Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người Raglai và văn hóa lúa rẫy

PV - 09:51, 26/02/2018

Đối với người Raglai, hạt cơm lúa rẫy không chỉ nuôi sống lớp lớp thế hệ mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, tạo nên bản sắc văn hóa riêng của người Raglai. Chính vì thế cho đến ngày nay, lúa rẫy vẫn được xem là cây trồng chủ lực của người dân các xã vùng cao, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa).

Rộn ràng mùa lúa rẫy

Trong không khí se lạnh của buổi sớm mùa Xuân, chúng tôi theo chân người dân xã Liên Sang đi gặt lúa rẫy. Sau hơn 1 tiếng đồng hồ vượt qua nhiều con dốc cao, để được ngắm nhìn những vạt lúa vàng nối tiếp nhau dưới chân núi, đẹp như một bức tranh thủy mặc giữa đại ngàn. Bà Cao Thị Là Đê tay tuốt những bông lúa trĩu hạt bỏ vào gùi, vui vẻ nói: “Ở đây nhà nào cũng trồng lúa rẫy. Nhà trồng nhiều thì mấy chục gùi thóc giống, hộ ít nhất cũng phải gần 10 gùi. Năm nay do ảnh hưởng của bão nên lúa rẫy của bà con bị hư hại nặng, nhưng lại nhờ mưa nhiều mà bông lúa nào cũng đầy hạt, Tết đến không còn phải lo cái đói”.

Cơm được nấu từ lúa rẫy của người Raglai. Cơm được nấu từ lúa rẫy của người Raglai.

 

Lúa rẫy có ý nghĩa rất quan trọng với người dân vùng cao nên không chỉ có Liên Sang mà các xã khác như Sơn Thái, Khánh Thượng... của huyện Khánh Vĩnh đều trồng lúa rẫy. Ông Cao Niếng, Trưởng thôn Bàu Sang, xã Liên Sang cho hay: Người Raglai vẫn trồng lúa rẫy theo phương pháp truyền thống trên lưng chừng đồi. Vào tháng 4, tháng 5 âm lịch hằng năm, người Raglai lại đem lúa lên trỉa trên những mảnh rẫy vừa mới đốt, đàn ông cầm trĩa đi trước chọc lỗ, phụ nữ theo sau bỏ lúa vào từng lỗ rồi lấp lại. Những hạt lúa sau khi được xuống giống chủ yếu “uống” nước từ những cơn mưa rừng, hay những giọt sương sớm để vươn mình nảy mầm xanh. Thời gian sinh trưởng của lúa khoảng từ 5-6 tháng. Phương thức canh tác vẫn theo bao đời truyền lại, sau 3 mùa liên tục, lúa lại được đem trồng ở một rẫy khác, rẫy cũ để hoang và đợi đến 3 mùa rẫy sau, người dân mới quay lại phát đốt để bắt đầu một chu kỳ lúa rẫy mới.

Theo già làng La Thế Trong, thôn Bàu Sang, xã Liên Sang, người Raglai dùng lúa rẫy không chỉ để ăn mà còn dùng để ủ rượu cần (Tapai) cúng Yang và dâng lên tổ tiên. Nếu lúa rẫy được xem là “hạt ngọc của trời”, thì Tapai chính là hiện thân của sự kết tinh trời đất. Được mùa nhưng thiếu Tapai thì coi như mất hết truyền thống ông cha. Vụ nào lúa trên nương trĩu hạt mình cũng làm mấy chục ché rượu. Một phần để cúng thần, dâng lên tiên tổ, một phần đem biếu những người thân mừng cho một mùa lúa mới.

“Tapai không chỉ đơn thuần là thức uống mà còn tượng trưng cho một nền văn hóa lúa rẫy. Còn lúa rẫy thì còn Tapai, hết lúa rẫy rượu có được làm thì hương Tapai cũng đã phai nhạt”, già làng bộc bạch.

Ước vọng giữ gìn

Ông Ngô Đình Thái, Phó Chủ tịch UBND xã Liên Sang cho biết: Do đặc điểm riêng về địa hình và phong tục tập quán sản xuất nên người dân vẫn duy trì lúa rẫy. Cả huyện Khánh Vĩnh có đến vài trăm ha lúa rẫy, riêng xã Liên Sang cũng đã có gần 100ha. Tuy năng suất không cao, chỉ tầm 1,4 tấn/ha nhưng ở những vùng núi cao khô hạn, không một loại cây trồng nào có sức sống tốt như cây lúa rẫy. Xét về mặt kinh tế chưa cao nhưng nó đảm bảo cho người dân không bị thiếu đói. Chúng tôi đang tìm cách nâng dần năng suất cho cây lúa rẫy để người dân không những đủ ăn mà còn có thể bán để kiếm thêm thu nhập.

