Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Mường Lát (Thanh Hóa): Sau 10 năm xây dựng Nông thôn mới vẫn chưa có xã về đích

Quỳnh Trâm - 08:22, 20/02/2023

Là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Thanh Hóa, sau 10 năm xây dựng Nông thôn mới (NTM), đến nay huyện Mường Lát vẫn chưa có một xã nào về đích NTM. Bên cạnh đó, nhiều xã lại bị tụt tiêu chí sau khi rà soát áp dụng Bộ tiêu chí mới ban hành năm 2022.

Năm 2023 xã Quang Chiểu đặt ra mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và hoàn thành xây dựng 4 bản NTM
Xã Quang Chiểu đang đặt ra mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và hoàn thành xây dựng 4 bản NTM

Xuất phát điểm thấp

Huyện Mường Lát có 7 xã và 1 thị trấn, trong đó hơn 90% là đồng bào DTTS, chủ yếu là người dân tộc Mông, Mường, Thái... Thời điểm bắt tay vào xây dựng NTM hơn 10 năm trước, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Mường Lát chiếm tới 65,4% và 14% hộ cận nghèo. Bình quân số tiêu chí NTM của huyện bấy giờ mới chỉ đạt 2,5 tiêu chí/xã, thấp hơn nhiều so với mức bình quân của tỉnh. Trong khi, nhiều địa phương việc triển khai xây dựng NTM được nhìn nhận là một “cú hích” thúc đẩy sự phát triển, thì với huyện Mường Lát, việc hoàn thành các tiêu chí luôn là bài toán khó.

Minh chứng ở xã Mường Chanh, 1 trong 2 xã, được huyện Mường Lát đặt ra mục tiêu phấn đấu “cán đích” NTM trong giai đoạn 2021 - 2025. Đây cũng là xã vinh dự được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về thăm (tháng 9/2011). Hơn 10 năm qua, được sự quan tâm của Trung ương, của tỉnh và các nguồn vốn hỗ trợ khác, xã đã được thụ hưởng nhiều chương trình, chính sách, trong đó, xã được xây dựng mới nhiều hạng mục công trình quan trọng như công sở, điện, đường, trường, trạm y tế, nhà văn hóa...

Xã Mường Chanh, một trong 2 xã được huyện Mường Lát đặt ra mục tiêu phấn đấu “cán đích” xây dựng NTM trong giai đoạn 2021-2025
Mường Chanh là 1 trong 2 xã được huyện Mường Lát đặt ra mục tiêu phấn đấu “cán đích” xây dựng NTM trong giai đoạn 2021 - 2025. Tuy nhiên, nhìn từ thực tế mục tiêu này rất khó đạt được nếu không có sự quyết tâm, dồn lực

Tuy nhiên, theo ông Bùi Văn Nhân - Chủ tịch UBND xã, đến nay kết quả xây dựng NTM của xã mới chỉ đạt 8/19 tiêu chí. Những tiêu chí còn lại để hoàn thành như giao thông, hộ nghèo, cơ sở vật chất văn hóa, trường học... với Mường Chanh là vô cùng khó khăn, không chỉ đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, mà việc nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân luôn là bài toán chưa có lời giải.

Cũng theo ông Nhân, toàn xã có gần 4.000 dân, trong đó tỷ lệ dân trong độ tuổi lao động chiếm hơn 60% nhưng trên địa bàn lại chưa có một doanh nghiệp, cơ sở ngành nghề nào để thu hút nguồn lao động trên, dẫn tới nguồn lực này chủ yếu là làm nông nghiệp, lao động thời vụ, thu nhập thấp.

Khó lại chồng khó

Bên cạnh đó, mặc dù kinh tế địa phương chủ yếu dựa vào nông nghiệp để phát triển sản xuất, nhưng quỹ đất nông nghiệp lại thiếu, phần lớn là đất lâm nghiệp, đất rừng. Đơn cử như bản Lách, với 55 hộ dân thì gần một nửa là hộ nghèo, chủ yếu là đồng bào Khơ Mú.

Sau hơn 10 năm xây dựng NTM, dấu ấn rõ nét nhất với bản này, có lẽ chỉ là con đường bê tông dẫn vào bản. Do thiếu đất sản xuất, số diện tích trồng lúa ít ỏi, chủ yếu mang tính tự cung, tự cấp nên đời sống Nhân dân còn nhiều khó khăn. Đặc biệt, khi bản này có tới 27 hộ dân nằm trong vùng nguy cơ sạt lở, đến nay cũng chưa được di dời để ổn định cuộc sống. 

Ngoài ra, nhiều hạng mục công trình được đầu tư còn mang tính chất dàn trải, chưa đồng bộ; thiệt hại từ thiên tai, bão lũ gây ra hàng năm làm ảnh hưởng đến các tiêu chí như, giao thông, hạ tầng cơ sở vật chất... chỉ sau một mùa mưa lũ. 

