Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gương sáng

Nhà báo Lò Anh Hiếu và những chuyến đi giàu chất liệu sống...

Mạnh Cường - 10:51, 15/12/2020

21 năm làm báo, được Ban Biên tập Báo Công an Nhân dân phân công chuyên trách công tác Mặt trận, phụ trách công tác tuyên truyền địa bàn các tỉnh Tây Bắc cũng là ngần ấy năm nhà báo Lò Anh Hiếu, người con của đồng bào dân tộc Thái có cơ hội gắn bó với vùng đất này. Với những cống hiết miệt mài của bản thân, chị là nữ đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc các DTTS lần thứ II năm 2020 mới đây.


Thiếu tá, nhà báo Lò Anh Hiếu tại Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II năm 2020
Thiếu tá, nhà báo Lò Anh Hiếu tại Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II năm 2020

21 năm gắn bó với vùng cao, biên giới

Sinh ra tại mảnh đất vùng cao, biên giới huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, tuổi thơ của Thiếu tá Lò Anh Hiếu gắn bó với những ngọn đồi, khe suối, những cung đường đèo uốn lượn vùng Tây Bắc. Tốt nghiệp Đại học Tuyên giáo (Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, nay là Học Viện báo chí tuyên truyền), chị được nhận về công tác tại báo Công an Nhân dân cho đến ngày nay.

21 năm gắn bó với sắc phục ngành công an trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, bước chân thiếu tá Lò Anh Hiếu in đậm trên các vùng miền Tổ quốc, đặc biệt những nơi vùng cao, biên giới phía Bắc, nơi đọng lại trong chị nhiều kỷ niệm đẹp, nhiều ký ức khó phai. Từ những chuyến đi, chị đã cho ra đời hàng nghìn tác phẩm báo chí, trong đó có hàng chục  tác phẩm đạt giải  báo chí Quốc gia, các bộ, ban ngành...

“Là phóng viên chuyên trách Mặt trận nên tôi đã phần nào hiểu được công việc của Mặt trận và sứ mệnh thiêng liêng của những người làm công tác Mặt trận trong sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc. Từ những chuyến đi công tác giàu chất liệu sống, đã cho tôi ra đời các tác phẩm báo chí mang đậm hơi thở cuộc sống”, Thiếu tá, nhà báo Lò Anh Hiếu chia sẻ.

Kể về tác phẩm báo chí mang lại cho chị nhiều kỷ niệm và dấu ấn, Nhà báo Lò Anh Hiếu chia sẻ, đó là loạt bài viết cùng với nhà báo, Thượng tá Trần Duy Hiển chủ đề “Chuyển hóa vùng đất dữ Lóng Luông”. Đây là loạt bài gồm 4 kì: “Vùng đất dữ” và sự hình thành Chuyên án 279 - LL đặc biệt; Những trận đánh lớn giáp đường biên; Kí ức cận kề “cửa tử”; Để Lóng Luông bớt dần “tiếng dữ” thực hiện từ năm 2017. Loạt bài này cũng giành Giải C- Giải thưởng Báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết dân tộc” lần thứ XIII, năm 2017-2018.

 Khoảng tháng 8/2017, trong lần cùng Báo Công an Nhân dân lên thăm, tặng quà hỗ trợ bà con khắc phục hậu quả thiên tại Sơn La, Đại tá Trần Anh Tuấn, Giám đốc Công an tỉnh Sơn La đã dành nhiều thời gian tiếp đoàn. Từ chuyện hỗ trợ đồng bào vùng lũ, Đại tá Trần Anh Tuấn chuyển sang chủ đề đấu tranh với tội phạm ma túy ở Sơn La.

Dù đây là đề tài rất quen thuộc với anh em phóng viên, nhưng qua câu chuyện xúc động được kể từ những người đang ngày đêm căng mình đấu tranh ngăn chặn cái chết “trắng”, những ý tưởng mới đã ngay lập tức hình thành trong suy nghĩ của chúng tôi .

