Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Sỹ Hào - 14:09, 04/12/2024

Cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ IV tiếp tục thu thập thông tin về thực trạng tiếp cận điện lưới quốc gia ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, tính đến ngày 01/7/2024. Thông tin từ cuộc điều tra, sau khi được phân tích sẽ giúp nhận diện được “vùng trũng” trong công cuộc điện khí hóa nông thôn, miền núi; từ đó có những quyết sách mạnh hơn trong việc “phủ sóng” điện lưới quốc gia, tạo xung lực phát triển vùng khó khăn.

Kéo điện nông thôn, miền núi không chỉ góp phần xóa đói, giảm nghèo mà còn đóng góp vào phát triển bền vững cho các địa bàn khó khăn. (Trong ảnh: Công nhân Công ty Điện lực Lai Châu kéo điện về thôn Đá Đen, xã An Lương, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái)
Kéo điện nông thôn, miền núi không chỉ góp phần xóa đói, giảm nghèo mà còn đóng góp vào phát triển bền vững cho các địa bàn khó khăn. (Trong ảnh: Công nhân Công ty Điện lực Lai Châu kéo điện về thôn Đá Đen, xã An Lương, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái)

Nhiều địa bàn vẫn “trắng” điện lưới

Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 7, ngày 29/5/2024, Quốc hội khóa XV đã thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2024. Nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) quan tâm là kết quả cấp điện cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Đại biểu Đoàn Thị Lê An (Đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng) cho rằng, với sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, chương trình cấp điện về nông thôn, miền núi đã đạt được một số kết quả tích cực; tạo bước phát triển quan trọng trong công cuộc điện khí hóa nông thôn, miền núi.

Có điện, các phương tiện nghe, nhìn được sử dụng ngày càng phổ biến đã cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, nâng cao dân trí; đem lại những lợi ích cơ bản, lâu dài cho các địa phương, làm cơ sở để xây dựng nông thôn mới bền vững".
Đoàn Thị Lê AnĐBQH Đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng

Theo đại biểu Đoàn Thị Lê An, việc cấp điện nông thôn, miền núi không chỉ góp phần xóa đói, giảm nghèo mà còn đóng góp vào phát triển bền vững cho các địa bàn khó khăn; giúp người dân thay đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi quy mô và tập quán canh tác nuôi trồng, tăng năng suất trồng trọt và chế biến nông, lâm sản, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.

“Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều thôn, bản chưa được sử dụng điện lưới quốc gia. Đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành tiếp tục quan tâm, huy động tối đa các nguồn lực; bố trí, cân đối các nguồn vốn từ đầu tư công để tiếp tục đầu tư thực hiện việc cấp điện cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi”, đại biểu An đề nghị.

Cùng quan tâm tới nội dung này, đại biểu Hoàng Quốc Khánh (Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu) thông tin, trên địa bàn tỉnh Lai Châu vẫn còn 22 bản chưa có điện; tập trung ở các xã biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS. Do không có điện nên trong dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ vừa qua, nhiều người là nhân chứng sống của chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã không có điều kiện để theo dõi qua sóng truyền hình trực tiếp.

“Năm 2025 kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cử tri kiến nghị Nhà nước quan tâm đầu tư để người dân những vùng chưa có điện có thể theo dõi truyền hình trực tiếp sự kiện trọng đại của đất nước”, đại biểu Khánh đề nghị.

Hiện vẫn còn nhiều thôn, bản vùng đồng bào DTTS và miền núi chưa được sử dụng điện lưới quốc gia. (Trong ảnh: Thôn O2, xã Vihx Kim, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định được biết đến như là một ngôi làng nhiều không: Không điện, không đường, không trường, không trạm y tế và không có nước sạch)
Hiện vẫn còn nhiều thôn, bản vùng đồng bào DTTS và miền núi chưa được sử dụng điện lưới quốc gia. (Trong ảnh: Thôn O2, xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định được biết đến như là một ngôi làng nhiều không: Không điện, không đường, không trường, không trạm y tế và không có nước sạch)

Theo báo cáo của Bộ Công thương gửi các ĐBQH tại Kỳ họp thứ 7, hiện cả nước vẫn còn 160.000 hộ chưa có điện, 715.000 hộ dân cần cải tạo đường điện trên địa bàn 3.000 xã (trong đó có 1.075 xã biên giới, vùng đặc biệt khó khăn). Để “phủ sóng” điện lưới quốc gia ở các địa bàn này thì nhu cầu kinh phí đầu tư khoảng trên 29.000 tỷ đồng.

