Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhìn lại chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

TS. Lý Thị Thu - 22:27, 08/06/2024

Người có uy tín trong đồng bào DTTS là những người tiên phong trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; góp phần giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội,... Đóng góp của đội ngũ Người có uy tín trong vùng DTTS được Đảng, Nhà nước ghi nhận; chính sách cho Người có uy tín cũng đã được ban hành, triển khai kịp thời. Để phát huy hơn nữa vai trò của lực lượng quần chúng đặc biệt này, việc điều chỉnh chính sách cho Người có uy tín là hết sức cần thiết.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh trao quà mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2024 đến Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước TP. Cần Thơ ngày 10/4/2024. Ảnh: N.Tâm
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh trao quà mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2024 đến Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước TP. Cần Thơ ngày 10/4/2024. Ảnh: N.Tâm

Động viên kịp thời

Tại Hội nghị biểu dương, tôn vinh Người có uy tín trong đồng bào DTTS ngày 12/12/2023, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã khẳng định, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ưu tiên nguồn lực đầu tư, chăm lo phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; đặc biệt là nguồn lực từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Các chính sách đầu tư, hỗ trợ đã góp phần giảm tỷ lệ nghèo ở vùng DTTS và miền núi bình quân 2 - 3%/năm; các xã, thôn đặc biệt khó khăn giảm 3 - 4%; các huyện nghèo giảm 4 - 5%, có nơi giảm trên 5%. Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, lao động - việc làm,… cũng đạt được những thành tựu to lớn; bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS được gìn giữ, phát huy.

“Thành tích đó có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn 51 tỉnh, thành vùng đồng bào DTTS và miền núi trên cả nước”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh nhấn mạnh.

Nhiều chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã được triển khai, qua đó kịp thời hỗ trợ, động viên Người có uy tín phát huy hơn nữa vai trò của mình.

Thực tế, xuất phát từ đặc điểm, vị trí, vai trò và những đóng góp của đội ngũ Người có uy tín, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, coi trọng lực lượng quần chúng đặc biệt này trong thực hiện chính sách dân tộc. Nhiều chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã được triển khai, qua đó kịp thời hỗ trợ, động viên Người có uy tín phát huy hơn nữa vai trò của mình.

Trong giai đoạn 2018 - 2022, thực hiện Quyết định 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ “về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS” (Quyết định 12), các địa phương đã tổ chức hội nghị tập huấn, phổ biến, cung cấp thông tin cho gần 90.000 lượt Người có uy tín; tổ chức 3.631 cuộc thăm hỏi, tặng quà cho 149.796 lượt Người có uy tín nhân dịp tết Nguyên đán và 1.648 cuộc với 29.943 lượt Người có uy tín nhân dịp Tết truyền thống của các DTTS…

Ngoài ra, các địa phương đã tổ chức 10.359 cuộc thăm hỏi, hỗ trợ cho 13.704 lượt Người có uy tín khi ốm đau, bệnh tật; thăm hỏi 2.315 cuộc và trợ cấp cho 5.860 trường hợp gia đình 2.315 cuộc gặp khó khăn; tổ chức 3.104 cuộc thăm viếng Người có uy tín và thân nhân qua đời; 433 cuộc thăm hỏi, hỗ trợ khác cho 6.138 lượt Người có uy tín; cung cấp thông tin, cấp phát báo Dân tộc và Phát triển và báo địa phương cho Người có uy tín.

Cần điều chỉnh để hợp nhất chính sách

Trong quá trình thực hiện Quyết định 12, có một số nội dung chưa thực sự phù hợp với thực tế nên triển khai chưa hiệu quả. Vì vậy, ngày 23/11/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg (Quyết định 28) “về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/03/2018. Với Quyết định số 28, chế độ chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS về cơ bản đã hoàn chỉnh và đầy đủ.

Tuy nhiên, một bất cập hiện nay là chính sách với Người có uy tín trong đồng bào DTTS ngoài quy định tại Quyết định 12 (được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quyết định số 28) thì còn được quy định tại Tiểu Dự án 1 - Dự án 10 của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg.

