Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Năm 2021: Tai nạn giao thông tiếp tục giảm mạnh cả 3 tiêu chí

PV - 10:00, 06/01/2022

Sáng 6/1, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác bảo đảm trật tự, ATGT năm 2021, bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2022.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác bảo đảm trật tự, ATGT năm 2021, bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2022. Ảnh: VGP/Hải Minh
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác bảo đảm trật tự, ATGT năm 2021, bàn phương hướng, nhiệm vụ năm 2022. Ảnh: VGP/Hải Minh

Tham dự Hội nghị có lãnh đạo các bộ, ngành là thành viên của Ủy ban ATGT Quốc gia và lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Hội nghị được tổ chức ngay sau khi Ủy ban ATGT Quốc gia tổ chức lễ phát động ra quân Năm ATGT 2022 và cao điểm bảo đảm trật tự, ATGT dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần và Lễ hội Xuân năm 2022.

Theo ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia, tính đến đến ngày 14/12/2021, lực lượng cảnh sát giao thông đã xử lý 2.884.855 trường hợp vi phạm trật tự, ATGT đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa, phạt tiền gần 2.809 tỷ đồng, tước 248.667 giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ chuyên môn, tạm giữ 460.085 phương tiện các loại.

Về tai nạn giao thông, tính từ ngày 15/12/2020 đến 14/12/2021, toàn quốc xảy ra 11.495 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 5.799 người, bị thương 8.018 người.

So với năm 2020, số vụ TNGT giảm 3.496 vụ (-23,32%), số người chết giảm 1.068 người (-15,55%), số người bị thương giảm 3.143 người (-28,16%).

Có 55 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có số người chết do TNGT giảm so với cùng kỳ năm 2020, trong đó 7 địa phương giảm trên 30% số người chết là: An Giang, Sơn La, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Bến Tre, Tây Ninh, Vĩnh Long. Đặc biệt An Giang và Sơn La giảm trên 40% số người chết do TNGT.

Bên cạnh đó, vẫn còn 4 địa phương có số người chết do TNGT tăng so với cùng kỳ 2020 là Kon Tum, Quảng Trị, Kiên Giang, Thái Bình, trong đó, có 2 tỉnh có số người chết tăng trên 10% trở lên là Kiên Giang và Thái Bình.

Phát biểu gợi ý thảo luận, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cho biết năm 2021, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nhất là sự nỗ lực của các lực lượng chức năng ngành công an, giao thông vận tải, TNGT tiếp tục giảm mạnh cả 3 tiêu chí, số vụ, số người chết và số người bị thương.

Tuy nhiên, cần phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, TNGT vẫn ở mức cao; vẫn còn xảy ra một số vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về người và tài sản của nhân dân.

Tình trạng xe chở quá tải trọng vẫn còn tồn tại ở nhiều địa phương, gây bất bình trong nhân dân… vì thế Chính phủ phải ban hành một số văn bản có liên quan trực tiếp đến công tác trật tự ATGT để triển khai ngay từ đầu năm 2022 như Nghị định 123/2021/NĐ-CP trong đó có nội dung sửa đổi, bổ sung Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa theo hướng tăng mạnh mức xử phạt, cũng như tăng thẩm quyền xử phạt cho các lực lượng chức năng; tạo hành lang pháp lý đủ mạnh, bảo đảm tính răn đe, giáo dục và phòng ngừa vi phạm là chính.

Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị Hội nghị tập trung đóng góp ý kiến làm rõ những tồn tại, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân; từ đó đề xuất các giải pháp thiết thực cả trước mắt và lâu dài để thực hiện tốt hơn công tác bảo đảm trật tự ATGT năm 2022 (trước mắt là trong dịp Tết Nguyên đán và lễ hội Xuân), cũng như những năm tiếp theo./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Hiệu quả từ chính sách phát triển dân tộc Brâu ở làng Đăk Mế: Phát huy bản sắc văn hóa để phát triển du lịch cộng đồng (Bài 3)

Hiệu quả từ chính sách phát triển dân tộc Brâu ở làng Đăk Mế: Phát huy bản sắc văn hóa để phát triển du lịch cộng đồng (Bài 3)

Sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với các dân tộc thuộc nhóm dân tộc ít người, trong đó có cộng đồng dân tộc Brâu, không chỉ là những chính sách tạo dựng, đáp ứng các điều kiện về phúc lợi, dân sinh để đồng bào phát triển toàn diện trên lĩnh vực đời sống vật chất, đồng bào Brâu còn được đầu tư, hỗ trợ giữ gìn giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa, như phong tục tập quán, lễ hội, trang phục truyền thống, nhạc cụ dân tộc…nhằm nâng cao đời sống tinh thần.
Lào Cai: Nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền về bình đẳng giới cho đội ngũ tuyên truyền viên huyện Si ma cai

Lào Cai: Nâng cao kiến thức, kỹ năng tuyên truyền về bình đẳng giới cho đội ngũ tuyên truyền viên huyện Si ma cai