Với những người Raglai, họ vẫn đau đáu việc gìn giữ cây lúa rẫy như một nét văn hóa của dân tộc mình. Khi được hỏi về “văn hóa” lúa rẫy, Away Tuấn, xã Khánh Thượng hồ hởi chia sẻ: “Ăn cái gạo trên núi lâu ngày thành quen, ăn cái gạo dưới xuôi dù dẻo hơn mà vẫn thấy nhạt cái miệng. Giữ cây lúa rẫy cũng là giữ linh hồn của người Raglai, những ai là con cháu người Raglai phải có trách nhiệm giữ loại cây trồng truyền thống này, người dân trong làng rất quý giống lúa rẫy, nhất là người cao tuổi”.

Ước vọng của Away Tuấn cũng chính là mong mỏi của nhiều bậc cao niên. Già làng Cao Thiên nhớ lại: “Ngày xưa mùa thu hoạch lúa rẫy chính là thời điểm đồng bào dân tộc Raglai mong đợi nhất trong năm, Lễ cúng lúa mới được tổ chức linh đình trong tiếng chiêng, tiếng trống vang vọng khắp núi rừng. Giờ đây, văn hóa Raglai ở Khánh Vĩnh đã nhạt đi nhiều lắm rồi. Cái hủ tục thì mình có thể bỏ, nhưng nét văn hóa truyền thống của cha ông thì nên giữ lại để mỗi mùa rẫy bội thu đi qua thêm phần ý nghĩa”.

PHƯƠNG LÊ

Ý kiến độc giả
Tin cùng chuyên mục
Văn hóa Mông trên lưng ngựa

Văn hóa Mông trên lưng ngựa

Có một bản giao hưởng len lỏi trên những cung đường đá tai mèo, nơi chỉ có trời xanh vời vợi, những vạt nắng rớt xuống lưng chừng núi và những bước chân của đồng bào Mông luôn cao hơn mọi đỉnh núi cao nhất. Bản giao hưởng ấy không chỉ đến từ khèn, từ sáo... mà đến từ những vó ngựa gõ nhịp, từ tiếng lục lạc leng keng, từ tiếng lọc xọc trên bộ yên cương gỗ, đã bạc màu sương gió. Với người Mông, con ngựa không đơn thuần chỉ là con vật thồ hàng, mà nó còn mang trên lưng cả tâm tình, cả văn hóa, cả linh hồn của người Mông.
Tin nổi bật trang chủ
Khởi công Nhà tránh trú tại Cao Bằng

Khởi công Nhà tránh trú tại Cao Bằng

Xã hội - Minh Nhật - 1 giờ trước
Tại bản Chồi, xã Đình Phùng, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đã diễn ra lễ khởi công xây dựng Nhà tránh trú cộng đồng. Công trình thể hiện sự nỗ lực nhằm ứng phó với thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu tại các khu vực dễ bị tổn thương.
Những cái tên nào sẽ góp mặt trong đội hình “siêu sao Đông Nam Á” đấu Manchester United

Những cái tên nào sẽ góp mặt trong đội hình “siêu sao Đông Nam Á” đấu Manchester United

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Liên đoàn bóng đá châu Á (AFF) vừa thông báo tổ chức trận đấu giữa đội tuyển các ngôi sao Đông Nam Á và “Quỷ đỏ” thành Manchester sẽ diễn ra vào ngày 28/5 tới đây tại sân vận động Quốc gia Bukit Jalil (Malaysia). Trận đấu này nằm trong tour du đấu mùa hè của Manchester United sau khi mùa giải 2024-2025 khép lại.
Truyền niềm đam mê tiếng Tày cho học sinh vùng cao

Truyền niềm đam mê tiếng Tày cho học sinh vùng cao

Giáo dục - Mỹ Dung - CTV - 1 giờ trước
Gần 20 năm qua, cô giáo người Tày Dương Thị Bền, giáo viên Lịch sử - Địa lí, Trường THCS Vân Sơn, huyện Sơn Động (Bắc Giang) luôn nỗ lực, say mê nghiên cứu giảng dạy và có nhiều sáng kiến trong các hoạt động của nhà trường. Đặc biệt, vài năm trở lại đây, cô miệt mài truyền dạy tiếng Tày với mong muốn thế hệ trẻ tiếp tục giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc mình.
Hiệu quả kinh tế từ nghề nuôi dông trên cát

