Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Cân đối vốn đầu tư để thông “huyết mạch” (Bài 2)

Sỹ Hào - 08:29, 18/11/2024

Hạ tầng giao thông là “huyết mạch” của nền kinh tế, đồng thời cũng là hạng mục đầu tư cần nguồn vốn rất lớn, nhất là ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Vì vậy, số liệu điều tra về thực trạng hạ tầng giao thông ở địa bàn này là một trong những cơ sở để cân đối vốn đầu tư trong các chương trình, chính sách dân tộc trong giai đoạn tới.

Với ngồn lực đầu tư của Nhà nước, hiện tỷ lệ thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên đạt trung bình là 88%; dự kiến hết năm 2025 sẽ tăng lên 89,9%. (Trong ảnh: Đường giao thông liên thôn của xã Ia Dom, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai)
Với ngồn lực đầu tư của Nhà nước, hiện tỷ lệ thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên đạt trung bình là 88%; dự kiến hết năm 2025 sẽ tăng lên 89,9%. (Trong ảnh: Đường giao thông liên thôn của xã Ia Dom, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai)

Trầy trật thực hiện tiêu chí “cứng”

Hạ tầng giao thông nông thôn là một trong những tiêu chí “cứng” trong xây dựng nông thôn mới. Ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, việc hoàn thành tiêu chí giao thông vốn đã khó vì nguồn lực đầu tư hạn chế thì việc giữ tiêu chí càng khó hơn do địa hình, địa chất, lại thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Tại thời điểm năm 2019, kết quả điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ II cho thấy, phần lớn các đường giao thông từ trung tâm xã vùng DTTS đến trung tâm huyện đã được cứng hóa (trải nhựa hoặc bê tông), đạt tỷ lệ 95,2%; gần 90% các thôn thuộc vùng DTTS đã có đường giao thông đến trung tâm xã được cứng hóa.

Giai đoạn 2021 - 2025, tổng nguồn lực dự kiến thực hiện Chương trình MTQG 1719 ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên là trên 22,5 nghìn tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương trên 20,5 nghìn tỷ đồng. Tính đến 30/9/2024, 16 tỉnh trong khu vực đã giải ngân 12,9 nghìn tỷ đồng, đạt 60,6% kế hoạch.

Tính từ thời điểm điều tra (tháng 4/2019) đến nay, vốn từ các chương trình, chính sách dân tộc được phân bổ để các địa phương vùng đồng bào DTTST và miền núi tiếp tục thực hiện cứng hóa giao thông nông thôn. Nhưng cứ “vá chỗ này lại thủng chỗ kia”, mục tiêu nâng tỷ lệ cứng hóa hệ thống giao thông ở địa bàn này cứ trầy trật như người leo núi mùa mưa.

Như khu vực miền Trung – Tây Nguyên, theo kết quả điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS năm 2019, tỷ lệ cứng hóa đường giao thông từ thôn đến trung tâm xã đã đạt trên 90%. Nhưng hiện tỷ lệ này đã giảm xuống.

Số liệu tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 vùng miền Trung - Tây Nguyên tổ chức ngày 09/11/2024 cho thấy, tỷ lệ thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên hiện đạt trung bình 88% (dự kiến hết năm 2025 sẽ tăng lên 89,9%).

Nhưng miền Trung-Tây Nguyên không phải là “vùng trũng” trong hạ tầng giao thông nông thôn của cả nước mà là Trung du miền núi phía Bắc. Tại thời điểm năm 2019, tỷ lệ cứng hóa đường giao thông từ thôn đến trung tâm xã ở khu vực này, mới chí đạt 81,9%; trong đó 03 tỉnh có tỷ lệ thôn đã cứng hóa đường giao thông đến trung tâm xã thấp nhất cả nước là Cao Bằng, Điện Biên và Sơn La, đều dưới 70%.