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 15 giây trước
Vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai đã tổ chức 04 lớp tập huấn về kiến thức bình đẳng giới, kỹ năng tuyên truyền Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, tuyên truyền vận động phòng chống tảo hôn, phổ biến pháp luật, triển khai thực hiện Dự án 8, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn huyện Si ma cai.
Bổ sung vi chất dinh dưỡng để phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em

Bổ sung vi chất dinh dưỡng để phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em

Sức khỏe - Thúy Hồng - 2 phút trước
Chiều 28/11, Viện Dinh dưỡng đã tổ chức Tọa đàm chuyên đề phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, chiến dịch bổ sung vitamin A đợt 2 năm 2023.
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khoá XV diễn ra thành công tốt đẹp, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khoá XV diễn ra thành công tốt đẹp, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn

Thời sự - Hoàng Quý - 5 phút trước
Sáng 29/11, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khoá XV đã tiến hành phiên bế mạc sau 22,5 ngày làm việc. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên bế mạc.
Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu

Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu

Thời sự - Hoàng Quý - 9 phút trước
Sáng 29/11, tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.
Quảng Nam: Tăng cường bồi dưỡng tiếng DTTS cho cán bộ, công chức, viên chức

Quảng Nam: Tăng cường bồi dưỡng tiếng DTTS cho cán bộ, công chức, viên chức

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 11 phút trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Kế hoạch số 7186/KH-UBND về bồi dưỡng tiếng DTTS cho cán bộ, công chức, viên chức công tác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 – 2025.
Điểm sáng giảm nghèo của cả nước

Điểm sáng giảm nghèo của cả nước

Xã Đại Dực là xã thuộc diện xa và khó khăn nhất của huyện Tiên Yên tỉnh Quảng Ninh với gần 100% dân số là dân tộc thiểu số. Từng là địa bàn đặc biệt khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo cao thì nay xã Đại Dực đang đổi thay từng ngày. Dễ nhận thấy nhất là kết cấu hạ tầng ở xã miền núi này trong khoảng 5 năm trở lại đây nhờ nguồn lực từ các chương trình của trung ương cũng như của tỉnh Quảng Ninh ở xã Đại Dực nhiều công trình hạ tầng thiết yếu đã được đầu tư và hoàn thiện.
Nghị quyết về giám sát chuyên đề 3 Chương trình MTQG được Quốc hội thông qua với tỉ lệ tán thành cao

Nghị quyết về giám sát chuyên đề 3 Chương trình MTQG được Quốc hội thông qua với tỉ lệ tán thành cao

Thời sự - Hoàng Quý - 13 phút trước
Sáng 29/11, tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về giám sát chuyên đề “việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”.
Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cho Đăk Mế (Bài 6)

Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cho Đăk Mế (Bài 6)

Thôn Đăk Mế, xã Pờ Y (Ngọc Hội, Kon Tum) là địa bàn sinh sống tập trung của đồng bào dân tộc Brâu – một trong 5 DTTS có dân số dưới 1.000 người, và là một trong 14 dân tộc có khó khăn đặc thù của cả nước. Mặc dù đã được quan tâm đầu tư , nhưng hiện Đăk Mế vẫn còn thiếu nhiều công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất, sinh hoạt; ngoài ra một số công trình đã được đầu tư xây dựng, qua thời gian nay cũng đã xuống cấp, hư hỏng cần được nâng cấp, sửa chữa.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự lễ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự lễ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản

Thời sự - PV - 21:05, 28/11/2023
Chiều tối 28/11 theo giờ Tokyo, tiếp tục chương trình thăm chính thức Nhật Bản, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân đã dự lễ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.
Người có uy tín ở huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) khẳng định vai trò trong cộng đồng xã hội: Đi đầu trong phát triển kinh tế (Bài 2)

Người có uy tín ở huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) khẳng định vai trò trong cộng đồng xã hội: Đi đầu trong phát triển kinh tế (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 17:13, 28/11/2023
Với tinh thần cần cù, sáng tạo và giàu kinh nghiệm trong cuộc sống, mong muốn cống hiến cho gia đình và xã hội, nhiều Người có uy tín huyện Văn Lãng là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, động viên con, cháu, vận động nhân dân trong thôn, bản tích cực phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xoá bỏ những tập quán canh tác lạc hậu, tạo ra những mô hình điển hình, góp phần thúc đẩy phong trào xoá đói giảm nghèo ở địa phương.
Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Đầu tư có trọng điểm để giảm nghèo cho dân tộc Cờ Lao (Bài 7)

Những vấn đề cấp bách của các dân tộc có khó khăn đặc thù: Đầu tư có trọng điểm để giảm nghèo cho dân tộc Cờ Lao (Bài 7)

Cờ Lao là một trong 5 dân tộc có khó khăn đặc thù (cùng với Bố Y, Lô Lô, Pà Thẻn, Pu Péo) cư trú tập trung thành cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Từ các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ, diện mạo ở những địa bàn có đông đồng bào dân tộc Cờ Lao sinh sống đã thay đổi rõ nét; tuy nhiên, với đồng bào dân tộc Cờ Lao, nghèo đa chiều đang là một thách thức lớn.