Nhưng đây là số liệu chung của cả nước, chưa phân tách thực trạng tiếp cận điện lưới ở địa bàn vùng đồng bào DTTS và miền núi, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Vì vậy, số liệu về thực trạng tiếp cận điện từ cuộc điều tra thu thập thông tin kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ IV (tiến hành sau Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV) sau khi được Tổng cục Thống kê tổng hợp; Ủy ban Dân tộc và các cơ quan, tổ chức liên quan tiến hành phân tích sẽ cung cấp cho các ĐBQH cơ sở thực tiễn để thảo luận trên nghị trường tại các kỳ họp Quốc hội trong năm 2025.

Số liệu đúng thì mục tiêu mới đạt

Trong Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được phe duyệt tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/1/2022, Chính phủ quyết nghị đến năm 2025, 99% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp. Để đạt mục tiêu này thì phải có số liệu chính xác từ việc rà soát, điều tra số liệu về thực trạng tiếp cận điện ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Tuy nhiên, hiện số liệu về số hộ DTTS, địa bàn vùng đồng bào DTTS chưa có điện (bao gồm điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác) vẫn còn khập khiễng.

Đơn cử Cao Bằng, theo số liệu của Sở Công Thương tỉnh, tính đến hết quý II/2024, toàn tỉnh vẫn còn 83 thôn, với trên 6.700 hộ (chiếm tỷ lệ 4,96% tổng số hộ toàn tỉnh) chưa được sử dụng điện lưới quốc gia.

Trước đó, tại thời điểm năm 2019, kết quả điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ III cho thấy, trong tổng số 2.483 thôn của tỉnh Cao Bằng thì có 2.290 thôn có điện (trong đó có 2.087 thôn có điện lưới quốc gia, 203 thôn sử dụng các nguồn điện khác) và còn 193 thôn chưa có điện.

Chưa có điện lưới quốc gia, hoạt động sản xuất của người dân gặp khó khăn, tốn thêm nhiều chi phí. (Trong ảnh: Người dân thôn Khuổi Mạn, xã xã Bằng Thành, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn phải đầu tư máy động cơ chạy dầu để xay xát, nghiền ngô)
Chưa có điện lưới quốc gia, hoạt động sản xuất của người dân gặp khó khăn, tốn thêm nhiều chi phí. (Trong ảnh: Người dân thôn Khuổi Mạn, xã xã Bằng Thành, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn phải đầu tư máy động cơ chạy dầu để xay xát, nghiền ngô)

Như vậy, sau gần 05 năm, Cao Bằng đã nỗ lực cấp điện cho được 110 thôn, hiện chỉ còn 83 thôn chưa được tiếp cận điện lưới. Nhưng số liệu này cần phải được xem xét, rà soát lại; bởi phải tính đến công tác sáp nhập đơn vị hành chính cấp thôn của tỉnh Cao Bằng từ năm 2019 đến nay.

Theo Nghị quyết số 27/NQ-HĐND ngày 09/9/2019 của HĐND tỉnh Cao Bằng về sáp nhập, đổi tên xóm, tổ dân phố trên địa bàn, toàn tỉnh tiến hành sáp nhập 1.870 xóm, tổ dân phố để thành lập 845 xóm, tổ dân phố mới, tương đương giảm 50% số đơn vị hành chính cấp thôn.

Theo Tờ trình số 3462/TTr-BCT ngày 15/6/2021 của Bộ Công thương, nếu được kéo dài thời gian thực hiện Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo thì đến năm 2025, ngành Điện lực sẽ triển khai cấp điện cho khoảng 871.263 hộ dân của 6.811 thôn, bản trên địa bàn 2.197 xã.

Trong đó, huyện Bảo Lâm Sáp nhập 84 xóm để thành lập 41 xóm mới; huyện Bảo Lạc sáp nhập 162 xóm, tổ dân phố để thành lập 79 xóm, tổ dân phố mới. 