Bắt tay vào công việc mới thấy sự gian khổ, vất vả của những cán bộ, chiến sỹ cảnh sát phòng chống tội phạm ma túy. “Có những lúc chúng tôi đi lấy tư liệu chung, có những lúc tôi phải tác nghiệp độc lập, đi 30km xuống vùng đất Vân Hồ để gặp những người tham gia chuyên án, nghe họ kể chi tiết về từng trận đánh giáp đường biên. Dấu ấn chuyến công tác vượt lũ mà điểm chốt là gặp được Ban Chuyên án và các nhân chứng tham gia thu thập thêm tư liệu, hoàn thành bài viết cũng thật gian nan. Xuất phát từ đầu giờ chiều nhưng chuyến xe bão táp xuyên màn đêm đưa chúng tôi từ Hà Nội đến được trụ sở Công an huyện Mộc Châu đã là 22h. Chuyến đi trở nên mỗi lúc một nguy hiểm hơn khi cứ qua một đoạn đường là lại gặp cảnh nước ngập sâu. Ô tô của chúng tôi có thể chết máy hoặc bị cuốn trôi; đất đá có thể sạt lở xuống đường bất cứ lúc nào, trong khi mưa vẫn xối xả không dứt”, Thiếu tá, nhà báo Lò Anh Hiếu nhớ lại

Với sự giúp đỡ của Công an tỉnh Hòa Bình, chúng tôi “tăng bo” qua từng chặng đường ngập lụt để có thể kịp tới Sơn La. Chưa hết mệt, chúng tôi lại nghe Công an huyện Mai Châu thông báo tin không vui, lũ tràn về Hòa Bình, nước ùn ứ dồn về ngã ba Tòng Đậu cao hơn 3m và chia cắt tuyến đường Hòa Bình - Sơn La khoảng 500m. Chúng tôi bị mắc kẹt trong vùng lũ đến 3 ngày liền. Trời mưa, người ướt, chúng tôi vẫn cố tìm mọi cách để giữ máy tính, máy ảnh cẩn thận, giữ được tài liệu an toàn.

Với những người làm báo, khi những tác phẩm báo chí được sinh ra trong những hoàn cảnh ấy, như loạt bài “Chuyển hóa vùng đất dữ Lóng Luông” sẽ luôn được đông đảo bạn đọc đón nhận, và chúng tôi đã làm tròn trách nhiệm giúp độc giả và hiểu hơn về những hy sinh thầm lặng, sự mưu trí, dũng cảm trong từng trận đánh của lực lượng Công an bảo vệ cuộc sống bình yên cho Nhân dân.

"Cảm nhận sự thay đổi trong đồng bào là may mắn và hạnh phúc..."

Với Thiếu tá, nhà báo Lò Anh Hiếu, 21 năm làm báo thật nhiều kỷ niệm. Vui có, buồn có, xúc động có. Trong đó, có chuyến đi dài nhất là hai tuần liên tục để thực hiện loạt bài “Đượm nghĩa tình hỗ trợ nhà ở cho đồng bào nghèo ở Mường Nhé, Điện Biên của Bộ Công an”, trong điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt.

“Thấy được niềm vui, sự hạnh phúc, những giọt nước mắt vui mừng của những người vợ, người mẹ, đặc biệt là những đứa trẻ người với ánh mắt, nụ cười trong veo khi được chuyển về nhà mới đã làm tan biến những mệt nhọc của chuyến đi dài ngày”

