Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhiều khu dân cư biên giới Thanh Hoá được sơ tán khẩn

Quỳnh Trâm - 7 giờ trước

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, các xã vùng biên Thanh Hóa đã chủ động triển khai phương án di dời khẩn cấp người dân khỏi các khu vực có nguy cơ sạt lở cao.


Các lực lượng tại chỗ của xã Trung Hạ hỗ trợ xây dựng lán tạm phục vụ di dời khẩn cấp người dân bản Muỗng(ảnh CTV)
Các lực lượng tại chỗ của xã Trung Hạ hỗ trợ xây dựng lán tạm phục vụ di dời khẩn cấp người dân bản Muỗng (ảnh CTV)


Sáng 22/7, ông Trần Văn Thắng, Chủ tịch UBND xã Trung Lý (tỉnh Thanh Hoá) cho biết, do ảnh hưởng của bão Wipha, mưa lớn kéo dài khiến 1 chiếc đò ngang tại khu vực sông Mã, đoạn qua bản Pá Húa, bị đứt dây neo, trôi dạt và chìm hoàn toàn. Chiếc đò thuộc sở hữu của ông Cứ A Lộng, người dân địa phương, thiệt hại ước tính khoảng 100 triệu đồng.

Cùng thời điểm, chính quyền xã Trung Lý đã khẩn trương sơ tán 19 hộ dân đang sinh sống khu vực bản Tung - khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, đến tránh trú tạm thời tại nhà văn hóa bản.

Tại xã biên giới Trung Hạ, chính quyền địa phương đã tổ chức di dời khẩn cấp toàn bộ 39 hộ dân với 168 nhân khẩu ở bản Muỗng đến khu vực an toàn, nhằm chủ động ứng phó với ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Ông Hà Xuân Thành – Bí thư Đảng ủy xã Trung Hạ cho biết, bản Muỗng nằm dọc các triền đồi thấp ven sông Lò, nơi từng xuất hiện nhiều vết nứt, sụt lún sau bão số 4 vào cuối tháng 9/2024. Đây là khu vực đã được Chủ tịch UBND tỉnh công bố tình huống khẩn cấp về phòng chống thiên tai từ đầu tháng 10 năm ngoái.

Trước nguy cơ mưa lớn từ hoàn lưu bão số 3 có thể gây sạt lở nghiêm trọng, ngày 20/7, chính quyền xã Trung Hạ đã tổ chức họp dân, thông báo tình hình thời tiết và thống nhất phương án di dời toàn bộ người dân đến nơi an toàn. Đến sáng 21/7, các lực lượng công an, quân sự, dân quân đã phối hợp dựng lán tạm tại một khu đất cao ráo gần bản, đồng thời khẩn trương đưa người dân ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở.

“Nhờ sự đồng thuận và phối hợp chặt chẽ của bà con, đến tối ngày 21/7, toàn bộ 39 hộ dân đã được di dời an toàn. Xã cũng đã chuẩn bị đầy đủ điện, nước sinh hoạt, lương thực, thực phẩm để đảm bảo cuộc sống tạm thời cho bà con trong những ngày tới,” ông Hà Xuân Thành thông tin.

Tương tự như các xã trên, tại xã Mường Lý, trước diễn biến phức tạp của bão số 3, tối 21/7, Đồn Biên phòng Pù Nhi phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng tại chỗ đã hoàn thành việc sơ tán 92 hộ dân với 496 nhân khẩu là đồng bào dân tộc Mông tại các bản Ún và Xì Lồ (xã Mường Lý) đến nơi an toàn, tránh nguy cơ sạt lở đất.

Bộ đội Biên phòng cùng chính quyền địa phương di chuyển dân đến nơi an toàn. Ảnh: CTV
Bộ đội Biên phòng cùng chính quyền địa phương di chuyển dân đến nơi an toàn. Ảnh: CTV

Cụ thể, tại bản Ún, các lực lượng đã sơ tán 57 hộ với 317 nhân khẩu lên khu tái định cư – nơi chính quyền địa phương đã chuẩn bị sẵn mặt bằng để dựng nhà bạt và bố trí ở ghép cùng một số hộ khác.