Cao Bằng hiện đang là một trong những tỉnh có tỷ lệ thôn đã cứng hóa đường giao thông đến trung tâm xã thấp nhất cả nước. (Trong ảnh: Tuyến đường liên xóm Lũng Rẩu - Lũng Lặc, xã Hồng Sỹ, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng mới được đầu tư mở rộng lên 3m, chiều dài 1,3km)
Cao Bằng hiện đang là một trong những tỉnh có tỷ lệ thôn đã cứng hóa đường giao thông đến trung tâm xã thấp nhất cả nước. (Trong ảnh: Tuyến đường liên xóm Lũng Rẩu - Lũng Lặc, xã Hồng Sỹ, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng mới được đầu tư mở rộng lên 3m, chiều dài 1,3km)

Sau 05 tính từ thời điểm điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ II, tỷ lệ cứng hóa đường giao thông từ thôn đến trung tâm xã ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc có tăng lên, nhưng không nhiều. Đơn cử tại Cao Bằng, hiện tỷ lệ cứng hóa đường xã, thôn xóm đã nâng lên được 74%.

Chủ động cân đối vốn đầu tư

Trong Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/1/2022, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% xã vùng đồng bào DTTS và miền núi có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 70% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; đến năm 2030, trên 85% số xã, thôn có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân.

Đối chiếu chỉ tiêu được đặt ra trong Nghị quyết số 10/NQ-CP với tỷ lệ thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa ở một số vùng hiện nay đã cơ bản đạt và vượt. Đơn cử như khu vực miền Trung – Tây Nguyên, tính đến tháng 09/2024, tỷ lệ này đạt trung bình là 88%; dự kiến hết năm 2025 sẽ tăng lên 89,9%.

Ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, việc hoàn thành tiêu chí giao thông vốn đã khó vì nguồn lực đầu tư hạn chế thì việc giữ tiêu chí càng khó hơn do địa hình, địa chất, lại thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai. (Trong ảnh: Đường giao thông nông thôn ở xã Lĩnh Phú, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang bị đứt gãy do hoàn lữu bão số 3)
Ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, việc hoàn thành tiêu chí giao thông vốn đã khó vì nguồn lực đầu tư hạn chế thì việc giữ tiêu chí càng khó hơn do địa hình, địa chất, lại thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai. (Trong ảnh: Đường giao thông nông thôn ở xã Lĩnh Phú, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang bị đứt gãy do hoàn lữu bão số 3)

Về tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hóa thì miền Trung – Tây Nguyên cũng đã cơ bản đạt. Tính đến tháng 09/2024, toàn khu vực có 98,9% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hóa; dự kiến “về đích” 100% vào cuối năm 2025.

Nhưng vẫn còn những “vùng trũng” về hạ tầng giao thông nông thôn, nhất là khu vực Trung du và miền núi phía Bắc. Với địa hình chủ yếu là đồi núi, chia cắt mạnh, lại thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, đây là địa bàn rất khó hoàn thành mục tiêu về hạ tầng giao thông nông thôn được đặt ra trong Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 18/1/2022 của Chính phủ.

Theo ước tính của Bộ Giao thông Vận tải, bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây thiệt hại khoảng 3.000 tỷ đồng cho hạ tầng giao thông các tỉnh phía Bắc. Trong đó có 3.924 vị trí bị thiệt hại do sạt lở đất, sụt nền đường, đứt đường và hư hỏng cầu cống...

Từ kết quả điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ II và các dữ liệu chuyên ngành, từ năm 2019 đến nay, các địa phương khu vực Trung du và miền núi phía Bắc đã được bố trí các chương trình, dự án để đầu tư hạ tầng giao thông, nhất là giao thông nông thôn.

Trong đó, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), khu vực Trung du và miền núi phía Bắc đã ưu tiên bố trí vốn đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn. 

Từ nguồn lực của Chương trình MTQG 1719 lồng ghép hiệu quả với vốn các chương trình, dự án khác, “huyết mạch” của nền kinh tế ở các địa bàn đặc biệt khó khăn trong khu vực đã từng bước được khơi thông.

Đơn cử tại Cao Bằng, theo số liệu của Sở Giao thông Vận tải tỉnh, từ năm 2021 đến hết tháng 6/2024, toàn tỉnh đã cứng hóa được 606,6km đường xã và 467,71km đường thôn, xóm, nội đồng.

Nhưng đây là số liệu tổng hợp đến hết tháng 6/2024. Sau thời điểm này, tỉnh Cao Bằng đã gánh chịu hậu quả nặng nề do thiên tai, bão lũ, nhất là trong và tháng 09/2024, với hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi). Theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Cao Bằng, riêng hoàn lưu bão số 3 đã làm trên 510 tuyến đường giao thông nông thôn bị sạt lở; 30 cầu bị hư hỏng.

