây giã quen rồi, cứ thế là làm thôi, chứ nhiều người học mãi vẫn không vào nhịp được”.

Sau khoảng 15 phút cùng giã, tất cả gạo lẫn trấu được đổ ra một chiếc nia lớn. Trong lúc Y Ngân ngồi cẩn thận lấy từng hạt gạo văng ra ngoài đất bỏ vào trong nia, chị Y Hồng lấy một ít từ nia, bỏ vào cái sàng và sảy. Chị nắm 2 bên vành cái sàng, đưa 2 tay đều đều theo 1 vòng tròn và thỉnh thoảng nhấc 1 tay cho các hạt thóc gom lại.

Các công đoạn đều yêu cầu sự khéo léo. Ảnh: H.T
Các công đoạn đều yêu cầu sự khéo léo. Ảnh: H.T

Đôi bàn tay sảy nhanh khiến cả lúa và thóc như tạo thành một lớp sóng. Sau những cái lắc người, lắc tay đều đặn, chị Hồng đã nhóm vào giữa mặt sàng là trấu, những hạt lép và một bên là những hạt gạo. Chị loại bỏ những hạt lép và đổ gạo vào thúng.

Không trắng như gạo xát bằng máy, hạt gạo được giã xong vẫn đục, lớp vỏ gạo vẫn còn. Cặm cụi ngồi nhặt những hạt sạn, hạt thóc còn lẫn trong gạo, các chị bảo, chính lớp vỏ gạo này mới có chất, khi nấu cơm, ăn có vị ngòn ngọt. Bởi lẽ đó, bà con thích ăn gạo tự giã hơn gạo xay xát. Và cũng bởi gạo giã giữ được tinh chất, ngon hơn so với gạo xay xát nên những ngày trước các lễ hội, tết, người dân nơi đây thường dành thời gian để giã thật nhiều gạo, để sử dụng làm rượu cần hoặc các món ăn dân dã.

Biết giã gạo từ thuở thiếu niên, bây giờ đã qua tuổi 50, việc giã gạo như trở thành hơi thở cuộc sống của cô Y Hắt. Cứ mỗi sáng, bên bếp lửa đỏ rực tỏa hơi ấm, cô lại bắt đầu giã rồi lại giần sàng… để lấy gạo chuẩn bị bữa sáng cho cả gia đình. “Khi có thời gian, tôi thường giã gạo để sẵn, nhưng những lúc bận rộn, cứ chiều hoặc sáng sớm tôi tranh thủ giã để kịp bữa ăn cho gia đình. Giã gạo xong nấu liền mới ngon nên mỗi ngày nhịp chày cứ thình thụp từ đầu làng đến cuối làng. Mọi người cứ bảo xay xát tiện, nhưng bà con vẫn thích tự tay giã gạo hơn. Dù giã gạo mệt và tốn thời gian nhưng đó là nhịp sống thường ngày rồi, chẳng ai muốn bỏ”- cô nói.

Giã gạo, nấu một bữa cơm ngon cũng là cách thể hiện tình yêu thương. Ảnh: H.T
Giã gạo, nấu một bữa cơm ngon cũng là cách thể hiện tình yêu thương. Ảnh: H.T

Nhìn các công đoạn để hạt thóc trở thành hạt gạo mới thấy mỗi công đoạn đều yêu cầu ở người làm sự khéo léo, tỉ mẩn, chuyên tâm, chăm chút. “Chính việc giã gạo dạy cho em trân quý những hạt gạo, hiểu được cách chăm sóc và chăm chút cho những người thân yêu. Giã gạo, nấu bữa cơm ngon cho bố mẹ mỗi ngày, đó cũng là cách yêu thương” – Y Ngân chia sẻ.

Bếp lửa đỏ rực, nồi cơm sôi sùng sục, nước cơm được chắt ra, hòa với ít đường cho lũ trẻ nhỏ. Đợi thêm vài phút, cơm chín, thơm ngây ngất. Tất cả hoàn tất, mâm cơm được bày ra giữa nhà sàn, cả nhà quây quần trong bữa cơm sáng. Chỉ với ít cá kho, rau luộc, muối đậu mà bữa sáng thật ngon lành. Hạt cơm ngọt dịu quyện với vị thức ăn, người nào cũng ăn trọn 2-3 bát. Cái bụng đã no, ai nấy đều sẵn sàng cho một ngày làm việc hiệu quả.

Chợt nghĩ, xã hội phát triển, mai này không ai biết nhịp chày có còn vang ở các làng nữa hay không, nhưng nhiều người thừa nhận rằng, hạt gạo trắng từ chày giã gạo nấu cơm thường thơm ngon và ý vị hơn cơm gạo từ máy xay xát.



Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Gió qua miền Phước Tích

Gió qua miền Phước Tích

Những đôi bàn tay vơi màu bùn đất, lò nung cũng mất dần đi, danh tiếng một thuở của tiền nhân với nghiệp gây dựng gần 500 năm cứ thế nhạt dần. Người làng gốm Phước Tích chênh chao nhớ mỗi khi gió thổi ngang qua miền Cố đô.
Tin nổi bật trang chủ
Những niềm tự hào Việt Nam ở ASEAN Para Games 12

Những niềm tự hào Việt Nam ở ASEAN Para Games 12

Thể thao - Giải trí - PV - 2 giờ trước
Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 12 (ASEAN ASEAN Para Games 12) sẽ chính thức khép lại tối 9/6. Đoàn Thể thao Người khuyết tật Việt Nam đã trải qua một kỳ đại hội thành công ngoài mong đợi.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam: Nơi giao thoa văn hóa các dân tộc vùng Tây Nam Bộ

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam: Nơi giao thoa văn hóa các dân tộc vùng Tây Nam Bộ

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 2 giờ trước
Đã thành thông lệ, vào tháng 4 (Âm lịch) hằng năm, Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa Xứ núi Sam (TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang) trở thành điểm hẹn trẩy hội của hàng triệu du khách thập phương. Đây là lễ hội truyền thống được giữ gìn, thực hành qua nhiều thế hệ, thể hiện bản sắc và sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc Kinh, Khmer, Chăm, Hoa.
Vinamilk đẩy mạnh đầu tư và khai thác thị trường nước ngoài

Vinamilk đẩy mạnh đầu tư và khai thác thị trường nước ngoài

Kinh tế - PV - 2 giờ trước
Song song với việc phát triển thị trường nội địa, Vinamilk- Công ty sữa hàng đầu Việt Nam tích cực khai thác các cơ hội để mở rộng kinh doanh tại các thị trường quốc tế, thông qua hoạt động đầu tư vào các chi nhánh nước ngoài và xuất khẩu.
Mùa vàng nơi “chảo lửa”

Mùa vàng nơi “chảo lửa”

Kinh tế - An Yên - 2 giờ trước
Những thửa ruộng vàng óng, mây mẩy; tiếng máy gặt rền vang đồng trên bãi dưới… bức tranh ngày mùa như hối hả hơn dưới cái nắng gay gắt của vùng “chảo lửa”. Trung Bộ được mùa lúa Xuân.
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội: Những điểm thí sinh cần lưu ý

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại Hà Nội: Những điểm thí sinh cần lưu ý

Giáo dục - PV - 3 giờ trước
Kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội năm học 2023-2024 diễn ra ngày 10 và 11/6/2023. Có nhiều điểm thí sinh cần lưu ý trước và trong kỳ thi. Đặc biệt, thí sinh cần lưu ý đến đúng giờ, bởi nếu quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài, thí sinh sẽ không được tham dự buổi thi đó.
Ấn tượng cuộc thi Hướng dẫn viên du lịch giỏi tỉnh Sơn La năm 2023

Ấn tượng cuộc thi Hướng dẫn viên du lịch giỏi tỉnh Sơn La năm 2023

Cuộc thi Hướng dẫn viên du lịch giỏi tỉnh Sơn La năm 2023 là 1 trong 10 hoạt động được tổ chức tại Ngày hội Du lịch văn hóa Sơn La “Điểm đến thiên khu vực hàng đầu thế giới năm 2023”. Cuộc thi thu hút sự tham gia của 27 thí sinh đến từ các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh với các tiết mục đặc sắc, hấp dẫn, kỹ năng hướng dẫn du lịch chuyên nghiệp, lôi cuốn người xem.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Đại sứ Bulgaria

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp Đại sứ Bulgaria

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Sáng 9/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tiếp bà Marinela Petkova, Đại sứ Bulgaria, đến chào từ biệt kết thúc nhiệm kỳ tại Việt Nam.
Khai mạc trưng bày

Khai mạc trưng bày "Thi đua ái quốc - Ươm những mầm xanh"

Tin tức - Trương Vui - 4 giờ trước
Sáng 9/6, tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã diễn ra Lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Thi đua ái quốc - Ươm những mầm xanh”, nhân Kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2023).
Gia Lai: Tuyên dương gương Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác

Gia Lai: Tuyên dương gương Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác

Tin tức - Ngọc Thu - 4 giờ trước
Sáng 9/6, tại Tp. Pleiku, Tỉnh đoàn Gia Lai đã tổ chức chương trình Tuyên dương “Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác”, Sơ kết 3 năm xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tỉnh Gia Lai. Tham dự có 75 đại biểu được tuyên dương gương Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác cùng hơn 200 đoàn viên, thanh niên đến từ các tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn Tp. Pleiku.
Thái Nguyên: Tập huấn nâng cao năng lực thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững

Thái Nguyên: Tập huấn nâng cao năng lực thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững

Xã hội - Trí Phương - 4 giờ trước
Ngày 9/6, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững năm 2023. Tham gia Hội nghị có 250 cán bộ, công chức là thành viên tổ công tác Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022 - 2025 từ cấp tỉnh đến cấp xã.
Thanh Hóa long trọng Kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra

Thanh Hóa long trọng Kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra "Lời kêu gọi Thi đua ái quốc"

Tin tức - Quỳnh Trâm - 6 giờ trước
Sáng 9/6, tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi Thi đua ái quốc” (11/6/1948 - 11/6/2023); sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XIII) và biểu dương các điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.