Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người Việt xa xứ và tình yêu tiếng mẹ đẻ

Duy Ly - 17:33, 15/07/2021

Cộng đồng người Việt ở nước ngoài dù bận rộn với cuộc sống nơi xứ người, nhưng họ vẫn không quên nguồn cội của mình. Người Việt có những cách để thể hiện tình yêu quê hương, để gìn giữ “chất Việt” trong mình, một trong những hoạt động đó là dạy và giới thiệu Tiếng Việt rất ấn tượng.

Mỹ Linh (đeo kính, thứ hai từ phải qua) cầm sơ đồ giới thiệu về Việt Nam cùng các bạn quốc tế
Mỹ Linh (đeo kính, thứ hai từ phải qua) cầm sơ đồ giới thiệu về Việt Nam cùng các bạn quốc tế

Tiếng Việt - thẻ “căn cước” của người Việt

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) ngày càng  gia tăng về số lượng và mở rộng hơn về địa bàn. Theo thống kê của Ủy ban Nhà nước về NVNONN (Bộ Ngoại giao), từ 4,5 triệu người ở 109 quốc gia và vùng lãnh thổ năm 2015, đến nay cộng đồng NVNONN có khoảng 5,3 triệu người sinh sống, làm việc trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó hơn 80% là ở các nước phát triển.

Mỹ là quốc gia có đông người Việt sinh sống nhất (hơn 2 triệu người), còn lại, người Việt Nam sinh sống rải rác ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới. Với những nơi tập trung đông người Việt, khả năng sử dụng tiếng Việt trong cộng đồng sẽ cao hơn so với những nơi thưa người hơn. Tuy nhiên, dù ở bất cứ nơi đâu, dù điều kiện và tần suất sử dụng khác nhau, thì tấm “căn cước” này vẫn luôn được người Việt mang theo để định danh và nhắc nhở về nguồn gốc của mình.

Bạn Đỗ Mỹ Linh, 25 tuổi, người Việt định cư tại Canada chia sẻ: “Mình sang đây học tập và làm việc đã được 5 năm, vì có người nhà sinh sống tại đây nên mọi thứ cũng dễ dàng hơn. Khi học tập và làm việc mình sử dụng tiếng Anh là chủ yếu, còn thời gian sinh hoạt trong gia đình mình vẫn dùng tiếng Việt. Mình rất yêu tiếng Việt, mình đã từng làm gia sư tiếng Việt cho một số bạn nước ngoài. Ngoài ra khi học trên trường, mỗi khi có môn học nào đó nói về quê hương, mình đều hào hứng chia sẻ về đất nước mình”.

Linh chia sẻ thêm rằng, hai người cháu họ của cô sinh ra và lớn lên tại Canada, tuy nhiên cả hai bạn đều nói tiếng Việt khá sõi, bởi hầu hết thời gian ở nhà cha mẹ của chúng đều sử dụng tiếng Việt. Linh cho rằng, yếu tố gia đình là then chốt trong việc lưu giữ ngôn ngữ mẹ đẻ, bởi ngoại trừ việc học tập bắt buộc bằng tiếng bản xứ, môi trường gia đình là nơi gần gũi nhất còn lại để các bạn nhỏ có thể được học tiếng Việt.

Mỹ Linh (áo trắng chấm đen đứng giữa) và các bạn tại trường đại học
Mỹ Linh (áo trắng chấm đen đứng giữa) và các bạn tại trường đại học

Những mô hình “yêu ngôn ngữ”

Người Việt ở khắp nơi trên thế giới đã và đang có những dự án, những mô hình để thúc đẩy việc dạy và học tiếng Việt. Mới đây nhất là dự án “Tiệm mọt” của cô gái trẻ Quỳnh Hạnh đến từ Phần Lan và các bạn cộng tác viên là người Việt ở nhiều nước tại châu Âu. Đây là dự án về tủ sách tiếng Việt dành cho người Việt ở nước ngoài.

Sinh sống và làm việc tại Phần Lan đã 2 năm, nhưng nỗi nhớ nhà chưa từng vơi đi trong trái tim của Quỳnh Hạnh. Sau khi sinh con, mong mỏi giữ cho con ngôn ngữ mẹ đẻ và nỗi trăn trở khi thấy nhiều người xa quê khó để tìm mua sách của đất nước mình, Hạnh quyết định thành lập tiệm sách tiếng Việt mang tên Tiệm Mọt. Dù mới thành lập từ cuối năm 2020, nhưng dự án đầy ý nghĩa này đã có những thành công nhất định với trụ sở chính ở Phần Lan và 3 chi nhánh của tiệm ở Pháp, Thụy Điển và Na Uy.