Thực hiện Chương trình MTQG 1719, các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc đã ưu tiên bố trí vốn đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn.(Trong ảnh: Cầu Nà Khan, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang)
Thực hiện Chương trình MTQG 1719, các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc đã ưu tiên bố trí vốn đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn.(Trong ảnh: Cầu Nà Khan, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang)

Trước khi hoàn lưu bão số 3 gây ảnh hưởng nặng nề, cùng với các địa phương khác trên cả nước, tỉnh Cao Bằng đã tiến hành điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ III, năm 2024 (từ 01/7 đến 15/8). Như vậy, dữ liệu từ cuộc điều tra này cơ bản đã không còn phản ánh đúng thực trạng hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng nói riêng, nhiều địa phương thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc nói chung.

Nhưng dữ liệu của cuộc điều tra được tổ chức trước thời điểm hoàn lưu bão số 3 gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc cũng có giá trị tham chiếu quan trọng. Trên cơ sở thông tin đã thu thập được, các địa phương sẽ đối chiếu với thực trạng sau thiên tai để có bộ dữ liệu chính xác, phản ánh đúng tình hình hạ tầng giao thông nông thôn hiện nay.

Đây là cơ sở quan trọng để các địa phương cân đối nguồn vốn của các dự án thành phần trong 03 Chương trình MTQG, nhất là Chương trình MTQG 1719. Với cơ chế phân cấp, phân quyền một số dự án thành phần các Chương trình MTQG theo Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các địa phương sẽ chủ động điều chỉnh tăng/giảm vốn các dự án thành phần phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; trong đó, chủ động giảm những nội dung chính sách không còn đối tượng thụ hưởng để điều tiết vốn, tập trung thực hiện Dự án 4 thuộc Chương trình MTQG 1719 để đầu tư, sửa chưa hạ tầng giao thông nông thôn ở địa bàn đặc biệt khó khăn.

Trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ III, năm 2024, các điều tra viên thu thập thông tin tổng số km của tuyến đường chính từ trung tâm xã/phường/thị trấn đến trung tâm huyện/quận/thị xã/thành phố thuộc tỉnh tính đến ngày 01/7/2024 chia theo từng loại đường; số thôn (bản, làng, phum, sóc, xóm, ấp, khu dân cư, tổ dân phố và tương đương) chia theo loại đường chính đến trung tâm xã/phường/thị trấn tính đến ngày 01/7/2024.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bắc Kạn: Xem xét điều chỉnh vốn Chương trình MTQG 1719 để hỗ trợ xóa nhà tạm

Bắc Kạn: Xem xét điều chỉnh vốn Chương trình MTQG 1719 để hỗ trợ xóa nhà tạm

Tại kỳ họp thứ 26 (kỳ họp chuyên đề) dự kiến tổ chức ngày 03/4 tới đây, HĐND tỉnh Bắc Kạn khóa X sẽ xem xét điều chỉnh vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719) để hỗ trợ 2 huyện thí điểm cơ chế đặc thù triển khai nội dung xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Tin nổi bật trang chủ
Bắc Kạn: Xem xét điều chỉnh vốn Chương trình MTQG 1719 để hỗ trợ xóa nhà tạm

Bắc Kạn: Xem xét điều chỉnh vốn Chương trình MTQG 1719 để hỗ trợ xóa nhà tạm

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Thi - 19 phút trước
Tại kỳ họp thứ 26 (kỳ họp chuyên đề) dự kiến tổ chức ngày 03/4 tới đây, HĐND tỉnh Bắc Kạn khóa X sẽ xem xét điều chỉnh vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719) để hỗ trợ 2 huyện thí điểm cơ chế đặc thù triển khai nội dung xóa nhà tạm, nhà dột nát.
“Bài ca trên sóng cả”, tác giả Hoàng Thị Hạnh đoạt giải A - Giải thưởng VHNT về đề tài Hải quân Nhân dân Việt Nam

“Bài ca trên sóng cả”, tác giả Hoàng Thị Hạnh đoạt giải A - Giải thưởng VHNT về đề tài Hải quân Nhân dân Việt Nam

