Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Người dân Tân Yên nâng cao hiệu quả kinh tế từ "báu vật" núi Dành

Mỹ Dung - CTV - 12:08, 04/08/2024

Là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, có nhiều lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu để trồng cây dược liệu, những năm gần đây, người dân huyện Tân Yên đã tập trung trồng sâm nam núi Dành. Đến nay, với hàng trăm ha dược liệu quý trên địa bàn đã đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân. Nguồn thu nhập khá ấn tượng này không chỉ giúp người dân ở địa phương, trong đó có nhiều hộ là người DTTS vươn lên thoát nghèo, mà nhiều diện tích đất rừng được phủ xanh và bảo vệ nghiêm ngặt.

Sâm nam núi Dành giúp đồng bào Tân Yên làm giàu
Sâm nam núi Dành giúp đồng bào Tân Yên làm giàu

Cây thoát nghèo

Đã từ lâu, sâm luôn đứng đầu trong danh mục thuốc quý và sâm nam núi Dành nổi tiếng bởi thành phần dược tính khi trồng ở vùng đất này. Những năm gần đây, bà con nông dân trên địa bàn 2 xã Việt Lập và Liên Chung đã tập trung đầu tư, phát triển cây dược liệu này, kết quả đã đem lại nguồn thu nhập từ bán hoa sâm, sâm củ và cây sâm giống thu về hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

Ông Dương Văn Viên một lão nông trồng sâm nam ở thôn Lãn Tranh 1, xã Liên Chung chia sẻ: Đầu năm 1982, từ vài cây sâm giống, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, dần dần đến đầu những năm 2000, khi ông đã làm chủ được kỹ thuật, thì vườn sâm của gia đình đã lên tới diện tích gần 6.000m2.

“Sau khi được hướng dẫn kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao, tôi đầu tư hệ thống máy phun tưới tự động không cần thuê nhân công tưới nước hằng ngày, lên lịch, cài đặt giờ tưới nước cho cây, kiểm tra được độ ẩm của đất, từ đó điều chỉnh số lần tưới theo yêu cầu”, ông Viên cho hay.

Hiện nay, vườn sâm của gia đình ông Viên đã có trên 8.000 gốc đang bắt đầu cho thu hoạch. Ông thông tin, giá bán hoa khô là từ 200 – 300 triệu đồng/năm; củ sâm đẹp đã bán được 2 triệu đồng. Củ vừa bán 1,2 triệu đồng, củ nhỏ cũng được 500.000 - 700.000 đồng.

Cây trồng giúp nhiều bà con thoát nghèo
Cây trồng giúp nhiều bà con thoát nghèo

Từ 1 hộ gia đình có kinh nghiệm sản xuất cây sâm nam, nhận thấy rõ triển vọng kinh tế cao, gia đình chị Trần Thị Thanh quyết định thành lập hợp tác xã (HTX) để liên kết các hộ cùng trồng sâm nam vào tập trung sản xuất, mở rộng vùng nguyên liệu, nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích đất canh tác. 

Đến nay, ngoài 7ha sâm có tuổi đời từ 2 đến 10 năm tuổi, HTX còn xuất bán 50 vạn cây giống mỗi năm, đồng thời thực hiện liên kết thu mua nguyên liệu cho các hộ tham gia chuỗi liên kết sản xuất sâm nam. Đặc biệt, HTX còn đảm bảo duy trì công ăn việc làm cho 15 lao động địa phương, với mức thu nhập ổn định.

Nâng cao hiệu quả từ "báu vật" địa phương

Bà Nguyễn Thị Nguyệt, Trưởng phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Tân Yên cho biết, UBND huyện sẽ sớm ban hành và thực hiện tốt quy chế quản lý bảo hộ sản phẩm sâm núi Dành. Chỉ dẫn địa lý là hình thức bảo hộ cao nhất cho sản phẩm đặc thù của địa phương, bao gồm: Nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý. 

