Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người nuôi ong lao đao- Cần tìm thị trường mới cho mật ong Việt

Nguyệt Anh (T/h) - 16:28, 18/07/2022

Năm 2021, ngành nuôi ong gặp khủng hoảng lớn khi nước Mỹ- thị trường xuất khẩu mật ong lớn nhất của Việt Nam điều tra chống bán phá giá và áp dụng mức thuế cao với sản phẩm mật ong của Việt Nam. Bước sang năm 2022, ngành nuôi ong vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn do chưa tìm kiếm được những thị trường mới .

Người nuôi ong ở Đắk Lắk thu hoạch mật ong (Ảnh tsttourist)
Người nuôi ong ở Đắk Lắk thu hoạch mật ong (Ảnh tsttourist)

Mật ong xuất khẩu chịu mức thuế quá cao

Thông tin từ Bộ Công thương cho biết, sản lượng sản phẩm mật ong Việt Nam hàng năm khoảng 64.000 tấn, xuất khẩu đạt 54.000 tấn; trong đó, thị trường Hoa Kỳ là 51.000 tấn, chiếm 95% tổng số lượng xuất khẩu. Sản phẩm mật ong của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ chủ yếu là mật lá được làm nguyên liệu chủ yếu trong ngành công nghiệp thực phẩm.

Hiện, Việt Nam có khoảng 28 doanh nghiệp xuất khẩu mật ong. Đắk Lắk có 2 doanh nghiệp xuất khẩu mật ong là Công ty cổ phần Ong mật Đắk Lắk và Công ty cổ phần Ong mật Ban Mê Thuột hàng năm xuất khẩu đạt xấp xỉ 20.000 tấn.

Từ cuối năm 2021, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) ban hành kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm mật ong của Việt Nam và đã áp thuế chống bán phá giá mật ong Việt Nam từ 410,93-413,99%. Sau đó, mức thuế chống bán phá giá với sản phẩm mật ong Mỹ áp dụng chính thức cho các doanh nghiệp Việt Nam đã giảm rất mạnh, xuống còn 58,74-61,27%.

Công ty sản xuất mật ong điển hình trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Công ty sản xuất mật ong điển hình trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Tuy nhiên, với mức thuế này, mật ong Việt Nam vẫn thế yếu khi cạnh tranh với mật ong của nhiều nước khác xuất khẩu vào Mỹ.

Cụ thể, mức thuế chống bán phá giá mà Mỹ áp dụng cho Ấn Độ chỉ ở mức 5,85% trong khi mức áp dụng đối với Việt Nam lên 58,74-61,27%. Với mức thuế này, mật ong của Việt Nam không thể cạnh tranh được mật ong của Ấn Độ tại thị trường Mỹ.

Việc DOC áp mức thuế chống bán phá giá đối với mật ong Việt Nam không không chỉ ảnh hưởng lớn đến sinh kế của người nông dân nuôi ong, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất khẩu mật ong của Việt Nam mà cũng gián tiếp gây ra khó khăn cho các nhà nhập khẩu mật ong tại Mỹ do thiếu nguồn cung nguyên liệu cho chế biến.

Người nuôi ong lao đao

Trang trại ong 550 đàn của ông Viên Đình Sơn (tổ dân phố 4, phường Đạt Hiếu, thị xã Buôn Hồ, Đắk Lắk) là một trong những cơ sở nuôi ong lớn nhất tại địa phương này. Đang là mùa mật cà phê nhưng ông Sơn không vui bởi năm nay giá mật quá thấp. Những năm trước, giá mật bình quân từ 30.000 – 40.000 đồng/kg, tuy nhiên thời điểm hiện tại chỉ còn 22.000 đồng/kg. Mặc dù giá mật xuống rất thấp nhưng vẫn khó bán. Hiện, gia đình ông còn tồn 20 tấn mật cao su khai thác từ trong Tết Nguyên đán.

Một trang trại ong tại xã Ea Tul, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk (Ảnh BGL)
Một trang trại ong tại xã Ea Tul, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk (Ảnh BGL)

Còn bà Huỳnh Thị Ngọc, chủ Cơ sở mật ong Ngọc Thụy tại xã Xuân Hòa (huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) chia sẻ, gia đình đã gắn bó hơn 20 năm với nghề nuôi ong cũng như kinh doanh mặt hàng này. Chưa bao giờ thị trường xuất khẩu lại gặp khó khăn như giai đoạn hiện nay. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu mật ong lớn trên địa bàn tỉnh giảm quy mô hoạt động, thậm chí đóng cửa.

Cũng theo bà Ngọc: “Tập quán nuôi ong của Việt Nam theo kiểu du mục, sống nay đây mai đó để di chuyển đàn ong đến những vùng có nguồn hoa cỏ và cây trồng tiết mật lớn để cắm trại. Sinh hoạt của các trại nuôi ong thường tạm bợ, đơn sơ. Trong khi đó, tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu mặt hàng này ngày càng cao đối với quy trình nuôi, nhất là vấn đề vệ sinh thực phẩm”.