Tiệm Mọt luôn đặt ra những tiêu chí cho sách của mình về nguồn sách, nội dung, hình thức. Sách của tiệm luôn được lấy từ các nhà xuất bản uy tín, lựa chọn ra các đầu sách được đánh giá cao, nhiều người đọc để giới thiệu với cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Bên cạnh đó, sách của tiệm còn phải có hình thức đẹp và quá trình bảo quản, vận chuyển luôn được bảo đảm.

Khác với Quỳnh Hạnh, anh Nguyễn Thế Dương, người Việt tại Australia lại thành lập trường “Yêu Tiếng Việt”. Đây là trường học Online (trực tuyến) tại Australia, tiền thân nó là một mô hình câu lạc bộ đọc sách cho trẻ em người Việt. Hiện tại, Yêu Tiếng Việt đã có một bộ giáo trình riêng, đó là bộ giáo trình “Tiếng Việt của em” do chính anh Dương cùng hai đồng nghiệp biên soạn, do Nhà xuất bản Đại học Quốc gia ấn hành vào năm 2019. Trường Yêu Tiếng Việt đang mở các lớp học tiếng Việt trực tuyến cho trẻ em qua công cụ Zoom ở cả 3 trình độ tiếng Việt là Sơ cấp, Trung cấp và Cao cấp.

Hiện tại, Yêu Tiếng Việt có 150 học sinh đến từ 15 quốc gia trên thế giới trong đó có Úc, Pháp, New Zealand, Đức, Nhật, Mỹ, Canada, Hà Lan, Hàn Quốc... “Ngoài ra, chúng tôi tổ chức rất nhiều hoạt động trao đổi văn hóa nhằm quảng bá rộng rãi tiếng Việt trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại, cũng như nâng cao vị thế của tiếng Việt trên trường quốc tế”, anh Dương chia sẻ.

Còn tại Ba Lan, có một trường học mang tên “Trường tiếng Việt Lạc Long Quân”. Đây là một trong những trường tiếng Việt đi đầu và hoạt động bài bản tại Ba Lan, cũng như khu vực Đông Âu.

Bà Nguyễn Việt Triều, Phó Chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Ba Lan cho biết, trường được thành lập năm 1999, xuất phát từ nguyện vọng con em sinh ra và lớn lên ở Ba Lan được học tiếng Việt, hiểu biết tiếng mẹ đẻ và giữ gìn văn hóa Việt Nam của một số phụ huynh. Từ buổi đầu thành lập, trường chỉ có khoảng vài chục học sinh, đến nay, mỗi năm đã có khoảng 180 học sinh người Việt, trong độ tuổi 6 - 14 tham gia học tiếng Việt.

Một cuốn sách của Tiệm Mọt
Một cuốn sách của Tiệm Mọt

“Nhà trường đã có được một đội ngũ giáo viên và Ban lãnh đạo nhiệt tình, tâm huyết trong công việc, có kinh nghiệm tổ chức, quản lý việc dạy và học tiếng Việt. Nhận thức được tầm quan trọng của ngôn ngữ trong giáo dục thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên ở nước ngoài, các phụ huynh, các tổ chức Hội đoàn, Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan luôn tạo điều kiện giữ gìn tiếng Việt, bảo tồn bản sắc văn hóa Việt nơi xa xứ,” bà Nguyễn Việt Triều chia sẻ.

Có thể nói, với những người Việt sinh sống tại nước ngoài, tiếng Việt chính là hồn cốt, là niềm tự hào dân tộc, là điểm tựa vững chắc trong việc gìn giữ văn hóa truyền thống. Vì vậy, rất cần nhiều hơn những mô hình tương tự để góp phần gìn giữ và truyền dạy, để tiếng Việt được phổ biến sâu rộng hơn, để thế hệ sau sớm được tiếp cận tiếng Việt song song với tiếng bản xứ, để tiếng Việt sống mãi về sau.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cán bộ, chiến sĩ Biên phòng cần tham mưu đúng, trúng, xử lý chính xác các tình huống

Cán bộ, chiến sĩ Biên phòng cần tham mưu đúng, trúng, xử lý chính xác các tình huống

Thăm, động viên và tặng quà cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Bát Mọt, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, chiều 4/12, Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh, với vai trò là lực lượng tiền tiêu biên giới Tổ quốc, cán bộ, chiến sĩ của Đồn cần thường xuyên nắm chắc tình hình, kịp thời tham mưu đúng, trúng, xử lý chính xác các tình huống, không để bị động bất ngờ.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Thể chế là