Nhà báo Lò Anh Hiếu
Nhà báo Lò Anh Hiếu

Mỗi ngày, cả nhóm phóng viên phải dậy từ 4-5h sáng để kịp theo chân các CBCS Công an làm nhà cho dân, cùng đi xe máy hàng chục km trên đường trơn trượt, lầy lội và phải tăng-bo nhiều km đường dốc đứng để có mặt tại các bản người Mông cheo leo trên vách núi. Chị Hiếu cho biết: Có trải nghiệm thực tế mới hiểu hơn những vất vả của hàng trăm CBCS Công an với nỗ lực, trách nhiệm rất cao, đổ biết bao công sức, mồ hôi, thay nhau cõng vác vật liệu, cõng nước lên bản, rồi lại cùng các lực lượng bắt tay vào đào móng, san nền… dựng lên những căn nhà khang trang, vững chãi cho các hộ gia đình nghèo, để họ “an cư lạc nghiệp” yên tâm lao động sản xuất, bám đất , bám bản, góp phần đảm bảo ANTT tại cơ sở.

“Những ngày bám bản, chúng tôi cũng có dịp tiếp xúc, ghi nhận được cảm xúc của rất nhiều hộ dân tại nhiều bản làng người Mông, người Hà Nhì… khi được chuyển vào những ngôi nhà mới. Chúng tôi cũng ghi được sự vào cuộc của cấp ủy chính quyền; thấy được niềm vui, sự hạnh phúc, những giọt nước mắt vui mừng của những người vợ, người mẹ, đặc biệt là những đứa trẻ với ánh mắt, nụ cười trong veo khi được chuyển về nhà mới... đã làm tan biến những mệt nhọc của chuyến đi dài ngày. Đó thật sự là may mắn và hạnh phúc của những người làm báo...", Thiếu tá, nhà báo Lò Anh Hiếu chia sẻ.

Thiếu tá, nhà báo Lò Anh Hiếu sinh năm 1975 tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, hiện là Phó Trưởng Ban Thời sự - Chính trị, Báo Công an nhân dân. Chị đã được Hội Nhà báo Việt Nam trao tặng Kỷ niệm Chương Vì sự nghiệp Báo chí Việt Nam vào tháng 6/2015. Nhà báo Lò Thị Hiếu đã giành được nhiều giải thưởng báo chí cao quý như: Giải B- Giải Báo chí Quốc gia năm 2009, 2017; Giải C- Giải Báo chí Quốc gia năm 2009; Giải B - Giải thưởng Báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” vào các năm 2010, 2014; Giải C- Giải thưởng báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” vào các năm 2014, 2018; Giải Khuyến khích Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc” vào năm 2007 với loạt bài nhiều kỳ về chủ đề “Công an nhân dân học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, năm 2007 và các giải Khuyến khích trong Giải báo chí nêu trên liên tục trong các năm 2008, 2009, 2010.

Thiếu tá, nhà báo Lò Anh Hiếu cùng nhà báo Minh Tiến là đồng tác giả của loạt bài viết “ Đượm nghĩa tình chương trình hỗ trợ nhà ở cho đồng bào nghèo Mường Nhé, Điện Biên của Bộ Công an”, đạt Giải Nhất Giải Báo chí với chủ đề “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống” giai đoạn 2019-2020.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh niên dân tộc thiểu số làm giàu trên vùng đất khó

Thanh niên dân tộc thiểu số làm giàu trên vùng đất khó

Dù điều kiện tự nhiên không mấy thuận lợi, nhưng nhiều đoàn viên, thanh niên là người DTTS trên địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã phát huy sức trẻ, áp dụng tiến bộ KHKT tìm hướng đi mới để phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Tin nổi bật trang chủ
Phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò “giữ lửa và truyền lửa" văn hoá dân tộc của các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín

Phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò “giữ lửa và truyền lửa" văn hoá dân tộc của các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín

Đó là phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi gặp mặt già làng, trưởng bản, nghệ nhân, Người có uy tín có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, giữ gìn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc nhân “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” năm 2024, chiều 19/4, tại Hà Nội.
Hàng chục hecta lúa chết ảnh hưởng lớn đến sinh kế của người dân

