Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thể thao - Giải trí

Ngày Sân khấu Việt Nam: Những người nguyện làm kiếp tằm ăn lá nhà tơ

PV - 15:15, 07/09/2022

Ngày giỗ Tổ nghề sân khấu là ngày hội tôn vinh nền sân khấu nước nhà, là dịp để các nghệ sỹ tri ân tiền nhân và giao lưu gặp gỡ, chia sẻ với nhau về hoạt động nghề nghiệp.

Tiết mục văn hóa, nghệ thuật đặc sắc chào mừng Lễ kỷ niệm 65 năm thành lập (1957-2022) và ngày Sân khấu Việt Nam năm 2022. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Tiết mục văn hóa, nghệ thuật đặc sắc chào mừng Lễ kỷ niệm 65 năm thành lập (1957-2022) và ngày Sân khấu Việt Nam năm 2022. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Đạo diễn Việt Tú tự tay kiểm tra lại từng chi tiết của buổi lễ giỗ Tổ nghề sân khấu mà anh và đồng nghiệp đã dày công chuẩn bị nhiều tháng nay. Mồ hôi rịn ra trên trán nhưng anh không thấy căng thẳng hay áp lực như khi dàn dựng các chương trình khác.

Với Việt Tú và những nghệ sỹ thực hiện chương trình giỗ Tổ nghề (diễn ra ngày 6/9 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô), đây là ngày hội lớn, là ngày trở về với “ngôi đền” và “vị thần” linh thiêng trong tâm hồn mình.

Hân hoan về dự hội nghề

Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy ngày giỗ Tổ nghề sân khấu (ngày 12/8 Âm lịch) làm Ngày Sân khấu Việt Nam. Từ đó, ngày này trở thành ngày hội tôn vinh nền sân khấu nước nhà, là dịp để các nghệ sỹ tri ân tiền nhân và giao lưu gặp gỡ, chia sẻ với nhau về hoạt động nghề nghiệp.

Đạo diễn Việt Tú và các đồng nghiệp đã nhiều năm tổ chức nghi lễ thiêng liêng này tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô nhưng năm nay, anh có một cảm xúc rất đặc biệt.

“Năm ngoái, chúng tôi đã rất cố gắng nhưng không thể tổ chức sự kiện vì dịch bệnh. Thời điểm đó, ai cũng buồn vì không biết bao giờ cuộc sống trở lại bình thường. Bởi vậy, hôm nay đứng trước bàn thờ Tổ, thấy anh em nghệ sỹ quây quần bên nhau, tôi vẫn không dám tin là có thể tổ chức sự kiện ý nghĩa này,” Việt Tú xúc động nói.

Đạo diễn Việt Tú tại buổi lễ giỗ Tổ nghề. (Ảnh: VOV)
Đạo diễn Việt Tú tại buổi lễ giỗ Tổ nghề. (Ảnh: VOV)

Càng vui hơn khi dịch bệnh đã được kiểm soát, hoạt động sân khấu đang sôi động trở lại, Việt Tú cho hay đây là dịp để các nghệ sỹ tri ân Tổ nghề và các bậc tiền bối cũng như tự nhủ với bản thân phải cống hiến hết mình cho nghề.

“Quanh năm nghệ sỹ bận rộn khắp trong Nam ngoài Bắc, rồi ra nước ngoài. Do đó, giỗ Tổ nghề là dịp để chúng tôi nhìn lại bản thân. Việc duy trì nghi lễ này hàng năm là sự nhắc nhở về truyền thống và là một dịp để chúng tôi bày tỏ tâm nguyện rằng sẽ nỗ lực hơn nữa, cho xứng với danh xưng và vị thế của mình trong xã hội, xứng với sự yêu thương của khán giả,” đạo diễn chia sẻ.

Như thông lệ, sau phần dâng hương, các nghệ sỹ sẽ biểu diễn một số tiết mục nghệ thuật cúng Tổ.

Lần đầu tiên biểu diễn trong chương trình giỗ Tổ, ca sỹ Hà Myo chọn bài hát “Xẩm Hà Nội” - tác phẩm cô tâm đắc nhất cũng góp phần làm nên tên tuổi của nữ ca sỹ.