Hiệu quả kinh tế từ nghề nuôi dông trên cát

Kinh tế - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Thôn Hòa Thủy, xã Phước Hải, huyện Ninh Phước là khu dân cư đi đầu của tỉnh Ninh Thuận trong việc triển khai thành công mô hình nuôi dông trên cát. Nông dân nơi đây đã chủ động đầu tư xây dựng chuồng trại phù hợp với điều kiện tự nhiên, tạo môi trường thuận lợi cho dông sinh sản và phát triển đàn. Mô hình nuôi dông trên cát trắng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, giúp người dân có nguồn thu nhập ổn định, cải thiện đời sống, góp phần cùng địa phương phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào cuối năm 2025.
Tạo sự thay đổi căn bản cho vùng DTTS, miền núi từ Chương trình MTQG 1719

Tạo sự thay đổi căn bản cho vùng DTTS, miền núi từ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Sau gần bốn năm triển khai thực hiện, Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã đi gần cuối của chặng đường. Với nỗ lực của các cấp, ngành, các địa phương, có thể khẳng định, Chương trình MTQG 1719 đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần quan trọng trong cộng cuộc xóa đói, giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS. Đây là tiền đề quan trọng để tiếp tục thực hiện Chương trình trong những năm tiếp theo.
Rừng mai trăm năm tuổi giữa đại ngàn Đakrông

Rừng mai trăm năm tuổi giữa đại ngàn Đakrông

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 10/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Rừng mai cổ thụ trăm năm tuổi giữa đại ngàn Đakrông. Người giữ lửa văn hóa Khơ Mú. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người phụ nữ “ôm trọn” ba vai

Người phụ nữ “ôm trọn” ba vai

Gương sáng - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Nhắc đến cái tên Nông Thị Thắm thì già trẻ thôn Hà Tràng Tây, xã Đông Hải, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh đều không ngớt lời khen. Dù còn khá trẻ tuổi (sinh năm 1984) nhưng chị Thắm đã nhiều năm “ôm trọn” ba vai: Người có uy tín, Bí thư Chi bộ và cũng là Trưởng thôn.
Đằm thắm hoa ban

Đằm thắm hoa ban

Sắc màu 54 - Trương Hữu Thiêm - 2 giờ trước
Tây Bắc, nơi được biết đến với Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình, với các địa danh lịch sử như Nhà ngục Sơn La, di tích Chiến thắng Điện Biên Phủ... Đây là địa bàn cư trú lâu đời của hơn 30 DTTS anh em với những phong tục tập quán tốt đẹp với nhiều sản vật của núi rừng hùng vĩ, trong đó có hoa ban. Tháng Ba, du lịch lên Tây Bắc, nhất định sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng sự độc đáo và vẻ đẹp kỳ diệu của hoa ban...
Di sản múa trong nghi lễ của các DTTS

Di sản múa trong nghi lễ của các DTTS

Sắc màu 54 - Nguyễn Thị Phương Lan - 2 giờ trước
Múa nghi lễ là nét đẹp văn hóa độc đáo của nhiều dân tộc, mang đậm dấu ấn tâm linh và ý nghĩa cộng đồng sâu sắc. Các điệu múa này không chỉ là hình thức nghệ thuật mà còn là “cầu nối” giữa con người với thần linh, tổ tiên và thiên nhiên.
Độc đáo hội voi của đại ngàn

Độc đáo hội voi của đại ngàn

Sắc màu 54 - Lê Hường - 2 giờ trước
Huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk là vùng đất nổi tiếng với nghề thuần dưỡng voi rừng; lễ hội voi cùng các nghi lễ liên quan đến voi cũng ra đời từ đó. Hội voi Buôn Đôn trở thành nét đẹp văn hóa mang đặc trưng riêng của vùng đất biên thùy nắng, gió của đại ngàn.
Thứ trưởng, Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Thông dự Họp mặt mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025 tại tỉnh Kiên Giang

Thứ trưởng, Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Thông dự Họp mặt mừng Chôl Chnăm Thmây năm 2025 tại tỉnh Kiên Giang

Dân tộc - Tôn giáo - Như Tâm - 2 giờ trước
Ngày 10/4, tại Tp. Rạch Giá, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kiên Giang tổ chức Họp mặt mừng Chôl Chnăm Thmây của đồng bào dân tộc Khmer năm 2025. Đến dự và phát biểu tại buổi họp mặt ông Y Thông - Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo. Khách mời Trung ương còn có ông Danh Út - nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội. Cùng tham dự có ông Tào Việt Thắng - Phó Vụ trưởng Vụ Tuyên truyền công tác dân tộc và chuyên viên Văn phòng thuộc Bộ.