Ngoài ra, nghề này cũng ngày càng rủi ro vì có thể mất trắng trại ong khi dời trại đến vùng hoa vừa bị xịt thuốc bảo vệ thực vật độc hại. Theo đó, nhiều trường hợp con ong đã “ăn mất nhà, mất đất”, nhiều người gắn bó bao nhiêu năm với nghề sau đợt khó khăn vừa qua hiện không còn đủ vốn giữ nghề nuôi.

Tìm thị trường mới cho mật ong Việt

Hiện nay, Bộ Công Thương đang triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại để hỗ trợ doanh nghiệp chế biến mật ong đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường trong nước cũng như tiếp cận các thị trường khác, khai thác hiệu quả lợi ích của các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia.

Sản phẩm mật ong đóng chai xuất khẩu của của một công ty xuất khẩu mật ong tại TP. Hồ Chí Minh
Sản phẩm mật ong đóng chai xuất khẩu của một công ty xuất khẩu mật ong tại TP. Hồ Chí Minh

Theo ông Huỳnh Ngọc Dương, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk cho biết, Sở đang phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh công tác xúc tiến tiêu thụ nội địa, đưa các sản phẩm mật ong của các công ty kinh doanh, xuất khẩu mật ong trên địa bàn tỉnh vào tiêu thụ tại hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại.

Đồng thời, phát động chương trình chung tay hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm mật ong của Đắk Lắk đến các địa phương trên cả nước; hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu mật ong tham gia các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia và chương trình xúc tiến thương mại địa phương để mở rộng, phát triển thị trường trong và ngoài nước.

Thông qua hệ thống các thương vụ, tham tán thương mại, đại sứ quán tại các nước trên thế giới nhằm giới thiệu sản phẩm mật ong Việt Nam, tìm kiếm thị trường, tận dụng lợi thế các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như: Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh - Bắc Ai len (UKVFTA)... để chuyển đổi thị trường xuất khẩu, giảm bớt tỷ trọng xuất khẩu mật ong sang thị trường Hoa Kỳ.

Sở Công Thương cũng yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu mật ong một mặt nắm bắt thông tin từ DOC, mặt khác năng động đổi mới, đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm mật ong, tăng cường chế biến nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng phát triển thương hiệu sản phẩm mật ong, giữ vững thương hiệu góp phần tăng giá bán trên thị trường trong nước và quốc tế.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bình Thuận: Chuẩn bị đưa hàng Việt về miền núi

Bình Thuận: Chuẩn bị đưa hàng Việt về miền núi

Sở Công Thương Bình Thuận vừa xây dựng Kế hoạch tổ chức Phiên chợ hàng Việt về miền núi tại huyện Hàm Thuận Bắc năm 2025, dự kiến diễn ra từ ngày 30/5 - 1/6. Đây cũng là hoạt động hưởng ứng thực hiện chủ trương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động thông qua việc đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, hải đảo trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Tin nổi bật trang chủ
Nhiều bài học hay, kinh nghiệm quý trong triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát

Nhiều bài học hay, kinh nghiệm quý trong triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát

Tại Phiên họp lần thứ 4 của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, ngày 11/5, do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, các đại biểu đã nghe lãnh đạo các địa phương đã hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát chia sẻ bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện Chương trình. Báo Dân tộc và Phát triển trích lược ý kiến phát biểu của lãnh đạo một số địa phương.
Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Chữ Nôm Dao - làm mới để đồng hành cùng dân tộc (Bài 2)

Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Chữ Nôm Dao - làm mới để đồng hành cùng dân tộc (Bài 2)

Phóng sự - Vàng Ni - Vân Long - 1 giờ trước
Vượt qua vai trò lưu giữ những điều hay, lẽ đẹp phục vụ cuộc sống, bộ chữ Nôm như một cách ghi lại những tinh túy văn hóa của đồng bào Dao. Bộ chữ ấy không nằm yên trong sách vở, mà trở thành nền móng cho một hệ thống đào tạo truyền thống quy củ, chặt chẽ và giàu bản sắc. Nó vượt khỏi vai trò tư liệu, trở thành hơi thở của tinh thần hiếu học ăn sâu trong tâm khảm mỗi người, dẫn họ bước vào hành trình tri thức của chính mình, dù cho có từng tiếp xúc với con chữ Nôm hay không.
Phát hiện loài hoa dơi đen thực vật quý hiếm ở Sơn La