“Giỗ Tổ nghề luôn là nghi lễ rất quan trọng đối với nghệ sỹ biểu diễn. Tôi cảm thấy rất vui và vinh dự vì được đóng góp một phần công sức nhỏ bé cho chương trình. Thời gian qua, chúng tôi không có nhiều cơ hội được biểu diễn trên sân khấu, chính vì thế chương trình là một sự kiện vô cùng đặc biệt đối với tất cả các nghệ sỹ ở mọi thế hệ,” ca sỹ Hà Myo chia sẻ.

Là một nghệ sỹ trẻ, ngày giỗ Tổ mang đến cảm xúc tự hào, phấn chấn, yêu nghề hơn bao giờ hết cho Hà Myo, tạo động lực lớn để cô tiếp tục cố gắng phấn đấu, nghiêm túc làm nghề để góp phần khẳng định vị trí của sân khấu trong nghệ thuật nước nhà.

Sân khấu Việt Nam đã có chặng đường 65 năm phát triển với nhiều thăng trầm. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Sân khấu Việt Nam đã có chặng đường 65 năm phát triển với nhiều thăng trầm. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

65 năm sân khấu sáng đèn

Lễ giỗ Tổ nghề năm nay trùng vào dịp kỷ niệm 65 năm thành lập Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam. Đây cũng là dịp các nghệ sỹ nhìn lại chặng đường hình thành và phát triển của nghệ thuật biểu diễn và nâng cao quyết tâm thúc đẩy hoạt động sân khấu ngày một rực rỡ.

Nghệ sỹ nhân dân Thúy Mùi, Chủ tịch Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam cho biết, từ 379 hội viên lúc mới thành lập, đến nay, hội đã có 2.600 hội viên đang hoạt động ở khắp mọi miền trên cả nước trong các loại hình nghệ thuật: Chèo, tuồng, cải lương, múa rối, dân ca kịch, kịch nói, xiếc.


Theo các nhà nghiên cứu, có rất nhiều giai thoại về ngày giỗ Tổ của ngành sân khấu Việt Nam nhưng giai thoại nào cũng chỉ mang tính ước lệ, rất khó để xác định cụ thể nguồn gốc của ngày giỗ này. Dù vậy, ngày 12/8 Âm lịch vẫn được khẳng định là ngày truyền thống của giới sân khấu Việt Nam.

Nhận thức được tầm quan trọng của nghệ thuật sân khấu, năm 2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 13/QĐ-TTg, lấy ngày 12/8 Âm lịch làm Ngày Sân khấu Việt Nam, từ đó đến nay, ngày giỗ Tổ nghề sân khấu cũng trở thành ngày hội tôn vinh nền sân khấu nước nhà.

Hiện nay, ngày 12/8 Âm lịch trở thành ngày hội chung của toàn thể những người tham gia hoạt động biểu diễn.

Ngày giỗ Tổ nghề, các nghệ sỹ thường trở về những nhà hát, sân khấu, đoàn thể nơi mình trưởng thành. Những người hoạt động tự do cũng có thể tụ họp, tự tổ chức chương trình riêng.

Bà Thúy Mùi cho rằng chặng đường phía trước còn rất dài và có nhiều khó khăn nhưng với những khát khao sáng tạo, cống hiến hết mình của toàn thể nghệ sỹ, sân khấu Việt Nam sẽ vượt qua mọi thách thức, vun bồi lực lượng sáng tạo có tài năng, thu hút đông đảo khán giả, tích cực bảo tồn, gìn giữ, phát huy các giá trị của nghệ thuật sân khấu truyền thống và đưa các giá trị ấy đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc…

“Những người làm nghệ thuật sân khấu nói chung, Hội nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam nói riêng vẫn luôn gạn đục khơi trong, vượt qua mọi khó khăn để nhắc nhở thế hệ hôm nay không bao giờ quên lịch sử hào hùng của dân tộc, không bao giờ quên quá khứ bi tráng và sự hy sinh của nhiều thế hệ cha anh thông qua những câu chuyện, những hình tượng nghệ thuật trên sân khấu,” bà Thúy Mùi chia sẻ.

