Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hồi sinh loài sâm quý

Hồng Nguyễn - 15:14, 22/10/2021

Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) vừa cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm sâm Nam núi Dành thuộc huyện Tân Yên (Bắc Giang), một loài sâm quý được lưu truyền trong dân gian, nhưng có thời điểm tưởng như đã tuyệt chủng. Đây là thành quả sau nhiều năm cố gắng của người dân ven núi Dành trong việc bảo tồn, phát triển nguồn gen sâm quý hiếm.

Ông Nguyễn Khắc Lư (thôn Hậu, xã Liên Chung, huyện Tân Yên, Bắc Giang) chăm sóc những khóm sâm Nam mọc xen lẫn những bụi cây dứa
Ông Nguyễn Khắc Lư (thôn Hậu, xã Liên Chung, huyện Tân Yên, Bắc Giang) chăm sóc những khóm sâm Nam mọc xen lẫn những bụi cây dứa

Nguy cơ tuyệt chủng 

Trên thế giới vốn nổi tiếng với nhân sâm Triều Tiên, Hàn Quốc. Còn tại Việt Nam, nói đến sâm nhiều người thường nghĩ ngay đến sâm Ngọc Linh. Thế nhưng ít ai biết rằng ở một ngọn núi phía Bắc còn tồn tại loài sâm quý hiếm khác đang được xây dựng thương hiệu, đó là sâm Nam núi Dành.

Theo sách Địa chí Bắc Giang, núi Dành xưa kia còn có tên là núi Chung Sơn, nổi tiếng với nhiều kỳ hoa dị thảo. Còn sách “Đại Nam nhất thống chí” ghi chép: Núi Chung Sơn ở xã Bảo Lộc, thuộc địa giới Yên Thế sản xuất ra sâm Nam và cỏ thi. Sách này còn lưu lại tư liệu như sau: “Tên nỏ sản xuất tại Yên Thế. Cát sâm sẵn ở đỉnh núi Chung Sơn. Cát Sâm cũng gọi là sâm Nam, sâm sản ở đỉnh núi Chung Sơn, huyện Yên Thế da vàng, thịt chắc, khí vị đều tốt, không như sâm sản ở xứ khác da trắng và nhiều nhớt”.

Dãy núi Dành hiện nay thuộc địa phận hai xã Liên Chung và Việt Lập, huyện Tân Yên. Từ xa xưa, nơi đây được nhiều người biết đến với sản phẩm sâm Nam, còn gọi là “sâm tiến vua”. Cũng có người gọi là cát sâm nhưng người dân địa phương vẫn quen gọi là sâm Nam núi Dành

Một củ sâm Nam núi Dành được nhân giống
Một củ sâm Nam núi Dành được nhân giống

Theo quan sát của chúng tôi, sâm Nam núi Dành là loài dây leo mảnh, thường nằm bò trên mặt đất hoặc phải tựa, cuốn theo cành lá cây khác để vươn lên. Củ sâm có lớp vỏ bên ngoài hơi cứng, bên trong lõi màu vàng nhạt, mùi thơm dịu, vị hơi ngọt... Có loại sâm năm và loại sâm ba. Sâm năm là loại có 5 lá, sâm ba là loại chỉ có 3 lá.

Dù quý là vậy song một thời gian dài trước đây, những tưởng loài sâm quý này đã bị tuyệt chủng. Từ năm 2007, sâm Nam được Sách Đỏ Việt Nam xếp ở mức độ sắp nguy cấp, cần được bảo tồn, phát triển. Khoảng chục năm gần đây, các nhà khoa học và một số người dân địa phương tâm huyết tìm cách bảo tồn, nhân rộng loài thảo dược quý này. Đáng nói hơn, một cuộc nghiên cứu nghiêm túc về điều kiện sinh trưởng, phát triển, thành phần, cũng như công dụng của sâm Nam đã được các nhà khoa học quan tâm thực hiện và công bố đầy đủ.

Hồi sinh loài sâm quý

Năm 2018, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Thực nghiệm Sinh học Nông nghiệp công nghệ cao (CNC - Viện Di truyền Nông nghiệp) đã hoàn thành đề tài “Nghiên cứu, đánh giá, bảo tồn nguồn gen cây sâm Nam núi Dành phân bố trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”. Đây là đề tài khoa học thực hiện trong 3 năm (2015 -2018) với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học thuộc Trung tâm Thực nghiệm Sinh học Nông nghiệp CNC (đơn vị chủ trì) và Viện Hóa học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Nghiên cứu Phát triển Y dược cổ truyền Việt Nam).

Sản phẩm sâm Nam núi Dành hiện phần lớn được ngâm rượu hoặc hãm nước uống
Sản phẩm sâm Nam núi Dành hiện phần lớn được ngâm rượu hoặc hãm nước uống

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, các chuyên gia xác định, sâm Nam núi Dành có tên khoa học là Callerya speciosa, phân bố hẹp, chủ yếu ở xã Việt Lập và Liên Chung- nơi có thành phần thổ nhưỡng đặc biệt (đá cám, Canxi và Magiê). Nhóm chất chính trong mẫu sâm là saponin (hoạt chất chính tạo nên những công dụng kỳ diệu của sâm), flavonoid (hoạt chất chống lão hóa), acid hữu cơ, acid amin... Mẫu sâm hơn 5 tuổi có hàm lượng lớn hơn đáng kể so với mẫu 2, 3, 4 tuổi. Đặc biệt, hàm lượng chất saponin tương đương với sâm Hàn Quốc và chỉ đứng sau sâm Ngọc Linh.

