Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhìn lại công tác phòng chống siêu bão ở Quảng Ninh: Bài học không được chủ quan, lơ là (Bài 2)

Mỹ Dung - 17:14, 17/09/2024

Đã hơn 10 ngày kể từ khi bão số 3 đổ bộ, những thiệt hại nặng nề vẫn đang hiện diện tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, ở đó, sức mạnh toàn dân đã và đang được phát huy cao độ, trở thành động lực lớn để Quảng Ninh vượt qua chồng chất khó khăn. Nhìn lại công tác phòng chống, ứng phó cơn bão kinh hoàng ấy, việc không được chủ quan, lơ là là bài học cần khắc cốt ghi tâm.

Hiện nay, do khối lượng thiệt hại quá nhiều, thời tiết chưa thực sự thuận lợi nên chưa thể làm kịp thời điện cung cấp cho người dân
Do khối lượng thiệt hại quá nhiều, thời tiết chưa thực sự thuận lợi nên ngành Điện Quảng Ninh chưa thể khắc phục hết được hậu quả thiệt hại để đảm bảo 100% việc cung cấp điện cho người dân

Bài học kinh nghiệm?!

Sau gần 5 giờ đồng hồ hứng chịu sự tàn phá của cơn bão số 3, tỉnh Quảng Ninh chịu thiệt hại vô cùng nặng nề. Nhiều người dân tại Hạ Long cho biết, họ không thể tưởng tượng nổi thành phố bên bờ vịnh xinh đẹp này có thể trải qua sự tàn phá kinh khủng đến thế. Không ít người tự nhìn nhận, sự chủ quan về mức độ nguy hiểm của cơn bão ngay từ phía người dân.

Chị Trần Thị Huệ, 58 tuổi, một người dân của TP. Hạ Long nói: “Ở cái tuổi này tôi cũng đã cùng mọi người trải qua nhiều cơn bão rồi, nhưng chưa bao giờ có cơn bão lớn đến thế. Thật khủng khiếp! Nhưng phải thú thật rằng, mặc dù cũng được nghe và cập nhật trước về thông tin bão, vậy mà người dân chúng tôi còn chủ quan nên thiệt hại càng nhiều”.

Đáng chú ý, cùng với kêu gọi tàu thuyền về nơi neo đậu tránh trú bão, tỉnh Quảng Ninh còn yêu cầu, chủ các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên biển thực hiện gia cố và tổ chức di chuyển người lên bờ. Thế nhưng trên thực tế, không ít người vẫn cố ở lại tàu thuyền để giữ đồ đạc, tài sản trên tàu.

Anh Trần Văn Nam, khu tái định cư Cái Xà Cong, khu 8 chia sẻ: “Nói thật đồ nghề, tài sản cả đời tích cóp mà bỏ hẳn lên bờ cũng xót nên chúng tôi vẫn để người ở lại tàu. Như tàu của tôi vẫn có anh trai và một đứa em ở lại. Rất may không bị sao cả. Giờ mọi người về rồi mới thật hoàn hồn”.

Chủ quan, lơ là và mạo hiểm, đó là tự đánh giá cũng như bài học kinh nghiệm của không ít người và gia đình khi cơn bão số 3 qua. Dân chủ quan là thế, nhưng cũng theo chia sẻ của nhiều người, sau cơn bão tình trạng mất sóng điện thoại, mất điện, mất nước diễn ra cả tuần trời. Đặc biệt, đến nay cả chục ngày nhưng ngay tại TP. Hạ Long vẫn chỗ có chỗ không. Đặc biệt, tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS thì tình trạng mất điện vẫn còn nhiều.

Chị Bàn Thị Mơ, dân tộc Dao, người dân ở thôn 6, xã Quảng La (TP. Hạ Long) ngậm ngùi: “Bão đã qua cả mười ngày qua nhưng chỗ nhà tôi vẫn chưa có điện. Bất tiện lắm. Mà nghe nói ngoài phố còn đầy nơi chưa có điện chứ nói gì trong này. Bão đã thiệt hại nặng lắm rồi, chúng tôi mong lắm có điện sớm để quay trở lại cuộc sống thường ngày”.

Chia sẻ về những khó khăn trong việc chậm khắc phục tình trạng điện cho người dân, ông Đặng Thành, Phó Giám đốc Điện lực tỉnh Quảng Ninh cho biết, hiện nay do khối lượng thiệt hại quá nhiều, thời tiết chưa thực sự thuận lợi nên chưa thể làm kịp thời được. Đây cũng là cơn bão mạnh khiến cho nhiều hệ thống thiết kế cũng bị ảnh hưởng nhiều.

