Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người nâng tầm thương hiệu cà phê Xuân Dương

Lê Trọng Sáng - 16:07, 11/11/2021

Hơn 20 năm gắn bó với cây cà phê, chị Nguyễn Thị Thanh Xuân ở thị trấn YaLy, huyện Chư Pah (Gia Lai) đã luôn trăn trở, tìm giải pháp để khẳng định và nâng tầm giá trị thương hiệu cà phê sạch của vùng đất bazan.

Cà phê phơi trên giàn theo mô hình cà phê sạch của cơ sở cà phê Xuân Dương
Cà phê phơi trên giàn theo mô hình cà phê sạch của cơ sở cà phê Xuân Dương

Gian nan khởi nghiệp

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất gió Lào cát trắng, khi mới tròn 19 tuổi (năm 1993) chị Nguyễn Thị Thanh Xuân đã rời xứ Nghệ thân thương lên đường vào Yaly, Chư Pah lập nghiệp. Tại đây, chị xin vào làm công nhân trong Nhà máy thủy điện Yaly. Tuy nhiên, mức lương chỉ vừa đủ trang trải cuộc sống gia đình chứ không làm giàu được.

Sau 5 năm gắn bó với Nhà máy, chị cùng chồng là anh Đinh Hữu Dương quyết tâm khởi nghiệp từ cây cà phê - đặc sản của phố núi Gia Lai. Bằng số vốn tích cóp được và vay mượn thêm, vợ chồng chị đã mua được 2 ha đất trồng cà phê. Do không có điều kiện kinh tế nên việc chăm sóc và thu hái cà phê hoàn toàn được anh chị sử dụng phương pháp thủ công như cắt cỏ, tỉa cành ủ làm phân… 

Nhiều năm trở lại đây, cà phê liên tục rơi vào tình cảnh “được mùa, mất giá” hoặc bị thương lái ép giá, người nông dân quần quật chăm bón nhưng cuối năm thu hoạch chỉ đủ vốn tái đầu tư, nhiều năm lỗ nặng. Nỗi lo không bán được cà phê luôn canh cánh trong lòng mỗi người nông dân. Chính những bất cập trên đã tạo động lực để chị Xuân mày mò và tạo cho mình một thương hiệu cà phê riêng trên đất mảnh đất Yaly.

Nỗ lực khẳng định thương hiệu

Năm 2016, vợ chồng Dương - Xuân quyết định thành lập cơ sở sản xuất chế biến cà phê Xuân Dương theo mô hình tiêu chuẩn cà phê sạch, an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng. Với 5ha trồng cà phê của gia đình, anh chị bắt đầu canh tác theo phương pháp 4C. Việc chăm sóc đất, cải tạo đất, không lạm dụng hóa chất là yếu tố tiên quyết, bắt buộc. Kết hợp tuân thủ quy trình sử dụng phân bón vi sinh, NPK, bã cà phê lên men, tạo thiên địch và tính cộng sinh ở từng giai đoạn sinh trưởng của cây đã mang lại kết quả tích cực cho người trồng như cây ít sâu bệnh, sản lượng ổn định, chất lượng cà phê vượt trội.

Chị Nguyễn Thị Thanh Xuân bên vườn cà phê chuẩn bị thu hoạch
Chị Nguyễn Thị Thanh Xuân bên vườn cà phê chuẩn bị thu hoạch

Đến mùa thu hái, chị chỉ hái quả chín, không hái quả xanh. Trong vòng 24h phải đem sơ chế, loại bỏ quả khô, quả một nhân. Sau đó, cà phê được cho vào máy để tách lớp vỏ rồi đưa ra phơi trên lưới hoặc giàn phơi, đạt độ ẩm mới đưa vào kho bảo quản.

"Muốn sản phẩm đạt chất lượng cao, khâu chế biến cực kỳ quan trọng. Tôi sử dụng phương pháp chế biến “bán ướt”, yêu cầu bắt buộc là thu hái quả chín tươi với tỷ lệ từ 85% trở lên. Chính vì vậy, ly cà phê thành phẩm sẽ rất thơm và đậm đà hương vị tự nhiên”, chị Xuân chia sẻ.