Được biết, các địa phương đã hoàn tất phương án sơ tán tại chỗ và sơ tán tập trung, sẵn sàng triển khai ngay khi có tình huống xấu xảy ra.

Đặc biệt, đối với khu vực có nguy cơ cao sạt lở đất, đến 0h ngày 22/7, các địa phương đã chủ động sơ tán người dân đến nơi an toàn, trong đó có các xã như: Trung Lý, Điền Lư, Nam Xuân, Tam Chung, Bá Thước, Kim Tân, Mường Lý, Sơn Thủy và Yên Nhân.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Trăn trở những dự án mở đường ở các xã vùng cao Nghệ An chậm tiến độ: Ngổn ngang trên những đại dự án (Bài 1)

Trăn trở những dự án mở đường ở các xã vùng cao Nghệ An chậm tiến độ: Ngổn ngang trên những đại dự án (Bài 1)

Được kỳ vọng sẽ sớm góp phần xóa thế bế tắc, cô lập của những vùng đất “sơn cùng thủy tận” ở xứ Nghệ. Nhưng rồi, mãi cho đến hôm nay, khi đã gần đi hết những tháng cuối cùng của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ 2021-2025, thì những đại dự án giao thông ấy vẫn còn rất ngổn ngang. Nguy cơ trễ hẹn đang hiển hiện trước mắt.
Phổ biến, quán triệt sâu rộng, nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Phổ biến, quán triệt sâu rộng, nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Tin tức - Mai Hương - 1 giờ trước
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 1560/QĐ-TTg về Ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30 tháng 10 năm 2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới. Qua đó cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp của Chỉ thị, tăng cường nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và địa phương trong việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển bền vững, bao trùm.
Bản làng tắc nghẽn vì sạt lở do mưa bão

Bản làng tắc nghẽn vì sạt lở do mưa bão

Trang địa phương - An Yên - 1 giờ trước
Bão số 3 (Wipha) đã gây mưa vừa, đến mưa to ở các xã miền núi tỉnh Nghệ An. Nước từ trên trời xả xuống, nước từ núi cao chảy về, đã gây nên tình trạng sạt lở ở các bản làng, đường giao thông. Dẫu chưa có thiệt hại về người, nhưng giao thông ở nhiều nơi đang “tê liệt”.
Khen thưởng đột xuất lực lượng BĐBP trong cứu hộ, cứu nạn

Khen thưởng đột xuất lực lượng BĐBP trong cứu hộ, cứu nạn

Tin tức - Minh Anh - 1 giờ trước
Tại một số địa phương ven biển, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã triển khai kịp thời các biện pháp cứu hộ, cứu nạn, góp phần quan trọng bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân và du khách.
An Giang kiến nghị tiếp tục mở rộng diện miễn Visa đối với khách du lịch quốc tế

An Giang kiến nghị tiếp tục mở rộng diện miễn Visa đối với khách du lịch quốc tế

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 1 giờ trước
Lãnh đạo tỉnh An Giang kiến nghị tiếp tục mở rộng diện miễn Visa đối với khách du lịch quốc tế vào Việt Nam, tạo cơ hội cho An Giang thu hút, chia sẻ nguồn khách quốc tế thông qua các Cảng hàng không quốc tế trong cả nước. Đồng thời, Chính phủ sớm có chính sách đầu tư điện lưới và hạ tầng cáp quang ra đặc khu Thổ Châu, đảo Nam Du (thuộc đặc khu Kiên Hải)...
Quảng Ngãi: Chưa được tiêm phòng vắc xin, nhiều gia súc nghi mắc bệnh lở mồm long móng

Quảng Ngãi: Chưa được tiêm phòng vắc xin, nhiều gia súc nghi mắc bệnh lở mồm long móng

Trang địa phương - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Trên địa bàn xã Đăk Plô, tỉnh Quảng Ngãi vừa phát hiện 33 con gia súc có triệu chứng mắc bệnh lở mồm long móng. Đa phần gia súc mắc bệnh chưa được tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng đợt 1 năm 2025.
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Gia Lai: Tình nghĩa đồng đội, đồng bào không bao giờ bị lãng quên

