Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người đưa cây lúa nước về Táng Ngá

Hoài Dương - 09:56, 16/06/2020

Mới đây, chúng tôi gặp bà Lò Thị Nhẫn (SN 1962), là một trong những đại biểu tiêu biểu được chọn tham dự Đại hội Đại biểu DTTS toàn quốc lần thứ II năm 2020 sẽ diễn ra trong thời gian tới, tại Hà Nội. Bà là người tiên phong khai hoang làm ruộng nước ở bản Táng Ngá, xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu), nơi sinh sống của 97 hộ dân tộc Cống.

Bà Lò Thị Nhẫn đang chăm sóc đàn vật nuôi của gia đình.
Bà Lò Thị Nhẫn đang chăm sóc đàn vật nuôi của gia đình.

Trò chuyện với chúng tôi, bà Nhẫn kể, trước đây bà con bản Cống khó khăn lắm, thường phải đi đào củ mài, củ từ, củ sắn để ăn thay cơm; chăn không có để đắp. Gia đình bà rất nghèo có 6 anh chị em, bà là con thứ 3. Lấy chồng ở tuổi 19, nhưng sau đó chồng đi bộ đội đằng đẵng suốt 4 năm, một mình bà ở nhà nuôi dưỡng bố mẹ và con cái.

Giống như nhiều gia đình khác, bà làm lụng suốt từ khi gà chưa gáy đến tối nhưng vẫn không đủ ăn, không đủ mặc. Cho đến năm 1994, khi chồng bà đi bộ đội trở về, kể về việc khai hoang làm ruộng ở các địa phương khác mà ông đã chứng kiến. Từ câu chuyện ấy, với khao khát thoát cái đói, bà bàn với chồng chuyển đổi hơn 1ha diện tích nương sang khai hoang làm ruộng nước. Nghĩ là làm, vài ngày sau đó, hai vợ chồng bà Nhẫn lên nương dựng lán để khai khẩn đất nương thành đất ruộng nước, để mong thoát khỏi cơn đói với cách làm ăn mới.

Có đất, có ý chí, có sự quyết tâm cùng với số vốn ít ỏi tích cóp từ đồng lương của chồng đi bộ đội về, bà sử dụng mua giống lúa, mua phân bón và nhanh chóng gieo trồng. Với đôi tay không ngại khó, bà đã khai hoang 1ha đất đồi nương rồi thực hiện các biện pháp dẫn nước nhập điền, sục bùn, rải phân để trồng lúa. Đất chẳng phụ lòng người, sau 1 năm gia đình bà bắt đầu có của ăn, của để khi vụ đầu tiên bà thu về 20 bao thóc, mỗi bao 50kg.

Tiếng thơm đồn xa, bà con dần bảo nhau đến xem bà cấy lúa. Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, rồi bà Nhẫn đến từng hộ, vận động bà con trong bản chịu khó khai hoang chuyển đổi từ làm nương sang làm ruộng để tăng năng suất. Bà không ngần ngại hướng dẫn cách làm và còn giúp đỡ giống để bà con cùng làm, cùng thoát cái đói. Từ 3 hộ nghe và làm theo vào năm 1996, đến nay đã có 94/97 hộ ở bản Cống làm ruộng nước. Cả bản đã thoát khỏi tình trạng thiếu gạo triền miên. Chuyện khai hoang trồng lúa nước, tăng vụ, tăng năng suất để làm ra nhiều lúa gạo của bà Nhẫn lúc đó mang ý nghĩa là tiên phong, là tấm gương trồng lúa nước thành công trên vùng cao Táng Ngá.

Bà Nhẫn cũng được biết đến với danh hiệu người phụ nữ Cống làm kinh tế giỏi. Hiện nay, gia đình bà đã trồng được 0,5ha cây quế, 0,5ha cây mắc ca; nuôi 5 con trâu, 16 con dê, hơn 100 con ngan, vịt và 1 cửa hàng tạp hóa. Bình quân mỗi năm sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình bà thu nhập từ 150 triệu đồng trở lên.

Với những đóng góp của mình, bà Lò Thị Nhẫn vinh dự được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tặng Bằng khen nhân dịp Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Lai Châu lần thứ III năm 2019. Bà là một trong 33 đại biểu của tỉnh Lai Châu được chọn tham dự Đại hội Đại biểu các DTTS toàn quốc lần thứ II năm 2020 sắp tới.



Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Các địa phương long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Các địa phương long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, là biểu trưng của lòng thành kính, sự tri ân của Nhân dân ta với công đức các Vua Hùng - những người có công dựng nước. Hiện nay, cả nước có hơn 1.400 di tích thờ Vua Hùng và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương. Trong những ngày này, nhiều địa phương trong cả nước đã và đang long trọng tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 với nhiều nghi thức hoạt động trang nghiêm và phong phú.
Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Đối diện

Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Đối diện "rớt" chuẩn và "lỗi hẹn" về đích NTM (Bài 2)

Kinh tế - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Tuy đã có nhiều nỗ lực, song công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) tại Gia Lai vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Đặc biệt, các tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021 - 2025 được điều chỉnh theo hướng nâng cao nên các địa phương gặp khó trong quá trình triển khai thực hiện. Do đời sống kinh tế-xã hội phát triển chưa thực sự bền vững, nhiều xã NTM trên địa bàn đang đứng trước nguy cơ “rớt chuẩn”các tiêu chí NTM và "lỗi hẹn" về tiến độ hoàn thành xây dựng NTM.
Hé lộ “thủ phủ tiệc cưới” phong cách hoàng gia sang xịn bậc nhất Việt Nam

Hé lộ “thủ phủ tiệc cưới” phong cách hoàng gia sang xịn bậc nhất Việt Nam

Xã hội - PV - 5 giờ trước
Không chỉ đáp ứng nhu cầu về không gian rộng lớn, cảnh quan ấn tượng, Vinhomes Royal Island với những tiện ích sang trọng hàng đầu, còn mang tới những lễ cưới đẳng cấp, tinh tế theo phong cách hoàng gia chưa từng có tại Việt Nam.
Bắc Giang: Tổ chức tập huấn cho Trưởng nhóm Người có uy tín

Bắc Giang: Tổ chức tập huấn cho Trưởng nhóm Người có uy tín

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 5 giờ trước
Tại Tp. Bắc Giang, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu cho 82 đại biểu là Trưởng nhóm Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ mái đá ngườm lần thứ 5

Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ mái đá ngườm lần thứ 5

Xã hội - Nguyễn Đình Hưng - 5 giờ trước
Vừa qua, tại UBND xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, đã diễn Hội nghị Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ Mái đá Ngườm lần thứ 5. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo UBND huyện Võ Nhai, đại diện Công an tỉnh, lãnh đạo Viện Khảo cổ học Việt Nam, đại biểu Cục Di sản văn hóa, Bảo tàng Địa chất Việt Nam, Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên, các nhà khoa học, các nhà quản lý văn hóa.
Kết nối doanh nghiệp Ấn Độ và Tây Nguyên

Kết nối doanh nghiệp Ấn Độ và Tây Nguyên

Tin tức - Hoàng Thùy - 5 giờ trước
Ngày 17/4, UBND tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị Doanh nghiệp và Đầu tư giữa Ấn Độ và Tây Nguyên. Ông Nguyễn Thiên Văn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk; ông Madan Mohan Sethi - Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh đồng chủ trì Hội nghị.
Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Dân tộc Lào hiện có khoảng 13.000 người, sinh sống chủ yếu tại các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai bằng nghề trồng lúa nước, chăn nuôi, đan lát, dệt thổ cẩm... Hiện nay, đồng bào vẫn bảo tồn nguyên vẹn nét văn hóa truyền thống đặc trưng, trong đó có Lễ hội Té nước (Bun Vốc Nậm).
Đắk Lắk: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp

Đắk Lắk: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp

Công tác Dân tộc - Lê Hường - Ngọc Lân - 5 giờ trước
Ngày 17/4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc lớp Bồi dưỡng kiến thức dân tộc năm 2024 cho đội ngũ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thường xuyên tiếp xúc, làm việc với đồng bào DTTS.
Đăk Tô (Kon Tum): Đốt rẫy cháy lan làm thiệt hại gần 9 ha rừng sản xuất

Đăk Tô (Kon Tum): Đốt rẫy cháy lan làm thiệt hại gần 9 ha rừng sản xuất

Tin tức - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Ngày 17/4, lực lượng chức năng của huyện Đăk Tô (Kon Tum) phối với chính quyền địa xã Ngọc Tụ tiến hành kiểm tra hiện trường, đánh giá thiệt hại vụ cháy rừng xảy ra ngày 16/4 tại Tiểu khu 286, xã Ngọc Tụ.
Đẩy mạnh liên kết sản xuất để tăng giá trị trái cây xuất khẩu

Đẩy mạnh liên kết sản xuất để tăng giá trị trái cây xuất khẩu

Kinh tế - Minh Thu - 16:10, 17/04/2024
Theo dự báo của ngành chức năng, năm 2024, xuất khẩu trái cây của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh khi nhiều thị trường khó tính đang mở cửa tiếp nhận. Để đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD, đòi hỏi doanh nghiệp và người dân cần đẩy mạnh liên kết sản xuất để nâng chất lượng trái cây xuất khẩu.
Cần nghiên cứu bổ sung chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đồng bào DTTS

Cần nghiên cứu bổ sung chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đồng bào DTTS

Thời sự - Hương Trà - 16:09, 17/04/2024
Cần nghiên cứu bổ sung một số chủ trương, chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đồng bào DTTS, miền núi, hải đảo, di sản văn hóa quý hiếm có nguy cơ thất truyền… Đó là ý kiến phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), ngày 17/4.
Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG 1719

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thời sự - Thanh Huyền - Bích Ngọc - 16:07, 17/04/2024
Thảo luận về đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) tại phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vừa qua, các ý kiến cơ bản nhất trí với sự cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình và đề nghị Chính phủ làm rõ sự cần thiết, tính cấp bách, rà soát danh mục đầu tư, báo cáo đánh giá tác động chính sách khi điều chỉnh chủ trương đầu tư.