Hiện tại sâm núi Dành là một trong ba sản phẩm của tỉnh Bắc Giang được cấp bảo hộ này gồm: Vải thiều Lục Ngạn, gà đồi Yên Thế và sâm núi Dành. Ngoài những dược tính ưu việt sẵn có, chỉ dẫn địa lý sẽ làm tăng thêm thương hiệu của sâm nam núi Dành, góp phần quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Với đặc thù khí hậu, thổ nhưỡng ở vùng đồi, núi huyện Tân Yên thích hợp với loài sâm nam quý, phòng Nông nghiệp đã trình và tham mưu UBND huyện Tân Yên đã xây dựng và triển khai: “Đề án phát triển cây sâm nam núi Dành”. Theo đó, mở rộng diện tích quy hoạch vùng trồng sâm nam núi Dành trên địa bàn huyện lên khoảng 150ha. Mục tiêu phát triển mở rộng vùng sâm nam núi Dành, trở thành vùng dược liệu quy mô lớn của huyện để hỗ trợ người dân địa phương thoát nghèo, ổn định và chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. 

Đặc biệt, nguồn thu nhập khá từ cây sâm nam núi Dành giúp người dân ở địa phương, trong đó có nhiều hộ là người DTTS vươn lên thoát nghèo, mà qua đó nhiều diện tích đất rừng được phủ xanh và bảo vệ nghiêm ngặt.

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang cùng các đại biểu thăm mô hình trồng sâm núi Dành
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang cùng các đại biểu thăm mô hình trồng sâm núi Dành

Trao đổi về nội dung này, ông Ngô Quốc Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Yên nhấn mạnh: Để từng bước mở rộng diện tích trồng sâm nam, cũng như nâng cao giá trị của loại dược liệu quý này, địa phương đã tăng cường công tác quảng bá, đẩy mạnh công tác liên kết, kêu gọi doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, chế biến và mở rộng vùng sản xuất; kết nối các tổ chức cá nhân sản xuất sâm nam núi Dành, với các doanh nghiệp để hình thành chuỗi từ khâu sản xuất đến khâu thu mua, sơ chế, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ sâm nam núi Dành để người dân yên tâm trong sản xuất.

Ghi nhận hơn là, từ sản xuất truyền thống, tự phát, phân tán, nhỏ lẻ, đến nay cây sâm nam núi Dành đã và đang được người dân, các HTX chuyển dần sang sản xuất thành vùng tập trung; đầu tư thâm canh, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm trên cây sâm; sử dụng phân bón vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học vào sản xuất...qua đó nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa đối với sản phẩm dược liệu quý này.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Hội thảo khoa học "Các nghiên cứu mới về Sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng"

Kon Tum: Hội thảo khoa học "Các nghiên cứu mới về Sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng"

Chiều 15/5, UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Hội thảo khoa học "Các nghiên cứu mới về Sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng". Dự Hội thảo có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kon Tum Nguyễn Đức Tuy; lãnh đạo các Sở, ngành của tỉnh Kon Tum và các nhà khoa học trong cả nước.
Tin nổi bật trang chủ
Quê Bác hôm nay!

Quê Bác hôm nay!

Để thấy sự thay đổi của một vùng đất, đôi khi phải làm khách lãng du. Qua nhiều miền quê ở xứ Nghệ, rồi dừng chân nơi Kim Liên, Hoàng Trù, mới hay, sự đổi thay ấy thật nhẹ nhàng. Nhẹ nhàng như cái cách mà người dân nơi đây nỗ lực vượt khó mỗi ngày để xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao, như cái tư duy của lớp lớp hậu thế mang khát vọng phát triển du lịch từ nguồn lực văn hóa...
Các nạn nhân bị thương vụ sạt lở tại huyện Phong Thổ đang được điều trị tích cực

Các nạn nhân bị thương vụ sạt lở tại huyện Phong Thổ đang được điều trị tích cực

Thời sự - Trọng Bảo - 3 phút trước
Vụ sạt lở tại công trường thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, thuộc bản Lản Nhì Thàng, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã làm 05 người mất tích và 04 người bị thương. Hiện, các nạn nhân bị thương đang được điều trị tích cực tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Lai Châu.
Xác định danh tính các nạn nhân mất tích vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Xác định danh tính các nạn nhân mất tích vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Thời sự - Trọng Bảo - 8 phút trước
Vụ sạt lở đất tại công trường thủy điện Tả Páo Hồ 1A, thuộc bản Lản Nhì Thàng, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ ngày 16/5 làm 9 người bị thương và mất tích.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Media - BDT - 43 phút trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ánh sáng từ bi lan tỏa nơi vùng cao A Lưới