Gia Lai: Tình nghĩa đồng đội, đồng bào không bao giờ bị lãng quên

Tin tức - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Trong không khí trang nghiêm và đầy xúc động, Ban Tổ chức cùng người dân xã Đức Cơ, tỉnh Gia Lai đã tiến hành Lễ vọng chuông, dâng hương, dâng hoa, cầu siêu anh linh các Anh hùng Liệt sĩ… đang an nghỉ tại nghĩa trang. Trong đó có 1.400 chuyên gia và quân tình nguyện Việt Nam đã hy sinh tại Campuchia trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và làm nghĩa vụ quốc tế cao cả.
Thông điệp từ món quà 4 năm mới hoàn thành của nhà gái người Ve tặng nhà trai trong lễ cưới

Thông điệp từ món quà 4 năm mới hoàn thành của nhà gái người Ve tặng nhà trai trong lễ cưới

Sắc màu 54 - Hồng Phúc - Văn Sơn - 3 giờ trước
Tại thành phố Đà Nẵng, người Ve – một nhóm thuộc dân tộc Giẻ Triêng vẫn lưu giữ một tập tục cưới hỏi đặc sắc: nhà gái tặng tấm dồ đôi cho nhà trai trong lễ cưới. Tấm dồ đôi do chính tay cô gái dệt phải mất từ 3-4 năm trước khi bước vào hôn nhân mới hoàn thành, do vậy tấm dồ đôi không chỉ mang thông điệp về sự khéo léo mà còn là tấm lòng thủy chung, nhân văn của người phụ nữ Ve.
Vị sư Khmer và hành trình “thắp sáng” quê nghèo

Vị sư Khmer và hành trình “thắp sáng” quê nghèo

Gương sáng - Như Tâm - 3 giờ trước
Tại xã Thới Quản, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang (nay là xã Định Hoà, tỉnh An Giang), nơi có đông đồng bào Khmer sinh sống, những năm gần đây đời sống của đồng bào đang từng ngày “thay da đổi thịt” với nhiều cây cầu mới, những mái nhà kiên cố mọc lên giữa xóm nghèo. Góp phần tạo nên sự chuyển mình ấy là công lao thầm lặng nhưng to lớn của nhiều người dân và các chức sắc tôn giáo, trong đó nổi bật là Đại đức Trương Văn Tuấn, Phó Ban Trị sự chùa Tổng Quản (Wattsarây - Sunđây) một nhà sư tận tâm với đạo pháp, gần gũi với Nhân dân, luôn đi đầu trong các hoạt động thiện nguyện, giúp đời.
Đưa di sản văn hóa Chăm thành ngành kinh tế mũi nhọn

Đưa di sản văn hóa Chăm thành ngành kinh tế mũi nhọn

Văn hóa dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 4 giờ trước
Tỉnh Khánh Hòa mới (sáp nhập thêm tỉnh Ninh Thuận) hiện có đông đồng bào Chăm sinh sống. Với kho tàng di sản văn hóa đặc sắc, đồng bào Chăm góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc qua hệ thống đền tháp, lễ hội, làng nghề, dân ca dân vũ và phong tục truyền thống. Sau sáp nhập, Khánh Hòa đứng trước “cơ hội vàng” để khai thác hiệu quả di sản văn hóa Chăm, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Vụ CrossFi: Bài học đắt giá từ những giấc mộng đầu tư tài chính số

Vụ CrossFi: Bài học đắt giá từ những giấc mộng đầu tư tài chính số

Pháp luật - Thượng tá, Tiến sĩ Đào Trung Hiếu - 6 giờ trước
Vụ CrossFi chỉ là một trong hàng loạt vụ lừa đảo tài chính đã và sẽ tiếp tục xảy ra. Khi công nghệ tài chính phát triển, những kẻ lừa đảo cũng sẽ có thêm nhiều chiêu trò tinh vi hơn.