Mỗi năm, vườn cà phê 5 ha của chị Xuân cho sản lượng 20- 25 tấn cà phê nhân sạch. Trung bình mỗi tháng, cơ sở của gia đình xuất ra thị trường 7 tạ cà phê bột có giá 150.000 - 200.000 đồng/kg, giá cao hơn rất nhiều so với các loại cà phê có thương hiệu khác nhưng với vị đậm đà, hương thơm khác biệt nên khách hàng vẫn rất hài lòng và tin dùng. Do vậy, cà phê của anh chị không đủ để cung cấp ra thị trường.

Khi được hỏi về những dự định trong tương lai, chị Xuân chia sẻ: “Em chỉ mong mở rộng diện tích trồng và mở rộng thêm nhà máy sản xuất cà phê cà phê theo tiêu chuẩn cà phê sạch, đạt chất lượng cao để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và các nước Châu Âu. Nhưng quan trọng nhất vẫn giúp được nhiều bà con mình có việc làm và thêm thu nhập.”

Ông Rơ Chăm Vân, Chủ tịch UBND thị trấn Yaly nhận xét: “Không chỉ là người phụ nữ vừa có tâm, vừa có tầm, từ khi cơ sở sản xuất, chế biến cà phê Xuân Dương ra đời, chị Xuân đã tạo công ăn việc làm cho mấy chục lao động người DTTS ở địa phương với mức lương từ 5-6 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh đó, chị còn hỗ trợ và giúp đỡ rất nhiều chị em trong Chi hội Phụ nữ của thị trấn. Địa phương luôn ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực và đóng góp của thương hiệu cà phê Xuân Dương”.

Chị Nguyễn Thị Thanh Xuân bên sản phẩm đã đạt chuẩn OCOP 3 sao
Chị Nguyễn Thị Thanh Xuân bên sản phẩm đã đạt chuẩn OCOP 3 sao

Vượt qua nhiều khó khăn, đến nay thương hiệu cà phê Xuân Dương đã được cấp chứng nhận là sản phẩm OCOP, bản thân chị Xuân cũng vinh dự nhận danh hiệu “Nông dân tiêu biểu” do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam trao tặng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trợ giúp người dân vùng biên phát triển kinh tế

Trợ giúp người dân vùng biên phát triển kinh tế

Chăm lo, đầu tư, hỗ trợ nhiều mặt để giúp người dân ở vùng biên giới ổn định cuộc sống, từ đó an tâm bám bản, bám làng, không vượt biên trái phép, không buôn lậu hoặc bị lợi dụng, mua chuộc vận chuyển hàng cấm qua biên giới… Đó là chủ trương, chính sách xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta từ nhiều năm nay. Tại huyện biên giới Bù Đốp (Bình Phước), việc triển khai chính sách tín dụng ưu đãi cho người dân vùng biên là trợ lực giúp người dân an tâm phát triển sản xuất, chăn nuôi, ổn định cuộc sống.
Những ánh mắt lấp lánh niềm tin ở Pêtapót

Những ánh mắt lấp lánh niềm tin ở Pêtapót

Xã hội - Tiêu Dao - 2 giờ trước
Ngôi làng Pêtapót trên vùng cao biên giới Nam Giang từng một thời nằm biệt lập với thế giới xung quanh. Thế rồi khi có những người lính Biên phòng lên đây “ba cùng” với đồng bào, cụm dân cư này đã chuyển mình, khoác lên một diện mạo mới.
Trợ giúp người dân vùng biên phát triển kinh tế

Trợ giúp người dân vùng biên phát triển kinh tế

Kinh tế - Thu Hà - 2 giờ trước
Chăm lo, đầu tư, hỗ trợ nhiều mặt để giúp người dân ở vùng biên giới ổn định cuộc sống, từ đó an tâm bám bản, bám làng, không vượt biên trái phép, không buôn lậu hoặc bị lợi dụng, mua chuộc vận chuyển hàng cấm qua biên giới… Đó là chủ trương, chính sách xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta từ nhiều năm nay. Tại huyện biên giới Bù Đốp (Bình Phước), việc triển khai chính sách tín dụng ưu đãi cho người dân vùng biên là trợ lực giúp người dân an tâm phát triển sản xuất, chăn nuôi, ổn định cuộc sống.
Quảng Trị: Những kết quả bước đầu sau gần 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Quảng Trị: Những kết quả bước đầu sau gần 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 2 giờ trước
Vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị có dân số khoảng 0,65 triệu người (2021) trong đó, DTTS chiếm 13,3% dân số toàn tỉnh. Do đó, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương . Để hiểu hơn về những kết quả bước đầu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Hồ Thị Lệ Hà, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị
Kịp thời cứu nạn thành công 10 thuyền viên bị nạn trôi dạt trên biển Côn Đảo