Hàng chục hecta lúa chết ảnh hưởng lớn đến sinh kế của người dân

Tiếng nói từ cơ sở - Trí Phương - 3 giờ trước
Theo phản ánh của người dân, cánh đồng lúa rộng hàng chục hecta của khoảng 70 hộ dân gần khu công nghiệp Bắc Tiền Phong ở thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) bỗng dưng bị nhiễm mặn, lúa chết hàng loạt, ảnh hưởng đến lớn đến sinh kế của người dân.
Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng

Làm du lịch cộng đồng ở làng hương trăm tuổi của người Nùng

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 3 giờ trước
Với người Nùng tại thôn Phia Thắp, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng, nghề làm hương là niềm tự hào văn hóa đã in sâu trong tiềm thức của đồng bào, do vậy trải qua nhiều thế hệ đồng bào dân tộc nơi đây vẫn miệt mài nối tiếp nhau giữ gìn nghề truyền thống. Do vậy, Phia Thắp được lựa chọn là một trong 7 điểm du lịch cộng đồng của tỉnh được đầu tư, theo đó đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân làng nghề này.
Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Kinh tế - Anh Đức - 3 giờ trước
Vừa qua, ngày 17/4 Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh Đắk Lắk đã tổ chức phiên họp đánh giá kết quả hoạt động trong quý I và triển khai nhiệm vụ quý II/2024. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Nguyễn Tuấn Hà chủ trì phiên họp. Tham dự cuộc họp còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội là thành viên Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh.
Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đo lường hiệu suất công việc đối với công chức của UBDT trong thực thi công vụ

Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đo lường hiệu suất công việc đối với công chức của UBDT trong thực thi công vụ

Tin tức - Việt Cường - 3 giờ trước
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà đã chủ trì buổi nghiệm thu đề tài cấp bộ: Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đo lường hiệu suất công việc đối với công chức của Ủy ban Dân tộc (UBDT) trong thực thi công vụ (Bộ chỉ số KPI). Tham dự buổi nghiệm thu đề tài có các thành viên Hội đồng nghiệm thu, đại diện một số vụ, đơn vị của UBDT và một số nhà khoa học.
Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên

Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên

Xã hội - PV - 3 giờ trước
Doanh thu thuần xuất khẩu của Vinamilk 2023 tăng 4,4% trong bức tranh chung nhiều khó khăn. Trước thềm đại hội cổ đông sẽ tổ chức ngày 25/4 tới, dự báo, mảng xuất khẩu của Vinamilk trong quý I duy trì được phong độ so với cùng kỳ năm trước trên mức nền cao.
Tin trong ngày - 19/4/2024

Tin trong ngày - 19/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 19/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân có công bảo tồn di sản truyền thống. 9.960 ha cây trồng ở Đắk Nông nguy cơ mất mùa do hạn hán. Người giữ “hồn cốt” dân tộc Thái ở Quan Hóa. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thanh Hóa: Vốn tín dụng chính sách “đỡ đầu” các doanh nghiệp, HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP

Thanh Hóa: Vốn tín dụng chính sách “đỡ đầu” các doanh nghiệp, HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 3 giờ trước
Từ nguồn vốn tín dụng chính sách gắn với nội dung số 3 thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 3: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang tạo động lực cho nhiều doanh nghiệp, HTX mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển sản phẩm OCOP hiệu quả.
Đăk Tô (Kon Tum): Tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS

Đăk Tô (Kon Tum): Tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Sáng 19/4, huyện Đăk Tô (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS lần thứ II, năm 2024.
Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Trang địa phương - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Ngày 19/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024.
Những điều bạn chưa biết về bệnh than

Những điều bạn chưa biết về bệnh than

Sức khỏe - Như Ý - 3 giờ trước
Bệnh than (nhiệt thán) là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây ra bởi vi khuẩn Bacillus anthracis. Bệnh không dễ lây truyền nhưng có thể diễn tiến nặng, thậm chí tử vong nếu không được điều trị đúng cách. Vậy bệnh than là gì và bệnh than lây nhiễm như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Kinh tế - Vũ Mừng - 3 giờ trước
Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.