Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhìn lại 5 năm thực hiện công tác dân tộc trong tình hình mới

Minh Thu - 07:15, 31/01/2025

Sau 5 năm (2019 - 2024) thực hiện Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XII, nhận thức về lĩnh vực công tác dân tộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đã có chuyển biến mạnh mẽ, tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đây là động lực để các địa phương tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách dân tộc; tạo tiền đề để vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông giám sát thu thập thông tin tại hộ dân sau Lễ ra quân Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 tại tỉnh Nghệ An
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông giám sát thu thập thông tin tại hộ dân sau Lễ ra quân Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 tại tỉnh Nghệ An

Tính đến thời điểm trước khi có Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc (CTDT) trong tình hình mới, tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, đây vẫn là vùng “lõi nghèo” của cả nước.

Tại Kết luận số 65-KL/TW, Bộ Chính trị khóa XII chỉ rõ, thực trạng này xuất phát từ một số nguyên nhân; trong đó có nguyên nhân một số cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ về CTDT; chính sách, pháp luật được ban hành chủ yếu là hỗ trợ, chưa ưu tiên tập trung đầu tư phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Giai đoạn 2021 - 2024, cùng với Chương trình MTQG 1719 và các chính sách của Trung ương, các tỉnh vùng đồng bào DTTS và miền núi đã ban hành các chính sách đặc thù hỗ trợ đồng bào DTTS. Hết năm 2024, trong số 29/53 tỉnh, thành phố gửi báo cáo về Ủy ban Dân tộc thì có 26 tỉnh, thành phố có chính sách đặc thù với tổng số 103 chương trình, chính sách đặc thù...

Vì vậy, Bộ Chính trị yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ, tổ chức đảng về CTDT trong tình hình mới. Tập trung hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật liên quan, đảm bảo toàn diện, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS.

Quán triệt Kết luận số 65-KL/TW, Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành Trung ương đã chủ động rà soát, tham mưu Chính phủ xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống thể chế, chính sách dân tộc (CSDT); nhiều chính sách được tích hợp vào Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719). Ở địa phương, nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp về CTDT đã được nâng lên, thể hiện rõ qua hệ thống các văn bản được ban hành để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện CSDT.

Đơn cử tại Cao Bằng, từ năm 2019 đến nay, tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, ngành, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thực hiện CTDT, CSDT theo tinh thần của Kết luận số 65-KL/TW. HĐND tỉnh đã ban hành trên 24 nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và ban hành trên 44 văn bản triển khai Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn...

Nhờ đó, tình hình KT - XH vùng đồng bào DTTS tỉnh Cao Bằng đã có chuyển biến mạnh mẽ. Giai đoạn 2019 - 2024, bình quân mỗi năm tỉnh giảm trên 4% hộ nghèo, hộ cận nghèo, riêng năm 2024 giảm 4,67% hộ nghèo; thu nhập bình quân của đồng bào DTTS đạt 46,98 triệu đồng/người/năm. Điều này cho thấy, tỉnh Cao Bằng đã phát huy mọi nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước và khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Nhân dân xóm Tân Lập, xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên thu hái chè VietGAP. Ảnh minh họa
Nhân dân xóm Tân Lập, xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên thu hái chè VietGAP. Ảnh minh họa

Cũng như tỉnh Cao Bằng, các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi đã và đang quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả Kết luận số 65-KL/TW, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế. Báo cáo tổng kết CTDT năm 2024 của Ủy ban Dân tộc cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế các tỉnh vùng đồng bào DTTS và miền núi khá cao; trong đó các tỉnh vùng Tây Bắc tăng 8%/năm, Tây Nguyên tăng 7,5%/năm, Tây Nam Bộ tăng 7%/năm.

Những thành tựu về lĩnh vực CTDT, thực hiện CSDT đã được Đoàn công tác Trung ương về sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW đánh giá cao trong chuyến khảo sát tại các địa phương trong năm 2024. Qua làm việc với các địa phương, Đoàn công tác Trung ương đã ghi nhận những kiến nghị để tổng hợp, báo cáo và đề nghị Ban Cán sự Đảng Chính phủ và các cơ quan liên quan xem xét tháo gỡ, tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về CTDT trong tình hình mới.