“Chúng tôi nỗ lực đang phối hợp để huy động các lực lượng và các đơn vị thi công nhà thầu bên ngoài, cũng như chuẩn bị lượng vật tư thiết bị đảm bảo kịp thời để triển khai khắc phục sự cố do bão”, ông Thành cho hay.

Bão số 3 "xóa trắng" nhiều cánh rừng
Bão số 3 "xóa trắng" nhiều cánh rừng

Đối với các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS thì việc khắc phục và khôi phục lại kinh tế lại càng khó khăn. Xã vùng cao Tân Dân (TP. Hạ Long) với 92% là người DTTS sinh sống, sống chủ yếu dựa vào nông, lâm nghiệp. Ông Giáp Mạnh Vững, Phó Chủ tịch UBND xã chia sẻ trăn trở: “Cơn bão số 3 gần như quét sạch rừng. Đời sống kinh tế của bà con đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Chúng tôi đang tích cực vận động người dân khắc phục thiệt hại, khôi phục kinh tế. Tuy nhiên, rất mong tỉnh và các cơ quan chức năng có chính sách nhanh chóng, kịp thời giúp bà con ổn định cuộc sống và giúp chính quyền địa phương thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội”.

Sẽ xây dựng cơ chế hỗ trợ riêng của tỉnh

Kịp thời nắm bắt tình hình, hiện tỉnh Quảng Ninh đang tập trung rà soát, thống kê các thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ gây ra; phân loại các đối tượng bị ảnh hưởng để thực hiện kịp thời các chính sách hỗ trợ cho các đối tượng bị thiệt hại.

Ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, bên cạnh những kiến nghị, đề xuất của các tổ chức tín dụng với cơ quan Trung ương, tỉnh Quảng Ninh cũng sẽ nghiên cứu chính sách riêng để hỗ trợ các nhóm đối tượng này: "Tỉnh Quảng Ninh sẽ ban hành chính sách riêng, nằm ngoài các chính sách hiện hành để hỗ trợ cho người dân và các tổ chức sản xuất ở 4 lĩnh vực. Một là, các hộ dân nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy hải sản. Thứ hai là trồng rừng, cây cối, hoa màu và lúa. Thứ ba là các hộ kinh doanh ở lĩnh vực du lịch, thương mại và cuối cùng là liên quan tới công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp”.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy (đeo kính đứng thứ 2 từ trái sang) đi kiểm tra thiệt hại ở tất cả các lĩnh vực và quyết định địa phương sẽ có chính sách riêng để hỗ trợ người dân vực dậy sau bão
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy (người đeo kính, thứ 2 từ trái sang) kiểm tra việc đánh giá thiệt hại và quyết định địa phương sẽ có chính sách riêng để hỗ trợ người dân tái thiết lại cuộc sống sau bão

Được biết, để kịp thời ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng của cơn bão số 3, Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh dự kiến sẽ họp phiên bất thường vào ngày 23/9 sắp tới.

Cơn bão số 3 và hoàn lưu bão qua đi đã đặt cho chính quyền Quảng Ninh khối lượng công việc khổng lồ cần giải quyết. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão đang được cấp ủy, chính quyền, Nhân dân tập trung dồn lực, tranh thủ từng phút từng giờ để sớm đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường. Tin tưởng rằng, chính quyền và người dân Vùng mỏ sẽ luôn đồng lòng, cùng rút ra những kinh nghiệm và bài học kinh nghiệm từ cơn bão vừa qua!

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Phú Lương (Thái Nguyên): Đào tạo nghề, giúp bà con vùng đồng bào DTTS thoát nghèo bền vững

Phú Lương (Thái Nguyên): Đào tạo nghề, giúp bà con vùng đồng bào DTTS thoát nghèo bền vững

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 2 giờ trước
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tạo việc làm bền vững, chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân vùng DTTS và miền núi là một trong những hướng đi trọng tâm được huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) đã và đang triển khai tích cực và thực hiện có hiệu quả.
Ngân hàng Chính sách Xã hội: Bổ sung khoảng 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách, tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Ngân hàng Chính sách Xã hội: Bổ sung khoảng 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách, tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão

Tin tức - Mai Hương - 2 giờ trước
Ngày 19/9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Huỳnh Văn Thuận, cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31/12/2024.
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Đồng Nai tổ chức Lễ ký kết tín dụng, truyền thông, đào tạo

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Đồng Nai tổ chức Lễ ký kết tín dụng, truyền thông, đào tạo

