Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhiều món ăn độc đáo tại Hội thi ẩm thực “Hương sắc Điện Biên”

Trương Vui - 13:36, 12/03/2023

Nằm trong chuỗi các hoạt động, sự kiện của Lễ hội hoa Ban năm 2023 và Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ VII, Hội thi ẩm thực “Hương sắc Điện Biên” vừa được diễn ra vào sáng 12/3 tại Trung tâm giao lưu văn hóa và thông tin du lịch Điện Biên Phủ.

Hội thi thu hút sự tham gia của đông đảo du khách
Hội thi thu hút sự tham gia của đông đảo du khách

Hội thi thu hút 18 đội thi, gồm 6 nhà hàng, cơ quan và 12 bản du lịch văn hóa cộng đồng để từ các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Điện Biên tham dự. Các món ăn độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc được nấu nướng tỉ mỉ, khéo léo, bài trí đẹp mắt tham gia Hội thi.

Chia sẻ về mâm cơm tham gia Hội thi, chị Tòng Thị Sương, dân tộc Thái - đại diện cho đội thi đến từ bản văn hóa Pê Luông, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên cho biết, những món ăn bản văn hóa Pê Luông mang đến Hội thi là những món ăn không thể thiếu của dân tộc Thái xuất hiện tại những mâm cỗ trong các dịp quan trọng của người Thái, như: gà luộc, thịt xiên nướng, cá nướng, nộm rau sắng… Thông qua đó, bản văn hóa Pê Luông mong muốn sẽ góp phần trong việc giới thiệu, quảng bá các món ăn truyền thống, mang đậm hương sắc Điện Biên tới đông đảo du khách.

Những món ăn mà bản văn hóa Pê Luông mang đến Hội thi là những món ăn không thể thiếu của dân tộc Thái xuất hiện tại những mâm cỗ trong các dịp quan trọng
Những món ăn bản văn hóa Pê Luông mang đến Hội thi

Còn đối với đội thi của dân tộc Khơ Mú, chị Lò Thị Thu nhấn mạnh: Những món ăn tạo thành mâm cơm tham gia hội thi đều được tạo thành từ những nguyên liệu có sẵn của địa phương, như: Thịt lợn, gạo nếp, các gia vị như mắc kén, hạt dổi, muối, ớt… cùng với những loại rau nho, rau rừng... Đặc biệt không thể thiếu những món ăn đặc trưng của người Khơ Mú là món canh nhọ, tại nên hương vị tròn đầy, đậm đà mà vẫn đảm bảo đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng.

“Với chủ đề “Ka găng giông mạ” (sum vầy), chúng tôi mong muốn sẽ tạo được cho du khách cảm hứng về mâm cơm dân dã, đời thường, để sau mỗi thời gian làm việc mệt mỏi, các thành viên trong gia đình cùng tề tự, sum họp quanh mâm cơm và thưởng thức những món ăn đặc trưng của dân tộc”. Chị Thu cho biết thêm.

Chia sẻ về lý do chọn hoa sen làm chủ đạo cho mâm cơm tham gia hội thi, chị Lò Thị Định, một thành viên của đội thi đến từ bản U Va, xã Noong Luống, huyện Điện Biên cho biết: Sen ngoài là biểu tượng của U Va, không chỉ dùng để trang trí mà củ sen còn được dùng nguyên liệu tại nên những món ăn tốt cho sức khỏe. Mong muốn của đội thi chính là tận dụng chính biểu tượng đẹp đẽ từ bông hoa sen của bản U Va để sáng tạo những mâm cơm đủ đầy cả về hình thức và chất lượng, tốt cho sức khỏe.

Hoa sen được lựa chọn làm chủ đạo cho mâm cơm dự thi của bản U Va
Hoa sen được lựa chọn làm chủ đạo cho mâm cơm dự thi của bản U Va

Còn với chị chị Thùng Thị Thủy Tiên, đây là lần đầu tiên mà đội thi của dân tộc Thái đến từ bản Nà Sự, xã Nà Chưa, huyện Nậm Pồ đến với Hội thi. Do đó, đội thi đã chọn thịt ngỗng - một món ăn được chính người dân nơi đây chăn nuôi chính là nguyên liệu chủ đạo tạo nên chủ đề “Nà Sự - Sắc và Vị" cho mâm cơm. “Ngoài mong muốn lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc, chúng tôi mong muốn Hội thi sẽ là cầu nối để nhiều quảng bá khu du lịch bản Nà Sự, đồng thời khuyến khích người dân tiếp tục chăn nuôi gia cầm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người dân và du khách”, chị Tiên cho biết thêm.