Tham gia Đoàn công tác khảo sát sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW tại các địa phương, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông đã chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của cơ sở trong thực hiện chính sách dân tộc. Đồng thời đề nghị, các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp tiếp tục thực hiện nghiêm túc, toàn diện, có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết về CTDT, thực hiện CSDT; nắm chắc và dự báo chính xác tình hình, giải quyết các vấn đề phát sinh ngay từ cơ sở, thường xuyên kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến CTDT, thực hiện CSDT.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lan tỏa phong trào “Bình dân học vụ số” ở vùng đồng bào DTTS

Lan tỏa phong trào “Bình dân học vụ số” ở vùng đồng bào DTTS

Phong trào “Bình dân học vụ số” với trọng tâm phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số đến mọi tầng lớp Nhân dân cùng kỳ vọng trở thành bước đột phá trong nâng cao nhận thức và kỹ năng số, nhất là cho người dân ở vùng sâu, vùng xa chưa có điều kiện tiếp cận. Đây được xem là “chìa khóa” quan trọng mở ra cơ hội phát triển bền vững cho vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tin nổi bật trang chủ
Trăn trở những dự án mở đường ở các xã vùng cao Nghệ An chậm tiến độ: "Giải pháp là nhìn trời..." (Bài 2)

Trăn trở những dự án mở đường ở các xã vùng cao Nghệ An chậm tiến độ: "Giải pháp là nhìn trời..." (Bài 2)

Dù không thiếu vốn để thực hiện những dự án mở đường ở các xã vùng cao Nghệ An do sử dụng nguồn ngân sách từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tuy nhiên những đại dự án bao năm qua vẫn trong tình trạng dang dở, kéo dài. Chủ tịch UBND xã Hữu Kiệm Nguyễn Văn Long bộc bạch: Giải pháp là nhìn trời chứ không có cách nào khác. Chỉ cần không mưa, nước sông không dâng cao thì sẽ thi công ngay, bất kể thời gian
Vụ sập cầu treo Pa Thơm ở Điện Biên diễn biến mới nhất sức khoẻ các nạn nhân

Vụ sập cầu treo Pa Thơm ở Điện Biên diễn biến mới nhất sức khoẻ các nạn nhân

Tin tức - Minh Nhật - 23:42, 22/07/2025
Liên quan đến vụ sập cầu treo Pa Thơm, ở xã Thanh Yên (Điện Biên), cuối giờ chiều nay (22/7) thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho hay sẽ có 1 nạn nhân được chuyển về bệnh viện này điều trị do sốc đa chấn thương, nguy kịch...
Bão số 3 làm 79 ngôi nhà bị tốc mái, hơn 100.000ha lúa ngập úng

Bão số 3 làm 79 ngôi nhà bị tốc mái, hơn 100.000ha lúa ngập úng

Tin tức - Minh Nhật - 23:33, 22/07/2025
Chiều tối 22/7, bão số 3 vẫn hoạt động trên đất liền từ Ninh Bình đến Thanh Hóa, gây gió mạnh, mưa lớn trên diện rộng. Bão đã làm 79 ngôi nhà bị tốc mái, hơn 107.000ha lúa bị ngập úng.
Trắng đêm chạy lũ

Trắng đêm chạy lũ

Phóng sự - Thanh Hải - 23:27, 22/07/2025
Nước từ trên trời đổ xuống, nước từ thủy điện xả về… dường như đang tỷ lệ thuận với nỗi phấp phỏng, âu lo của người dân ở những bản làng miền biên viễn xứ Nghệ. Lại một đêm không ngủ, những phận người chấp chới trắng đêm chạy lũ.
Khen thưởng đột xuất lực lượng BĐBP trong cứu hộ, cứu nạn

Khen thưởng đột xuất lực lượng BĐBP trong cứu hộ, cứu nạn

Tin tức - Minh Anh - 16:53, 22/07/2025
Tại một số địa phương ven biển, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã triển khai kịp thời các biện pháp cứu hộ, cứu nạn, góp phần quan trọng bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân và du khách.
An Giang kiến nghị tiếp tục mở rộng diện miễn Visa đối với khách du lịch quốc tế