Chia sẻ với phóng viên VietnamPlus nhân dịp này, nghệ sỹ ưu tú Lê Chức, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam bày tỏ sự trăn trở khi nghệ thuật sân khấu truyền thống đang bị “lép vế” trước sự xâm nhập của văn hóa nước ngoài.

“Văn hóa thực dụng đang ‘đập phá’ văn hóa truyền thống của chúng ta. Tôi vẫn nhắc các nghệ sỹ trẻ hãy nhớ lời dạy của Bác Hồ, của Tổng Bí thư trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc vừa qua, rằng "văn hóa soi đường cho quốc dân đi" và "văn hóa là hồn cốt dân tộc",” nghệ sỹ ưu tú Lê Chức nói.

Ông nhấn mạnh rằng người nghệ sỹ phải xem mình là con tằm, ăn lá nhưng nhả ra cho đời những sợi tơ vàng.

Đồng tình với quan điểm đó, thạc sỹ Nguyễn Đức Hiển, Phó Chủ nhiệm Đoàn nghệ thuật UNESCO Sen Việt, kiến nghị cơ quan quản lý Nhà nước, các cấp hội cần quan tâm đến đời sống nghệ sỹ hơn nữa vì thực tế, nhiều nghệ sỹ của các bộ môn nghệ thuật truyền thống có đời sống rất khó khăn.

“Tôi nghĩ Nhà nước đã có những chính sách đặc thù đối với nghệ sỹ, song phải làm sao để đời sống nghệ sỹ cải lương, tuồng, chèo… được nâng cao hơn nữa. Tôi tin rằng nếu làm được như vậy thì họ sẽ có những tác phẩm tốt hơn, dựa trên hồn cốt dân tộc nhưng vẫn bắt nhịp với thời đại. Làm được như vậy thì khán giả sẽ sẵn sàng đón nhận những tác phẩm mới,” ông Hiển nói.

Trước những băn khoăn đó, đạo diễn Việt Tú cho rằng người nghệ sỹ của thời đại mới cần nỗ lực tự thân, không chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, bởi họ là một mắt xích trong dây chuyền “công nghiệp văn hóa.”

"Đã nói đến công nghiệp văn hóa thì chúng ta phải chấp nhận hòa mình vào sân chơi của nền giải trí khu vực và thế giới. Đây là cơ hội và cũng là một thách thức với các nghệ sỹ Việt. Chúng ta cần đổi mới bản thân mình cho phù hợp với sự phát triển của thời đại để làm ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu khán giả," đạo diễn Việt Tú nói./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Liverpool khẳng định sức mạnh tuyệt đối khi vô địch Ngoại hạng Anh sớm 4 vòng đấu

Liverpool khẳng định sức mạnh tuyệt đối khi vô địch Ngoại hạng Anh sớm 4 vòng đấu

Liverpool đã chính thức đăng quang ngôi vô địch Ngoại hạng Anh 2024/25 trước nhiều vòng đấu sau chiến thắng ấn tượng 5-1 trước Tottenham tại sân nhà Anfield. Đây cũng là lần thứ 20 trong lịch sử đội bóng vùng Merseyside giành chức vô địch quốc gia, qua đó trở thành đội bóng giàu thành tích bậc nhất xứ sở sương mù.
Tin nổi bật trang chủ
Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững

Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Việc để cộng đồng, người dân địa phương tham gia vào quá trình ra quyết định, tổ chức các hoạt động văn hóa và hưởng lợi về mặt kinh tế và xã hội từ các sáng kiến ​​liên quan đến di sản bảo đảm tính bền vững lâu dài của di sản.
Quốc hội thông qua Nghị quyết rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV - Bầu cử Quốc hội khoá XVI vào ngày 15/3/2026

Quốc hội thông qua Nghị quyết rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV - Bầu cử Quốc hội khoá XVI vào ngày 15/3/2026

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Ngày 21/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã biểu quyết tán thành thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 và Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.
Lào Cai đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số đến các vùng lõm, vùng đồng bào DTTS

Lào Cai đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số đến các vùng lõm, vùng đồng bào DTTS