Thủ tướng: Thể chế là "đột phá của đột phá" để khơi thông mọi nguồn lực phát triển

Thời sự - PV - 22:15, 04/12/2024
Ngày 4/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11/2024, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng.
Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong nhà trường

Tin tức - Văn Hoa - 18:29, 04/12/2024
Ngày 4/12, Phòng Lao động, Thương binh, Xã hội - Dân tộc huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Hội nghị truyền thông tuyên truyền “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú, Trung học cơ sở xã Bắc La.
Vượt Hyundai, Toyota, VinFast chính thức là hãng xe có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 tại Việt Nam

Vượt Hyundai, Toyota, VinFast chính thức là hãng xe có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 tại Việt Nam

Kinh tế - PV - 16:14, 04/12/2024
Sau khi chính thức vượt qua các hãng xe trên thị trường Việt Nam để chiếm “ngôi vương” về thị phần, hãng xe điện Việt Nam tiếp tục ghi thêm dấu mốc lịch sử khi trở thành thương hiệu có mạng lưới xưởng dịch vụ số 1 thị trường.
Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 14:18, 04/12/2024
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.
Sơn La: Vận hành hiệu quả và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

Sơn La: Vận hành hiệu quả và nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”

Công tác Dân tộc - Khánh Thư - 14:18, 04/12/2024
Để thúc đẩy bình đẳng giới, giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em gái, từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, Sơn La đã xây dựng, vận hành hiệu quả và đang nhân rộng các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” ở vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Các mô hình “thay đổi nếp nghĩ, cách làm” trên địa bàn tỉnh đang hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức về bình đẳng giới; hỗ trợ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em DTTS.
Mong ước ở Ra Nhong

Mong ước ở Ra Nhong

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, ngày 4/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Công nhận nghề làm đường thốt nốt là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mong ước ở Ra Nhong. Mường Tè - Hội tụ sắc màu truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Sau đây là thông tin chi tiết.
Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Công tác Dân tộc - Sỹ Hào - 14:09, 04/12/2024
Cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ IV tiếp tục thu thập thông tin về thực trạng tiếp cận điện lưới quốc gia ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, tính đến ngày 01/7/2024. Thông tin từ cuộc điều tra, sau khi được phân tích sẽ giúp nhận diện được “vùng trũng” trong công cuộc điện khí hóa nông thôn, miền núi; từ đó có những quyết sách mạnh hơn trong việc “phủ sóng” điện lưới quốc gia, tạo xung lực phát triển vùng khó khăn.
Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 14:07, 04/12/2024
Với quan điểm “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh”, Ban Chỉ đạo Nông thôn mới (NTM) tỉnh Trà Vinh đã chủ động tham mưu xây dựng và trình Tỉnh ủy phê duyệt Nghị quyết về xây dựng lộ trình để tỉnh Trà Vinh đạt chuẩn NTM trước năm 2025. Là cơ quan tham mưu, chủ trì phối hợp các sở, ban, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch trình Ban Chỉ đạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã linh hoạt chọn ưu thế, tiềm năng về nông nghiệp để phát triển du lịch gắn với xây dựng NTM, đặc biệt là du lịch cộng đồng gắn với bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Hội Cựu chiến binh nêu cao tinh thần cách mạng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hội Cựu chiến binh nêu cao tinh thần cách mạng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Thời sự - PV - 14:05, 04/12/2024
Sáng 4/12, tại Hà Nội, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam tổ chức Đại hội thi đua yêu nước Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ VII, giai đoạn 2024-2029; kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam (06/12/1989-06/12/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Ban Dân tộc Lạng Sơn: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo phòng và cán bộ, công chức, viên chức

Ban Dân tộc Lạng Sơn: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo phòng và cán bộ, công chức, viên chức

Tin tức - Thúy Hồng - 13:53, 04/12/2024
Từ ngày 3-7/12, Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn tổ chức hai lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 3 và đối tượng 4 (mỗi đối tượng một lớp), thuộc nội dung số 1, Tiểu dự án 2, Dự án 5 trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chư Pưh (Gia Lai): Giúp phụ nữ DTTS tự tin khẳng định vai trò, vị thế

Chư Pưh (Gia Lai): Giúp phụ nữ DTTS tự tin khẳng định vai trò, vị thế

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 13:52, 04/12/2024
Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), những năm qua, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã chủ động triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ vươn lên, khẳng định vai trò, vị thế trong các lĩnh vực, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về công tác bình đẳng giới.