Nhiều năm qua, Người có uy tín trong đồng bào DTTS luôn phát huy tốt vai trò đối với cộng đồng nơi cư trú. Ảnh: Khánh Ngân
Nhiều năm qua, Người có uy tín trong đồng bào DTTS luôn phát huy tốt vai trò đối với cộng đồng nơi cư trú. Ảnh: Khánh Ngân

Trong Quyết định 12 (được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quyết định số 28), chính sách cho Người có uy tín có 4 loại chế độ đã khá đầy đủ. Nhưng trong Tiểu Dự án 1 thuộc Dự án 10 của Chương trình MTQG, nội dung không được đầy đủ như Quyết định số 12, nhưng nội hàm chính sách và đối tượng thụ hưởng rộng hơn, đó là “biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Theo chị Sầm Thị Dương, Chánh Văn phòng Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang, trong Tiểu Dự án 1 của Dự án 10 có chia làm 2 mảng liên quan đến Người có uy tín. Trong khi Quyết định 12 (được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quyết định số 28) đang còn có hiệu lực, nếu như viết cho giai đoạn sau (2026 - 2030) thì nên hợp nhất. Vì cùng một đối tượng nhưng lại có nhiều chính sách cho cùng một nội dung mà lại không đồng nhất.

Đồng thời, nhiều ý kiến cũng cho rằng, nên nghiên cứu thực tế các tỉnh có đặc thù khác nhau để thực hiện chính sách cho phù hợp. Với những tỉnh có số lượng Người có uy tín đông thì có thể thực hiện chính sách độc lập, còn một số tỉnh có số lượng Người có uy tín ít chưa đến 100 người (như Vĩnh Phúc hoặc một số tỉnh khác) thì vận dụng chính sách cho Người có uy tín theo Tiểu Dự án 1 trong Dự án 10 thuộc Quyết định 1719/QĐ-TTg rất hợp lý.

Như vậy, có thể nói thực hiện chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã nảy sinh nhiều vấn đề mới cần được nghiên cứu, thống nhất nhận thức. Trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách cho Người có uy tín, cần lưu tâm đến sự phù hợp hay không phù hợp. Nói một cách khác là cần có tính phổ quát và cũng cần có những trường hợp đặc thù nhằm tạo động lực phát huy hiệu quả vai trò của lực lượng quần chúng đặc biệt này.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đoàn Đại biểu Người có uy tín tỉnh Khánh Hòa học tập kinh nghiệm tại tỉnh Đồng Nai

Đoàn Đại biểu Người có uy tín tỉnh Khánh Hòa học tập kinh nghiệm tại tỉnh Đồng Nai

Vừa qua, Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Khánh Hòa do ông Phạm Duy Khánh - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Khánh Hòa làm Trưởng đoàn đã đến làm việc, trao đổi và học tập kinh nghiệm tại Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai. Tiếp và làm việc với Đoàn có ông Nguyễn Văn Khang - Trưởng Ban và công chức thuộc Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai.
Tin nổi bật trang chủ
Bế mạc Phiên họp thứ 37 Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Bế mạc Phiên họp thứ 37 Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Ngày 28/9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc Phiên họp thứ 37. Phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan tập trung cao độ, chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo các nội dung Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Làng trống bên dòng sông Thu

Làng trống bên dòng sông Thu

Sản phẩm - Thị trường - Minh Ngọc – Bảo Anh - 5 giờ trước
Từ hàng trăm năm qua, nghề làm trống ở làng Lâm Yên đã tạo nên thương hiệu cho tiếng trống của làng. Nơi làng trống này đã có nhiều đời truyền nghề cho thế hệ sau, để những mùa hội lại rộn ràng tiếng trống như nhắc nhở con cháu luôn hướng về cội nguồn dân tộc, về văn hóa của cha ông.
Nghi lễ Lang Ndaw của người Chăm

Nghi lễ Lang Ndaw của người Chăm

Sắc màu 54 - Bá Minh Truyền - 5 giờ trước
Nghi lễ Lang Ndaw tạm dịch là Lễ tế trâu tôn chức ông Kadhar. Trong các chức sắc người Chăm thực hành nghi lễ trên đền tháp và các nghi lễ của dòng tộc, ông Kadhar đóng vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn thực hành nghi lễ và hát thánh ca. Từ khi nhập môn, ông Kadhar trải qua các giai đoạn tấn phong rồi mới được phép làm chủ lễ và được mặc tấm chăn có đính hoa văn thổ cẩm. Diễn trình nghi lễ Lang Ndaw có các nghi lễ hiến tế con vật, cúng cơm, hát lễ và múa mừng.
Vĩnh Long: Đồng bào dân tộc Khmer được nghỉ Lễ Sen Dolta 3 ngày

Vĩnh Long: Đồng bào dân tộc Khmer được nghỉ Lễ Sen Dolta 3 ngày

Chính sách dân tộc - Như Tâm - 5 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long, vừa có công văn chỉ đạo việc tổ chức Lễ Sen Dolta gửi thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, các cơ quan Trung ương trên địa bàn tỉnh; hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và giám đốc các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Hoạch định chính sách dân tộc từ kết quả điều tra 53 DTTS tại Nghệ An: Cần phải chú ý hơn ở những vùng sạt lở