Thịt ngỗng được lựa chọn là nguyên liệu chủ đạo tạo mâm cơm “Nà Sự - Sắc và Vị"
Thịt ngỗng được lựa chọn là nguyên liệu chủ đạo tạo mâm cơm “Nà Sự - Sắc và Vị"

Bà Vũ Thị Hạnh, một trong những thành viên Ban Giám khảo của Hội thi cho biết: Hội thi năm nay thi hút sự tham gia đông đảo của các đội thi. Chất lượng món ăn cũng được đảm bảo ngay từ khâu chọn nguyên liệu đến quá trình nấu nướng, chế biến. Tiêu chuẩn chấm điểm ngoài việc các món ăn được tạo thành từ các nguyên liệu địa phương, kỹ thuật trình bày, vấn đề vệ sinh trong quá trình nấu nướng, thì quan trọng hơn là ý nghĩa của từng mâm cơm mà các đội thi mang đến. Qua đó, Hội thi mong muốn quảng bá sâu rộng những món ăn truyền thống của địa phương, tạo điểm nhấn độc đáo Lễ hội hoa Ban năm 2023 và Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Điện Biên lần thứ VII.

Ban Giám khảo của Hội thi sẽ trực tiếp lắng nghe thuyết trình và đưa ra kết quả cuối cùng vào 15h chiều ngày 12/3
Ban Giám khảo của Hội thi sẽ trực tiếp lắng nghe thuyết trình và đưa ra kết quả cuối cùng vào 15h chiều ngày 12/3

Bà Hạnh cũng cho biết, sau quá trình nghe thuyết trình về từng mâm cơm, Ban Giám khảo sẽ trực tiếp thưởng thức, đánh giá và đưa ra kết quả cuộc thi vào 15h chiều ngày 12/3.

Một số hình ảnh tại Hội thi ẩm thực “Hương sắc Điện Biên”

Nhiều món ăn độc đáo, mang đậm nét đẹp truyền thống, dân dã tại Hội thi
Nhiều món ăn độc đáo, mang đậm nét đẹp truyền thống, dân dã tại Hội thi
Nhiều món ăn độc đáo, mang đậm nét đẹp truyền thống, dân dã tại Hội thi
Nhiều món ăn độc đáo, mang đậm nét đẹp truyền thống, dân dã tại Hội thi
Nhiều món ăn độc đáo, mang đậm nét đẹp truyền thống, dân dã tại Hội thi
Nhiều món ăn độc đáo, mang đậm nét đẹp truyền thống, dân dã tại Hội thi
Du khách cùng thưởng thức các món ăn mà các đội thi mang đến Hội thi
Du khách cùng thưởng thức các món ăn mà các đội thi mang đến Hội thi
Nhiều món ăn dân dã được tạo thành từ các nguyên liệu địa phương
Nhiều món ăn dân dã được tạo thành từ các nguyên liệu địa phương
Nhiều món ăn dân dã được tạo thành từ các nguyên liệu địa phương
Nhiều món ăn dân dã được tạo thành từ các nguyên liệu địa phương
Nhiều món ăn dân dã được tạo thành từ các nguyên liệu địa phương
Nhiều món ăn dân dã được tạo thành từ các nguyên liệu địa phương
Nhiều món ăn dân dã được tạo thành từ các nguyên liệu địa phương
Nhiều món ăn dân dã được tạo thành từ các nguyên liệu địa phương
Các đội thi tham gia thuyết trình về mâm cơm tham gia Hội thi
Các đội thi tham gia thuyết trình về mâm cơm tham gia Hội thi
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: Xây dựng chế định tố tụng tư pháp lấy xét xử là trung tâm, tranh tụng là đột phá

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: Xây dựng chế định tố tụng tư pháp lấy xét xử là trung tâm, tranh tụng là đột phá

Sáng 27/3, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã có buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao - cơ quan xét xử cao nhất của nước ta. Dự buổi làm việc có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình.
Những lợi ích của việc tập thể dục mỗi ngày

Những lợi ích của việc tập thể dục mỗi ngày

Xã hội - Ngân Nhi - 1 giờ trước
Tập thể dục mỗi ngày mang lại nhiều lợi ích về thể chất và tinh thần bởi đó là biện pháp hiệu quả giúp chúng ta rèn luyện thân thể, nâng cao sức khoẻ, giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp lấy lại tinh thần và năng lượng tích cực. Tập thể dục cũng giúp đốt cháy mỡ thừa, kiểm soát cân nặng, cho cơ thể ngày càng đẹp hơn và tự tin hơn.
Quy định người sử dụng lao động được tạm dừng đóng Quỹ hưu trí và tử tuất