Các nghiên cứu đã bước đầu định danh, phân loại, xác định một số dược chất và đề xuất phương án bảo tồn nguồn gen cây sâm Nam núi Dành. Ông Hà Văn Thiêm, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông-Lâm sản và Thủy sản Bắc Giang cho biết: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hàm lượng dược chất của sâm Nam núi Dành được đánh giá ngang bằng với sâm Hàn Quốc và bằng 1/3 sâm Ngọc Linh.

Chúng tôi tìm đến nhà ông Nguyễn Khắc Lư ở thôn Hậu, xã Liên Chung- một hộ dân đã tìm và giữ được giống sâm Nam nhiều năm nay, ông Lư kể: Hơn hai chục năm trước, gia đình ông nhận đất trồng rừng ở chân núi Dành. Trong một lần cuốc đất thấy bật lên những củ nhỏ, mùi thơm, nếm thử thấy ngọt mát. Vốn gia đình có nghề làm thuốc Đông y nên ông Lư biết mình gặp may khi tìm thấy gốc sâm Nam, ông giữ gìn gien quý từ đó cho tới bây giờ. Từ gốc sâm ban đầu ấy, ông Lư đã nhân ra và hướng dẫn một số hộ dân khác trồng để giữ giống.

Sâm Nam núi Dành được trồng trên diện rộng
Sâm Nam núi Dành được trồng trên diện rộng

Ngoài ra, 4 năm trước, được sự hỗ trợ của cơ quan chức năng, hộ ông Thân Hải Đăng, thôn Đồng Sen, xã Việt Lập cũng được chọn làm điểm để nghiên cứu, đánh giá khoa học về giá trị sâm Nam núi Dành. Ông Đăng cho biết, trước kia, gia đình trồng vài cây sâm ở góc vườn, cũng không biết giá trị ra sao. “Hễ thân có cành chồi ra mặt đất, tôi lại cuốc xới trồng sang chỗ khác, cây phát triển chậm, tỷ lệ sống chỉ đạt 50%. Sau khi được các chuyên gia hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, chăm sóc, tỷ lệ sống đạt 90%, cây phát triển nhanh”, ông Đăng chia sẻ.

Được sự hỗ trợ của các chuyên gia nghiên cứu dược liệu, hiện nay, người dân tại 2 xã Việt Lập và Liên Chung đã phát triển diện tích sâm Nam lên gần 300 ha để cung cấp cho các công ty dược phẩm và du khách. Địa phương đã thành lập HTX Sản xuất, tiêu thụ sâm Nam núi Dành Liên Chung gồm 17 thành viên. HTX đã mở rộng diện tích cây sâm Nam, nhân hàng chục nghìn bầu giống, cùng đó xây dựng gian hàng trưng bày sản phẩm sâm Nam tại Khu du lịch tâm linh sinh thái núi Dành.

Hiện nay, trên thị trường, 1 kg sâm Nam núi Dành tươi được bán với giá khoảng 2 triệu đồng. Sâm Nam được người dân sử dụng để chữa các bệnh mãn tính như viêm gan, thấp khớp, gia tăng sự hồi phục các chức năng của cơ thể, được xem là loại thuốc bổ.

Củ sâm Nam núi Dành được sử dụng để ngâm rượu
Củ sâm Nam núi Dành được sử dụng để ngâm rượu

 Việc cấp chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sâm Nam núi Dành mới đây sẽ góp phần nâng cao vị thế, thương hiệu của sản phẩm trên thị trường; tạo tiền đề và khuyến khích người dân tham gia thành lập các nhóm, đội và hiệp hội sản xuất, kinh doanh sản phẩm, tạo nguồn lợi kinh tế cao cho người dân. Trong tương lai, cần nhiều hơn những giải pháp cũng như chính sách hỗ trợ để bảo tồn, phát triển loài sâm quý này.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Xã hội - Minh Thu - 2 giờ trước
Từ đầu tháng 11 đến nay, do không còn kinh phí, Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghĩa Thắng (gọi tắt là Trung tâm), đứng chân trên địa bàn xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã phải tạm dừng hoạt động. Điều này gây lo lắng cho các gia đình có con em là nạn nhân chất độc da cam.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Media - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Cách đây 10 năm, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum được giao thực hiện dự án trồng rừng thay thế hơn 160 ha, đến năm 2018 diện tích này đã được nghiệm thu và đạt các tiêu chí về diện tích, chăm sóc và tỷ lệ cây sống. Tuy nhiên, mới đây, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã kiểm tra và phát hiện hơn 11 ha rừng trồng tại đây đã bị mất và suy giảm.
Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Media - BDT - 2 giờ trước
Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả và áp lực công việc, chứng mất ngủ trở thành vấn đề không hiếm gặp. Nhiều người tìm đến các loại thuốc an thần và trấn tĩnh của y học hiện đại để cải thiện giấc ngủ, nhưng không ít trường hợp các thuốc này không hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Gương sáng - Vàng Ni - Thu Hà - 2 giờ trước
Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 2 giờ trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 2 giờ trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 2 giờ trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 2 giờ trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 2 giờ trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 2 giờ trước
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.