Hoạch định chính sách dân tộc từ kết quả điều tra 53 DTTS tại Nghệ An: Cần phải chú ý hơn ở những vùng sạt lở

Xã hội - An Yên - 5 giờ trước
Chỉ mới tính riêng tác động của hoàn lưu bão số 3 và số 4 mới đây, các huyện miền núi Nghệ An đã phải tổ chức di dời hàng trăm hộ dân đến nơi an toàn vì đất sụt, nhà sập. Đó là thông tin mới về thực trạng kinh tế - xã hội, cần phải được bổ sung, chú ý hơn khi thực hiện hoạch định chính sách phát triển vùng DTTS&MN Nghệ An trong những giai đoạn tiếp theo.
Bạc Liêu: Khai giảng khoá bồi dưỡng tiếng DTTS thuộc Chương trình MTQG 1719

Bạc Liêu: Khai giảng khoá bồi dưỡng tiếng DTTS thuộc Chương trình MTQG 1719

Trang địa phương - Như Tâm - 5 giờ trước
Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu vừa tổ chức khai giảng khóa bồi dưỡng tiếng DTTS cho 160 học viên là cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo cấp phòng và tương đương năm 2024. Khóa học là một trong những nội dung thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 5 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
“Giấc mơ Trịnh 2” - Đêm nhạc gây quỹ ủng hộ trẻ em chịu ảnh hưởng bão số 3 tại Cao Bằng

“Giấc mơ Trịnh 2” - Đêm nhạc gây quỹ ủng hộ trẻ em chịu ảnh hưởng bão số 3 tại Cao Bằng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 27/9, có những thông tin đáng chú ý sau: “Giấc mơ Trịnh 2” - Đêm nhạc gây quỹ ủng hộ trẻ em chịu ảnh hưởng bão số 3 tại Cao Bằng. Những vầng trăng "khuyết". “Bước chân trên mây” - Thương hiệu riêng của du lịch Trạm Tấu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa ở Đạ Tông

Người gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa ở Đạ Tông

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 5 giờ trước
Từ hằng chục năm qua, với vai trò là Người có uy tín thôn Đa Nhinh 1, Chủ tịch Hội Người Cao tuổi xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, ông Da Cat-Tư (SN 1951) đã có nhiều đóng góp cho cộng đồng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong việc gìn giữ, trao truyền các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Mnông trên miền cao nguyên hùng vỹ.
Từng bước xóa bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào DTTS ở huyện Kbang

Từng bước xóa bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào DTTS ở huyện Kbang

Xã hội - Ngọc Thu - 5 giờ trước
Mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng” nằm trong Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi được thành lập ở huyện Kbang (Gia Lai) đã góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới, giúp phụ nữ, trẻ em DTTS có cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.
Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn - Điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch

Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn - Điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch

Sắc màu 54 - Tuyết Mai -Thúy Hồng - 5 giờ trước
Nằm ở phía Bắc nơi địa đầu Tổ quốc, Lạng Sơn không chỉ được biết đến với những địa danh lịch sử hào hùng mà còn sở hữu một kho báu thiên nhiên vô giá - Công viên địa chất toàn cầu với những hang động kỳ bí, khu di tích khảo cổ lưu giữ dấu ấn văn hóa tiền sử, hệ thống sông suối thơ mộng cùng đa dạng địa hình như thung lũng, đồi núi. Với những giá trị địa chất, văn hóa độc đáo, hứa hẹn sẽ tạo nên một sản phẩm du lịch mới, tạo thương hiệu, sức đột phá cho du lịch Lạng Sơn.
Quảng Ngãi: Nhiều hồ chứa nước không an toàn trong mùa mưa

Quảng Ngãi: Nhiều hồ chứa nước không an toàn trong mùa mưa

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 5 giờ trước
Theo số liệu thống kê, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 836 công trình thủy lợi, gồm 127 hồ chứa nước, 557 đập dâng, 8 đập ngăn mặn và 144 trạm bơm được đưa vào quản lý, khai thác để cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác.
Quảng Ninh: Nguy cơ gia tăng một số bệnh truyền nhiễm sau bão, lũ

Quảng Ninh: Nguy cơ gia tăng một số bệnh truyền nhiễm sau bão, lũ

Sức khỏe - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, ngoài thiệt hại nặng nề về kinh tế, Quảng Ninh cũng gia tăng nguy cơ một số bệnh truyền nhiễm, đặc biệt tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS. Xác định nguy cơ cao về dịch bệnh, các cấp chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã đặc biệt quan tâm, đưa ra nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh sau bão, quán triệt từ huyện đến thôn, bản và người dân địa phương.