Quy định người sử dụng lao động được tạm dừng đóng Quỹ hưu trí và tử tuất

Xã hội - Gia Hưng - 1 giờ trước
Theo dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ BHXH, đóng, hưởng BHXH bắt buộc.
Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ giá sách giáo khoa cho học sinh nghèo, cận nghèo, vùng DTTS

Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ giá sách giáo khoa cho học sinh nghèo, cận nghèo, vùng DTTS

Giáo dục dân tộc - Thành Nhân - 2 giờ trước
Tại buổi làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 và Nghị quyết 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định đã có kiến nghị với Đoàn cần có chính sách hỗ trợ giá sách giáo khoa cho học sinh nghèo, cận nghèo, vùng DTTS.
Nghệ An gặp mặt, tuyên dương Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS năm 2022

Nghệ An gặp mặt, tuyên dương Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS năm 2022

Người có uy tín - T.Hải - 2 giờ trước
Chiều 27/3, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị gặp mặt, tuyên dương Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS năm 2022. Tham dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Vi Văn Sơn; đại diện các sở, ban, ngành cấp tỉnh và 250 đại biểu là Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS của tỉnh.
Phẫu thuật khớp háng miễn phí cho bệnh nhân nghèo

Phẫu thuật khớp háng miễn phí cho bệnh nhân nghèo

Sức khỏe - PV - 3 giờ trước
Từ ngày 25 - 31/3, Viện Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Quân y 175 phối hợp tổ chức Operation Walk Chicago (OWC - Hoa Kỳ) tiến hành đợt phẫu thuật miễn phí thay khớp háng cho các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.
Ngày hội hoa Sơn Tra mở ra cơ hội phát triển vùng

Ngày hội hoa Sơn Tra mở ra cơ hội phát triển vùng

Ngày hội hoa Sơn Tra được UBND huyện Mường La, tỉnh Sơn La và UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái phối hợp, tổ chức tại xã Ngọc Chiến, huyện Mường La vừa qua nhằm quảng bá văn hóa, du lịch của địa phương, thu hút hàng nghìn lượt du khách trong nước và quốc tế tới trải nghiệm. Ngày hội khép lại đồng thời đã mở ra nhiều cơ hội phát triển mới cho người dân trong vùng.
Ninh Thuận: Chuẩn bị tổ chức Lễ hội Nho và Vang

Ninh Thuận: Chuẩn bị tổ chức Lễ hội Nho và Vang

Sản phẩm - Thị trường - T.Nhân - 3 giờ trước
UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ký ban hành kế hoạch tổ chức Lễ hội Nho và Vang Ninh Thuận năm 2023 và đón nhận Bằng công nhận của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp”.
Thừa Thiên Huế: Trên 7,1 tỷ đồng triển khai Chương trình MTQG năm 2023

Thừa Thiên Huế: Trên 7,1 tỷ đồng triển khai Chương trình MTQG năm 2023

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 3 giờ trước
Từ đầu năm đến nay, Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các địa phương liên quan tổ chức các phiên họp Văn phòng điều phối chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG) để triển khai nhiệm vụ năm 2023.
Hà Nội: Hơn 444,5 tỷ đồng kinh phí hỗ trợ huyện nghèo về đích nông thôn mới

Hà Nội: Hơn 444,5 tỷ đồng kinh phí hỗ trợ huyện nghèo về đích nông thôn mới

Xã hội - Trọng Tùng - Mai Hương - 3 giờ trước
Từ năm 2021 đến nay, các quận của Hà Nội đã hỗ trợ các huyện hơn 444,5 tỷ đồng nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Những công trình của tình đoàn kết đã góp phần giúp nhiều địa phương tiến thêm bước dài đến mục tiêu nông thôn mới.
Bắc Giang đạt Chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

Bắc Giang đạt Chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ

Xã hội - Thiên An - 3 giờ trước
Ngày 27/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) có Quyết định số 874 về việc công nhận tỉnh Bắc Giang đạt Chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Đây là dấu mốc quan trọng trong phổ cập giáo dục, xóa mù chữ ở Bắc Giang.
Phát huy vai trò Người có uy tín trong đấu tranh với tội phạm về ma túy

Phát huy vai trò Người có uy tín trong đấu tranh với tội phạm về ma túy

Người có uy tín - Vân Khánh - 3 giờ trước
Ngày 19/1/2023, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã ban hành Kế hoạch công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2023. Việc ban hành Kế hoạch nhằm thực hiện Công văn số 919/UBND-NC của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về việc tiếp tục thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025”.