Tin tức - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Sáng ngày 21/5, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số”.
Các tổ chức chính trị - xã hội được tổ chức và hoạt động thống nhất trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Các tổ chức chính trị - xã hội được tổ chức và hoạt động thống nhất trong Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Ngày 21/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Bộ trưởng Lao động Israel: Israel rất mong muốn tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam

Bộ trưởng Lao động Israel: Israel rất mong muốn tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Trưa 21/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Rabbi Yoav Ben Tzur, Bộ trưởng Lao động Israel đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á. Công nhận 108 “hóa thạch sống” ở Lâm Đồng là Cây di sản Việt Nam. Bảo tồn di sản ở Bản Cuôn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Độc đáo nhà thờ được làm bằng đá hàng trăm năm tuổi ở Nghệ An

Độc đáo nhà thờ được làm bằng đá hàng trăm năm tuổi ở Nghệ An

Dân tộc - Tôn giáo - Việt Hòa - 5 giờ trước
Được xây dựng cách đây hàng trăm năm, nhà thờ đá Bảo Nham (huyện Yên Thành, Nghệ An) vẫn giữ được những nét cổ kính và tráng lệ. Công trình này không chỉ là một điểm đến tôn giáo quan trọng mà còn mang giá trị kiến trúc đặc sắc với những bức tường đá rêu phong, mái vòm cao vút và các chi tiết chạm khắc tinh xảo. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nhà thờ vẫn hiên ngang giữa trời xanh, như một chứng nhân của thời gian, thu hút du khách và giáo dân đến chiêm ngưỡng, hành hương.
Thác K50 - “Nàng thơ” của Tây Nguyên!

Thác K50 - “Nàng thơ” của Tây Nguyên!

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 5 giờ trước
Thác K50 còn được gọi là thác Hang Én, nằm sâu trong vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng thuộc ấp Bình Định, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, cách thị trấn Kbang khoảng 70km về phía Bắc. Thác K50 được mệnh danh là “Nàng thơ” của núi rừng Tây Nguyên.
Bảo đảm an toàn lao động tại các nhà máy, khai trường

Bảo đảm an toàn lao động tại các nhà máy, khai trường

Xã hội - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Tỉnh Lào Cai hiện có hàng trăm nhà máy, xí nghiệp, cơ sở khai thác chế biến khoáng sản với hàng chục nghìn lao động đang làm việc; trong đó chủ yếu là lao động địa phương, lao động người DTTS. Để bảo đảm an toàn trong quá trình làm việc, thời gian qua, các đơn vị đã tuân thủ nghiêm các quy định về an toàn lao động (ATLĐ); đặc biệt là đối với các khai trường khai thác và chế biến khoáng sản.
Biến thể Omicron XEC là gì? Dấu hiệu khi nhiễm biến thể Covid-19 XEC và biện pháp phòng ngừa

Biến thể Omicron XEC là gì? Dấu hiệu khi nhiễm biến thể Covid-19 XEC và biện pháp phòng ngừa

Sức khỏe - Minh Nhật - 5 giờ trước
Hiện nay, Covid 19 đang có dấu hiệu bùng phát trở lại, khi số ca mắc đang tiếp tục tăng. Theo dữ liệu từ Cục Khoa học Y tế thuộc Bộ Y tế Thái Lan cho thấy sự hiện diện ngày càng tăng của biến thể Omicron XEC tại Thái Lan từ đầu năm đến nay. Số ca Covid-19 tại Thái Lan đã lên đến hơn 71.000 ca.
Khi trường học rộn tiếng cồng chiêng

Khi trường học rộn tiếng cồng chiêng

Giáo dục - Thế Hạnh - 5 giờ trước
Những vũ điệu xoang, tamya Arya, dăm dar… được các em học sinh người DTTS thể hiện bằng những động tác thật khỏe khoắn, dứt khoát, nhưng không kém phần uyển chuyển, duyên dáng, nhịp nhàng, hòa nhịp cùng tiếng trống, tiếng cồng chiêng, tiếng khèn bầu dìu dặt cuốn hút người xem. Bởi các điệu múa và thanh âm ấy như máu thịt, hồn cốt của đồng bào DTTS Tây Nguyên, hiện nay được nhiều trường học phổ thông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có ý thức gìn giữ và phát huy.