An Giang kiến nghị tiếp tục mở rộng diện miễn Visa đối với khách du lịch quốc tế

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 16:17, 22/07/2025
Lãnh đạo tỉnh An Giang kiến nghị tiếp tục mở rộng diện miễn Visa đối với khách du lịch quốc tế vào Việt Nam, tạo cơ hội cho An Giang thu hút, chia sẻ nguồn khách quốc tế thông qua các Cảng hàng không quốc tế trong cả nước. Đồng thời, Chính phủ sớm có chính sách đầu tư điện lưới và hạ tầng cáp quang ra đặc khu Thổ Châu, đảo Nam Du (thuộc đặc khu Kiên Hải)...
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Thường trực Chính phủ cho ý kiến về đề án xây dựng quốc gia khởi nghiệp

Thường trực Chính phủ cho ý kiến về đề án xây dựng quốc gia khởi nghiệp

Thời sự - PV - 15:15, 22/07/2025
Sáng 22/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì các cuộc họp của Thường trực Chính phủ về một số nội dung quan trọng, trong đó có dự thảo quy định về dự án hợp đồng xây dựng – chuyển giao; áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu; đề án xây dựng quốc gia khởi nghiệp.
Quảng Ngãi: Chưa được tiêm phòng vắc xin, nhiều gia súc nghi mắc bệnh lở mồm long móng

Quảng Ngãi: Chưa được tiêm phòng vắc xin, nhiều gia súc nghi mắc bệnh lở mồm long móng

Trang địa phương - Ngọc Chí - 14:56, 22/07/2025
Trên địa bàn xã Đăk Plô, tỉnh Quảng Ngãi vừa phát hiện 33 con gia súc có triệu chứng mắc bệnh lở mồm long móng. Đa phần gia súc mắc bệnh chưa được tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng đợt 1 năm 2025.
Gia Lai: Tình nghĩa đồng đội, đồng bào không bao giờ bị lãng quên

Gia Lai: Tình nghĩa đồng đội, đồng bào không bao giờ bị lãng quên

Tin tức - Ngọc Thu - 14:49, 22/07/2025
Trong không khí trang nghiêm và đầy xúc động, Ban Tổ chức cùng người dân xã Đức Cơ, tỉnh Gia Lai đã tiến hành Lễ vọng chuông, dâng hương, dâng hoa, cầu siêu anh linh các Anh hùng Liệt sĩ… đang an nghỉ tại nghĩa trang. Trong đó có 1.400 chuyên gia và quân tình nguyện Việt Nam đã hy sinh tại Campuchia trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và làm nghĩa vụ quốc tế cao cả.
Thông điệp từ món quà 4 năm mới hoàn thành của nhà gái người Ve tặng nhà trai trong lễ cưới

Thông điệp từ món quà 4 năm mới hoàn thành của nhà gái người Ve tặng nhà trai trong lễ cưới

Sắc màu 54 - Hồng Phúc - Văn Sơn - 14:42, 22/07/2025
Tại thành phố Đà Nẵng, người Ve – một nhóm thuộc dân tộc Giẻ Triêng vẫn lưu giữ một tập tục cưới hỏi đặc sắc: nhà gái tặng tấm dồ đôi cho nhà trai trong lễ cưới. Tấm dồ đôi do chính tay cô gái dệt phải mất từ 3-4 năm trước khi bước vào hôn nhân mới hoàn thành, do vậy tấm dồ đôi không chỉ mang thông điệp về sự khéo léo mà còn là tấm lòng thủy chung, nhân văn của người phụ nữ Ve.
Vị sư Khmer và hành trình “thắp sáng” quê nghèo

Vị sư Khmer và hành trình “thắp sáng” quê nghèo

Gương sáng - Như Tâm - 14:31, 22/07/2025
Tại xã Thới Quản, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang (nay là xã Định Hoà, tỉnh An Giang), nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống, những năm gần đây đời sống của đồng bào đang từng ngày “thay da đổi thịt” với nhiều cây cầu mới, những mái nhà kiên cố mọc lên giữa xóm nghèo. Góp phần tạo nên sự chuyển mình ấy là công lao thầm lặng nhưng to lớn của nhiều người dân và các chức sắc tôn giáo, trong đó nổi bật là Đại đức Trương Văn Tuấn, Phó Ban Trị sự chùa Tổng Quản (Wattsarây - Sunđây) một nhà sư tận tâm với đạo pháp, gần gũi với Nhân dân, luôn đi đầu trong các hoạt động thiện nguyện, giúp đời.