Tin tức - Thành Nhân - 2 giờ trước
Mới đây, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) tỉnh Đồng Nai và Liên minh Hợp tác xã (HTX) Đồng Nai đã tổ chức lễ ký kết chương trình hợp tác trong lĩnh vực tín dụng, truyền thông, đào tạo và các lĩnh vực khác, để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn.
Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Kiến trúc di sản nhà rường Huế trong dòng chảy hiện đại

Sắc màu 54 - Minh Ngọc – Bảo Anh - 19:03, 19/09/2024
Trong kiến trúc xây dựng xưa cũ, nhà rường Huế là một phần quan trọng, độc đáo của văn hóa Huế. Trong dòng chảy hiện đại, kiến trúc di sản nhà rường Huế với tuổi đời gần 400 năm đã xuất hiện những xu thế tích cực, phù hợp với mục đích và công năng sử dụng mới.
Quảng Nam: Sạt lở đất tại huyện Nam Trà My, di dời dân khẩn cấp

Quảng Nam: Sạt lở đất tại huyện Nam Trà My, di dời dân khẩn cấp

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 18:55, 19/09/2024
Ngày 19/9, ông Trần Duy Dũng - Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My (Quảng Nam) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra sạt lở đất tại nhiều tuyến đường ảnh hưởng tới một số nhà dân, trường học, trụ sở cơ quan nhà nước.
Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Độc đáo bánh “ma eng”của người Tày, Nùng ở Bình Gia

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghị quyết mới của Chính phủ về Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3. Độc đáo bánh “ma eng” của người Tày, Nùng ở Bình Gia. Sức sống mới nơi bản xa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trà Vinh: Ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om

Trà Vinh: Ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om

Du lịch - Nguyệt Anh - 18:54, 19/09/2024
Ngày 19/9, Tỉnh đoàn Trà Vinh tổ chức lễ ra mắt công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om và Tiện ích Đoàn viên thanh niên tỉnh Trà Vinh (mini app CYU Trà Vinh) trên nền tảng Zalo. Công trình số hóa Khu di tích Danh thắng quốc gia Ao Bà Om là 1 trong 5 nhiệm vụ số hóa của Tỉnh đoàn Trà Vinh thực hiện trong năm 2024.
Bình Dương công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Bình Dương công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Tin tức - Duy Chí - 18:03, 19/09/2024
Ngày 19/9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo về Lễ công bố Quyết định số 790/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ đạt phát thải ròng bằng “0” và vượt qua bẫy thu nhập trung bình.
Quảng Bình: Di dời khẩn cấp 145 hộ dân miền núi để đề phòng sạt lở đất

Quảng Bình: Di dời khẩn cấp 145 hộ dân miền núi để đề phòng sạt lở đất

Tin tức - Khánh Ngân - 17:59, 19/09/2024
Ngay trước thời điểm bão số 4 đổ bộ vào đất liền, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình Đoàn Ngọc Lâm đã lên hai huyện miền núi Minh Hóa và Tuyên Hóa (Quảng Bình) để chỉ đạo công tác ứng phó với bão.
Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

Khát vọng màu xanh trên vùng đất nắng

Kinh tế - Bá Minh Truyền - 17:57, 19/09/2024
Ninh Thuận là nơi có lượng mưa thấp nhất trong cả nước. Sản xuất nông nghiệp luôn gặp tình trạng khô hạn, thiếu nước, ảnh hưởng lớn đến cây hoa màu. Với khát vọng làm giàu từ chính mảnh đất khô hạn, anh Lưu Trường Lâm, dân tộc Chăm, chủ cơ sở Farm Bazô đã chủ động chuyển đổi cây trồng truyền thống sang trồng cây tre lấy măng. Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch của cơ sở Farm Bazô mang lại hiệu quả kinh tế, giải quyết được nỗi lo của người nông dân sinh sống ở vùng đất nắng.
Nguyên Bình - Nơi sáng lên tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Nguyên Bình - Nơi sáng lên tình dân tộc, nghĩa đồng bào

Phóng sự - Minh Thu - 17:48, 19/09/2024
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, từ ngày 7 - 10/9, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, mưa lớn kéo dài liên tục, xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt trên diện rộng, đặc biệt ở huyện Nguyên Bình có 3 điểm sạt lở tại các xóm Khuổi Ngọa, Lũng Lỳ, xã Ca Thành và xóm Lũng Súng, xã Yên Lạc, làm chết, bị thương và mất tích nhiều người. Ngay khi mưa lũ xảy ra, các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận hiện trường, triển khai công tác ứng cứu.