Ánh sáng từ bi lan tỏa nơi vùng cao A Lưới

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Minh Ngọc - 23:08, 16/05/2025
Không chỉ làm tốt Phật sự, nhiều tăng ni và Phật tử Phật giáo ở A Lưới, TP. Huế còn chung tay với chính quyền và các ban ngành đoàn thể làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát giúp đồng bào DTTS miền biên giới ngày càng no ấm hơn.
Đăk Hà (Kon Tum): Nhiều người dân không đồng thuận với chủ trương phá bỏ nhà rông truyền thống để xây phòng học

Đăk Hà (Kon Tum): Nhiều người dân không đồng thuận với chủ trương phá bỏ nhà rông truyền thống để xây phòng học

Pháp luật - Ngọc Chí - 22:57, 16/05/2025
Những ngày này người dân làng Kon Teo Đăk Lấp, xã Đăk Long, huyện Đăk Hà (Kon Tum) bàn tán xôn xao việc UBND xã thông báo tháo dỡ nhà rông truyền thống để xây dựng 2 phòng học tại điểm trường làng. Chủ trương này chưa được người dân trong làng đồng thuận nên đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều, người dân mong muốn được giữ lại nhà rông vì đã gắn bó với họ từ thời điểm lập làng năm 1976.
Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Nhà thờ Trà Cổ - Điểm đến hấp dẫn nơi địa đầu Tổ quốc. Vẻ đẹp bình yên ở Hợp tác xã Sinh Dược. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bảo tồn và phát huy giá trị di tích đền tháp Po Ramê

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích đền tháp Po Ramê

Sắc màu 54 - Bá Minh Truyền - 22:54, 16/05/2025
Là ngôi tháp cuối cùng của người Chăm được xây dựng bằng chất liệu gạch nung còn bảo tồn nguyên vẹn, đền tháp Po Ramê không chỉ là di sản kiến trúc độc đáo mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng Chăm. Việc bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa và phục dựng các lễ hội truyền thống tại đây đang được triển khai gắn với phát triển du lịch theo Dự án 6 của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021–2030.
Chạy đôi tàu khách từ Quảng Bình đến Quảng Trị: Giải pháp di chuyển cho công chức đi làm sau khi sáp nhập tỉnh

Chạy đôi tàu khách từ Quảng Bình đến Quảng Trị: Giải pháp di chuyển cho công chức đi làm sau khi sáp nhập tỉnh

Xã hội - Tào Đạt - 22:50, 16/05/2025
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, đơn vị đang xây dựng phương án chạy đôi tàu khách từ ga Đồng Hới đến ga Đông Hà và ngược lại.
Hội thảo khoa học “Bình Định 300 ngày cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc”

Hội thảo khoa học “Bình Định 300 ngày cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc”

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 22:49, 16/05/2025
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc tại Quy Nhơn (16/5/1955 - 16/5/2025), chiều16/5, Tỉnh ủy Bình Định phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu V tổ chức Hội thảo khoa học: “Bình Định 300 ngày cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc tại Quy Nhơn”.
Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa thăm các gia đình tập kết ra Bắc tiêu biểu tại Bình Định

Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa thăm các gia đình tập kết ra Bắc tiêu biểu tại Bình Định

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 22:44, 16/05/2025
Nhân kỷ niệm 70 năm hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam tại Quy Nhơn (16/5/1955 - 16/5/2025), chiều 16/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, đã đi thăm, tặng quà các gia đình cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh tiêu biểu tập kết ra Bắc đang sinh sống trên địa bàn Tp. Quy Nhơn (Bình Định).
Bình Định: Gặp mặt kỷ niệm 70 năm học sinh miền Nam tập kết ra Bắc

Bình Định: Gặp mặt kỷ niệm 70 năm học sinh miền Nam tập kết ra Bắc

Tin tức - T.Nhân - HTrường - 22:40, 16/05/2025
Ngày 16/5, nhân dịp Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm hoàn thành chuyển quân tập kết ra Bắc tại Cảng Quy Nhơn (16/5/1955 - 16/5/2025), Ban Liên lạc học sinh miền Nam tỉnh Bình Định tổ chức gặp mặt các thế hệ học sinh miền Nam tập kết ra Bắc tại Cảng Quy Nhơn.