Tin tức - Văn Hoa - 23 phút trước
Vừa qua, Quân chủng Hải quân tổ chức tổng kết trao giải thưởng sáng tác văn học nghệ thuật (VHNT) về đề tài Hải quân Nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021-2025. Theo đó, tác phẩm “Bài ca trên sóng cả”, tác giả Hoàng Thị Hạnh đoạt giải A.
Đắk Lắk: Dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc bệnh sởi tăng nhanh

Đắk Lắk: Dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc bệnh sởi tăng nhanh

Sức khỏe - Hoàng Thùy - 32 phút trước
Thời gian gần qua, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk dịch sởi diễn biến phức tạp với số ca mắc tăng nhanh. Để tăng tỷ lệ miễn dịch, giám sát sịch sởi trong cộng đồng, tỉnh Đắk Lắk đang tập trung nhiều giải pháp phòng, chống dịch và triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho người dân. Điều đáng nói, phần lớn các ca mắc bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin phòng sởi.
“Lễ hội Điện Huệ Nam” được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

“Lễ hội Điện Huệ Nam” được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Ngân - 1 giờ trước
Ngày 30/3, Sở Văn hóa Thể thao TP. Huế tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia "Lễ hội Điện Huệ Nam". Trước đó, ngày 10/12/2024, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 3981/QĐ-BVHTTDL đưa Lễ hội truyền thống “Lễ hội Điện Huệ Nam” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hội sách tôn vinh giá trị văn hóa vùng Đất Tổ

Hội sách tôn vinh giá trị văn hóa vùng Đất Tổ

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Ngày 30/3, Hội sách Đất Tổ năm 2025 đã khai mạc trong không khí náo nức nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2025. Sự kiện cũng nhằm hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), Ngày Sách và Bản quyền thế giới (23/4) và tạo không gian đọc cho những người yêu sách trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hội sách diễn ra từ ngày 28/3 - 6/4 tại sân Bảo tàng Hùng Vương, thành phố Việt Trì.
Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 29/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực. Nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang. “Vườn Địa Đàng” giữa vùng nắng gió. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phát hiện Trà mi hoa vàng Lang Biang quý hiếm ở Vườn quốc gia Phước Bình

Phát hiện Trà mi hoa vàng Lang Biang quý hiếm ở Vườn quốc gia Phước Bình

Trang địa phương - Minh Nhật - 1 giờ trước
Sau nhiều năm "mất dấu" ngoài tự nhiên, loài cây Trà mi hoa vàng Lang Biang vừa được phát hiện tại Vườn quốc gia Phước Bình, nằm trên địa bàn xã Phước Bình, huyện Bác Ái (Ninh Thuận).
Phật giáo quận Gò Vấp tích cực tham gia công tác an sinh xã hội

Phật giáo quận Gò Vấp tích cực tham gia công tác an sinh xã hội

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Thư - 1 giờ trước
Hướng tới Đại Lễ Phật đản Phật lịch 2569 và Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh, dự kiến tặng nhiều phần quà đến người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận. Đây là hoạt động thường niên của Phật giáo quận Gò Vấp, đóng góp vào công tác bảo đảm an sinh xã hội.
Lai Châu chuẩn bị tổ chức Lễ hội Then Kin Pang năm 2025

Lai Châu chuẩn bị tổ chức Lễ hội Then Kin Pang năm 2025

Dân tộc - Tôn giáo - Tùng Nguyên - 1 giờ trước
Lễ hội Then Kin Pang - một trong những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái, sẽ diễn ra trong hai ngày 6 - 7/4, tại xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Vùng cao Điện Biên mang diện mạo mới

Vùng cao Điện Biên mang diện mạo mới

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Gần 4 năm qua, với sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và nỗ lực vươn lên của đồng bào các DTTS, nguồn lực của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), đã góp phần tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Phát hiện 18 cây chè cổ thụ 200 năm tuổi trên núi Tam Đảo

Phát hiện 18 cây chè cổ thụ 200 năm tuổi trên núi Tam Đảo

Môi trường sống - Minh Nhật - 1 giờ trước
18 cây chè cổ thụ được phát hiện trên núi Tam Đảo, thuộc xã La Bằng (huyện Đại Từ, Thái Nguyên) có vanh gốc cây từ 0,8 - 1,3 m. Đây là giống chè Shan rất quý hiếm.