Phát hiện loài hoa dơi đen thực vật quý hiếm ở Sơn La

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Vừa qua, Ban Quản lý rừng đặc dụng phòng hộ Sốp Cộp Sơn La đã phát hiện loài hoa dơi đen thực vật quý hiếm, trong chuyến khảo sát hệ thực vật tại khu rừng đặc dụng Sốp Cộp, địa phận xã Huổi Một, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.
Bản sắc văn hóa trong từng nghi thức Mạng Ma của người Xinh Mun

Bản sắc văn hóa trong từng nghi thức Mạng Ma của người Xinh Mun

Sắc màu 54 - Minh Anh - 1 giờ trước
Theo quan niệm của người Xinh Mun ở Sơn La, con người có thể tồn tại khỏe mạnh là nhờ sự hội tụ đầy đủ các linh hồn. Khi một phần hồn bị lưu lạc, người đó sẽ ốm đau, bệnh tật. Do đó, mỗi khi bản làng có người ốm lâu ngày không rõ nguyên nhân, gia súc bị dịch bệnh, hay khi thầy mo - người trung gian giữa trần thế và thần linh - cảm thấy bản thân yếu đi, thì sẽ tổ chức nghi lễ Mạng Ma để gọi hồn, cầu sức khỏe và hóa giải tai ương.
Lần đầu tiên có nghệ sĩ Việt Nam nhận Giải thưởng Âm nhạc của Nhật Bản 2025

Lần đầu tiên có nghệ sĩ Việt Nam nhận Giải thưởng Âm nhạc của Nhật Bản 2025

Giải trí - Anh Trúc - 1 giờ trước
Ca sĩ Tùng Dương - một trong những nghệ sĩ có sức ảnh hưởng của âm nhạc Việt Nam đương đại, vừa được vinh danh tại Giải thưởng Quốc tế của Music Awards Japan 2025.
Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tin tức - Anh Trúc - 1 giờ trước
Tuần phim diễn ra từ ngày 12 đến 15/5, giới thiệu nhiều tác phẩm điện ảnh giàu cảm xúc về Chủ tịch Hồ Chí Minh và đề tài cách mạng. Đây là một hoạt động nằm trong Lễ hội Làng Sen toàn quốc năm 2025, có ý nghĩa chính trị, văn hóa sâu sắc, góp phần tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu

Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 9/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Văn hóa - Du lịch biển Khánh Hòa năm 2025. Chùa cổ Chúc Thánh Hội An. Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang kiểm tra, khảo sát tại xã Thổ Châu

Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang kiểm tra, khảo sát tại xã Thổ Châu

Trang địa phương - Tào Đạt - Phương Vũ - 1 giờ trước
Ngày 12/5, đoàn công tác của Thường trực Tỉnh ủy Kiên Giang do Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Tiến Hải làm Trưởng đoàn, đã đến kiểm tra, khảo sát và làm việc với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn xã Thổ Châu (Tp. Phú Quốc).
Hành trình của Đức Phật Cồ-đàm

Hành trình của Đức Phật Cồ-đàm

Tin tức - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Tối 12/5, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 75 năm thành lập Hội đồng Quan hệ Văn hóa Ấn Độ (ICCR) và Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2025, Đại sứ quán Ấn Độ và Trung tâm Văn hóa Swami Vivekananda đã tổ chức buổi trình diễn nghệ thuật với chủ đề “Hành trình của Đức Phật Cồ-đàm”.
Bình Định: Chuẩn bị tổ chức Ngày hội Văn hóa - Thể thao miền biển lần thứ XV

Bình Định: Chuẩn bị tổ chức Ngày hội Văn hóa - Thể thao miền biển lần thứ XV

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch số 89/KH-UBND về việc tổ chức Ngày hội Văn hóa - Thể thao miền biển tỉnh Bình Định lần thứ XV năm 2025.
Bình Định: Hơn 95% số hộ đã hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Định: Hơn 95% số hộ đã hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
Chiều 12/5, Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Bình Định tổ chức phiên họp thứ 4, đánh giá kết quả thực hiện chương trình và triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới. Phiên họp do ông Hồ Quốc Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và ông Phạm Anh Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đồng chủ trì.
Ninh Thuận tổ chức trọng thể Đại lễ Phật đản Vesak 2025

Ninh Thuận tổ chức trọng thể Đại lễ Phật đản Vesak 2025

Dân tộc - Tôn giáo - Thái Sơn Ngọc - 2 giờ trước
Chiều 12/5/2025, tại chùa Sùng Ân (TP. Phan Rang- Tháp Chàm), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Thuận tổ chức trọng thể Đại lễ mừng Phật đản Vesak 2025- Phật lịch 2569. Tham dự đại lễ có đông đảo tăng ni giáo phẩm các cơ sở thờ tự, tín đồ Phật giáo các địa phương trên địa bàn tỉnh. Hòa thượng Thích Hạnh Thể, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh chủ trì Đại lễ.