Đây là 02 địa phương có số hộ và địa bàn chưa được tiếp cận điện lưới quốc gia nhiều nhất của tỉnh Cao Bằng hiện nay.

Từ thực tế của tỉnh Cao Bằng, nhìn rộng ra cả nước thì số liệu về thực trạng điện hiện nay cần được rà soát, thu thập kỹ lưỡng lại. Sự khập khiễng trong số liệu về thực trạng tiếp cận điện hiện hữu ngay trong thống kê của các cơ quan liên quan.

Theo báo cáo tổng kết Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2013 – 2020 của Bộ Công thương, tính đến ngày 31/12/2019, tại khu vực nông thôn, tỷ lệ số hộ dân được sử dụng điện đạt 99,26%; chỉ còn khoảng 0,74% số hộ dân nông thôn chưa được tiếp cận điện.

Nhưng theo số liệu trong cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2019 do Tổng cục Thống kê thực hiện, tỷ lệ hộ DTTS được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 93,9% (2,5% hộ sử dụng nguồn điện khác); còn 3,6% hộ DTTS chưa được tiếp cận điện, phải sử dụng dầu hỏa và các nguồn nhiên liệu khác để thắp sáng.

Còn theo báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tại thời điểm tháng 6/2019, cả nước có 99,47% được tiếp cận điện lưới (tương ứng 27,41 triệu hộ; trong đó, ở khu vực nông thôn, tỷ lệ hộ có điện sử dụng đạt 99,18%, tương ứng 16,98 triệu hộ.

Cùng trong một thời điểm (năm 2019), nhưng số liệu về thực trạng tiếp cận điện của 03 cơ quan, đơn vị lại không có sự thống nhất. Vậy số liệu nào mới thực sự phản ánh đúng thực trạng tiếp cận điện ở vùng đồng bào DTTS và miền núi hiện nay?

Ở nhiều thôn, bản chưa có điện lưới, người dân phải sử dụng máy phát điện mini, không chỉ nguồn điện không ổn định mà tiềm ẩn nguy cơ tai nạn về điện. (Ảnh minh họa)
Ở nhiều thôn, bản chưa có điện lưới, người dân phải sử dụng máy phát điện mini, không chỉ nguồn điện không ổn định mà tiềm ẩn nguy cơ tai nạn về điện. (Ảnh minh họa)

Để trả lời câu hỏi này, đòi hỏi phải có sự phối hợp trong quá trình điều tra, rà soát cũng như phân tích các số liệu thu thập được về thực trạng tiếp cận điện lưới hiện nay ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Điều này rất cần thiết để hoàn thành các nhiệm vụ trong Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2021 – 2025.

Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6 đã xác định nhiệm vụ đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025. Từ năm 2021, Chính phủ và Bộ Công thương đã tập trung chỉ đạo triển khai, nhưng đến nay chưa cân đối được kinh phí đầu tư.

Do đó, hiện vẫn chưa thực hiện được đề xuất của Bộ Công thương tại Tờ trình số 3462/TTr-BCT ngày 15/6/2021 về việc kéo dài thời gian thực hiện Chương trình cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo đến năm 2025. Thời gian thực hiện chỉ còn 01 năm, trong khi đây là dự án cần nguồn đầu tư lớn, do đó, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương cần có lộ trình, thứ tự ưu tiên thực hiện.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Việt Nam - Thái Lan chính thức nâng cấp quan hệ lên "Đối tác Chiến lược toàn diện"

Việt Nam - Thái Lan chính thức nâng cấp quan hệ lên "Đối tác Chiến lược toàn diện"

Ngày 16/5, sau Lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã tiến hành hội đàm và họp Nội các chung Việt Nam - Thái Lan lần thứ 4.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dâng hoa, dâng hương tại Bảo tàng Quang Trung và Khu tưởng niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dâng hoa, dâng hương tại Bảo tàng Quang Trung và Khu tưởng niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 7 phút trước
Nhân chuyến công tác tại tỉnh Bình Định, chiều 16/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân đã dẫn đầu Đoàn công tác của Trung ương đến dâng hoa, dâng hương tại Bảo tàng Quang Trung, Khu tưởng niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc và thăm một số gia đình chính sách tiêu biểu tại huyện Tây Sơn.
Thứ trưởng Nông Thị Hà thăm, làm việc với Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Sơn La