Kịp thời cứu nạn thành công 10 thuyền viên bị nạn trôi dạt trên biển Côn Đảo

Xã hội - Lê Vũ - Quang Anh - 2 giờ trước
Chiều ngày 26/9/2023, tại cảng Bến Đầm, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồn Biên phòng Côn Đảo, BĐBP tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tiến hành các thủ tục tiếp nhận 10 thuyền viên của tàu cá BL 93279 TS gặp nạn trên biển được tàu SAR 272 của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 3 đưa vào bờ an toàn.
Nhân rộng các sáng kiến tuyên truyền, vận động phát triển hội viên tại vùng tôn giáo

Nhân rộng các sáng kiến tuyên truyền, vận động phát triển hội viên tại vùng tôn giáo

Dân tộc- Tôn giáo - Thúy Hồng - 2 giờ trước
Sáng 26/9, tại Nam Định, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Diễn đàn "Chia sẻ, vận động nhân rộng các sáng kiến và giải pháp thông tin tuyên tuyền, vận động phát triển hội viên tại vùng tôn giáo". Tham dự Diễn đàn có gần 150 đại biểu đến từ 22 tỉnh, thành và trực tuyến tại 21 điểm cầu trên cả nước.
Tin trong ngày - 25/9/2023

Tin trong ngày - 25/9/2023

Bản tin hôm nay, ngày 25/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Đoàn công tác của Quốc hội hỗ trợ hơn 6 tỷ đồng an sinh xã hội tại Yên Bái. Nông dân Hơ Moong chăm sóc sầu riêng bằng điện thoại di động. Gì Thàng - Điểm sáng an ninh trật tự. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thừa Thiên Huế: Khởi công xây dựng nhà “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo biên giới

Thừa Thiên Huế: Khởi công xây dựng nhà “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo biên giới

Tin tức - Tào Đạt - 2 giờ trước
Chiều 26/9, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với chính quyền địa phương đã tổ chức khởi công xây dựng nhà cho 2 hộ gia đình phụ nữ nghèo tại khu vực biên giới xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Lễ phát động Tuần lễ Làm mẹ an toàn 2023 sẽ diễn ra tại Hòa Bình

Lễ phát động Tuần lễ Làm mẹ an toàn 2023 sẽ diễn ra tại Hòa Bình

Sức khỏe - Minh Anh - 2 giờ trước
Lễ phát động Tuần lễ Làm mẹ an toàn 2023 sẽ diễn ra vào ngày 30/9, tại Tp. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Sự kiện nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở các vùng khó khăn.
Kon Tum: Ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa tỉnh Kon Tum và tỉnh Chăm-Pa-Sắc

Kon Tum: Ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa tỉnh Kon Tum và tỉnh Chăm-Pa-Sắc

Trang địa phương - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Chiều ngày 26/9, tại thành phố Kon Tum, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum, Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính quyền tỉnh Chăm-Pa-Sắc, nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào tổ chức Lễ ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác giai đoạn 2023-2027 giữa 2 tỉnh.
Khai mạc Hội thi tuyên truyền lưu động về ATGT tỉnh Hậu Giang năm 2023

Khai mạc Hội thi tuyên truyền lưu động về ATGT tỉnh Hậu Giang năm 2023

Pháp luật - Như Tâm - 3 giờ trước
Ngày 26/9, Ban Tổ chức Cuộc thi tuyên truyền lưu động tỉnh Hậu Giang tổ chức khai mạc Hội thi tuyên truyền lưu động về an toàn giao thông (ATGT) năm 2023.
Dự án “Hạt gạo nghĩa tình - Trung thu yêu thương” cổ vũ các em học sinh DTTS vững bước tới trường

Dự án “Hạt gạo nghĩa tình - Trung thu yêu thương” cổ vũ các em học sinh DTTS vững bước tới trường

Nhịp cầu nhân ái - Thiên An - 3 giờ trước
Ngày 26/9, Trường THPT Chuyên Thái Nguyên đã tổ chức chương trình “Hạt gạo nghĩa tình - Trung thu yêu thương” tại điểm trường Lũng Hoài, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.