Thứ trưởng Nông Thị Hà thăm, làm việc với Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Sơn La

Công tác Dân tộc - Tào Đạt - 1 giờ trước
Ngày 16/5, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do Thứ trưởng Nông Thị Hà làm Trưởng đoàn đã tới thăm, làm việc với Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Sơn La.
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Tỉnh Bình Định đã có cách làm sáng tạo, thần tốc trong triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Tỉnh Bình Định đã có cách làm sáng tạo, thần tốc trong triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thời sự - T.Nhân-N.Triều - 2 giờ trước
Chiều 16/5, Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Bình Định tổ chức Lễ công bố hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ cải thiện nhà ở hộ nghèo có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ.
Đắk Lắk: Cảnh báo “bẫy” lừa đảo trong mùa thi

Đắk Lắk: Cảnh báo “bẫy” lừa đảo trong mùa thi

Pháp luật - Lê Hường - 3 giờ trước
Ngày 16/5, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa phát thông tin cảnh báo thủ đoạn lừa đảo trong mùa thi.
Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Nông Thị Hà thăm, tặng quà hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát tại Sơn La

Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Nông Thị Hà thăm, tặng quà hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát tại Sơn La

Tin tức - Tào Đạt - 3 giờ trước
Ngày 16/5, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do Thứ trưởng Nông Thị Hà làm Trưởng đoàn đã đến thăm, động viên các hộ nghèo được hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Cùng đi có lãnh đạo Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Sơn La và UBND huyện Mai Sơn.
Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Nhà thờ Trà Cổ - Điểm đến hấp dẫn nơi địa đầu Tổ quốc. Vẻ đẹp bình yên ở Hợp tác xã Sinh Dược. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Công tác quản lý ngân sách nhà nước được đẩy mạnh hiện đại hóa, chuyển đổi số

Công tác quản lý ngân sách nhà nước được đẩy mạnh hiện đại hóa, chuyển đổi số

Thời sự - Hoàng Quý - 3 giờ trước
Chiều 16/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe các báo cáo liên quan đến quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023.
Sạt lở khi thi công thủy điện tại Lai Châu, ít nhất 5 người tử vong

Sạt lở khi thi công thủy điện tại Lai Châu, ít nhất 5 người tử vong

Tin tức - Minh Nhật - 4 giờ trước
Theo nguồn tin tại Lai Châu, khoảng 10 giờ 30 phút sáng 16/5, tại công trường thi công công trình Thủy điện Tả Páo Hồ 1A ở huyện Phong Thổ (Lai Châu) xảy ra vụ sạt lở khiến nhiều người thương vong.
Đề nghị truy tố cựu Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Nguyên về tội nhận hối lộ

Đề nghị truy tố cựu Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Nguyên về tội nhận hối lộ

Pháp luật - Minh Nhật - 5 giờ trước
Cựu giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Nguyên - bà Trương Thị Thu Hương vừa bị đề nghị truy tố với cáo buộc nhận hối lộ 10 tỷ đồng.
Con đường thắm tình quân dân

Con đường thắm tình quân dân

Media - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Làng Kon Tuông, xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum nằm ở lưng chừng núi, cả làng có 81 hộ, 277 nhân khẩu, 100% là đồng bào Xơ Đăng. Con đường vào làng chỉ dài gần 2 km, nhưng do địa hình đồi núi dốc nguy hiểm, đặc biệt khi mùa mưa, con đường trơn trượt, nên chẳng có một phương tiện nào có thể lưu thông được. Từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025, tháng 2/2025, huyện Đăk Glei tiến hành đầu tư xây dựng đường giao thông lên làng Kon Tuông.
Điện Biên chiếu phim miễn phí nhân Tháng hành động Vì trẻ em năm 2025

Điện Biên chiếu phim miễn phí nhân Tháng hành động Vì trẻ em năm 2025

Tin tức - Anh Trúc - 6 giờ trước
Hưởng ứng Tháng hành động Vì trẻ em năm 2025, Trung tâm Văn hóa, Điện ảnh tỉnh tổ chức chương trình chiếu phim lưu động tuyên truyền hè dành cho học sinh, thanh thiếu niên trên địa bàn tỉnh.