“Trận bão lũ đầu tháng 9/2018, Mường Chanh từ xã đạt 13 tiêu chí trong xây dựng NTM tụt xuống còn 9 tiêu chí. Với mục tiêu đến năm 2024, bản Lách sẽ về đích NTM xem ra còn là câu chuyện xa vời, nếu như không có giải pháp căn cơ và toàn diện", ông Nhân cho biết.

Tại huyện vùng biên này, riêng tiêu chí thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo đang là bài toán khó đối với địa phương
Tiêu chí thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo đang là bài toán khó đối với các xã ở Mường Lát

Với xã Quang Chiểu, xã đang đạt 6 tiêu chí (năm 2021) nhưng qua rà soát theo bộ tiêu chí xây dựng NTM, thì tụt xuống còn 5 tiêu chí. Nói về những khó khăn, ông Vi Văn Thứ - Phó Chủ tịch UBND Quang Chiểu cho rằng: Những tiêu chí như điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, nhà ở, thu nhập, lao động, tỷ lệ hộ nghèo, y tế, đòi hỏi nguồn vốn lớn. 

Đặc biệt,  tiêu chí thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo đang là bài toán khó đối với địa phương. Mặc dù được xem là xã có phong trào xuất khẩu lao động  khá sôi nổi, nhưng con số này chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, nhưng nông nghiệp  thiếu ổn định do địa hình chia cắt, ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ nên mức thu nhập rất thấp.

Cần sự thay đổi đồng bộ

Sau hơn 10 năm xây dựng NTM, bình quân số tiêu chí ở Mường Lát chỉ đạt 6,86 tiêu chí/xã; 17/77 bản được công nhận đạt chuẩn NTM  vào năm 2021. Tuy nhiên, nếu áp theo Bộ tiêu chí mới được ban hành năm 2022, thì số tiêu chí bình quân của huyện chỉ còn 4,86 tiêu chí/xã. Một số xã bị tụt tiêu chí như: Nhi Sơn từ 9/19 tiêu chí năm 2021 còn 5/19 tiêu chí năm 2023; Quang Chiểu từ 6/19 tiêu chí năm 2021 còn 5/19 tiêu chí năm 2023; Tam Chung từ 7/19 tiêu chí năm 2021 còn 4/19 tiêu chí năm 2023...

Ông Hà Văn Ca - Bí thư Huyện ủy Mường Lát, cho biết: Mặc dù huyện đang thụ hưởng nhiều chính sách ưu tiên đầu tư của Nhà nước. Nguồn lực này là động lực để địa phương phát triển, song để có được xã hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM, cũng như không còn xã dưới 15 tiêu chí trong giai đoạn 2021 - 2025, thì cần phải có một “cuộc cách mạng” thay đổi tư duy, nhận thức trong hành động, việc làm từ các cấp lãnh đạo đến người dân, trong đó phải xóa bỏ hoàn toàn tâm lý trông chờ, ỷ lại, phụ thuộc vào chính sách...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Huyện biên giới Mèo Vạc quan tâm thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội

Huyện biên giới Mèo Vạc quan tâm thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội

An sinh xã hội là một trong những chính sách cơ bản, hướng đến mục tiêu phát triển con người. Xác định được điều đó, thời gian qua huyện Mèo Vạc (Hà Giang) luôn quan tâm triển khai hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, giúp người nghèo, đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội có điều kiện được chăm sóc tốt hơn.
Tin nổi bật trang chủ
Yên Bái: 227 sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Yên Bái: 227 sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Kinh tế - Nguyên Minh - 1 giờ trước
Nhằm từng bước tạo điều kiện cho các hộ sản xuất nông nghiệp làm chủ về công nghệ, chủ động tiếp cận, xây dựng các sản phẩm và sáng tạo các dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng công nghệ số, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại đối với những sản phẩm OCOP của tỉnh. Theo đó, đã có hằng trăm sản phẩm OCop của tỉnh đã được đưa lên sàn thương mại điện tử, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm.
Đắk Lắk: Tạo động lực phát triển kinh tế xã hội thông qua công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các DTTS

Đắk Lắk: Tạo động lực phát triển kinh tế xã hội thông qua công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các DTTS

Nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk có 47 dân tộc anh em cùng chung sống. Những năm qua, các cấp chính quyền tỉnh Đắk Lắk luôn quan tâm, chú trọng công tác tuyên truyền, vận đồng người dân bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá đặc sắc của đồng bào DTTS gắn với phát triển du lịch, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Nâng cao vị thế cho phụ nữ vùng cao từ Dự án 8 Chương trình MTQG 1719

Nâng cao vị thế cho phụ nữ vùng cao từ Dự án 8 Chương trình MTQG 1719

Thời gian qua, việc triển khai Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719 đã góp phần tạo cơ hội, môi trường cho phụ nữ DTTS vùng cao tỉnh Hà Giang tham gia các hoạt động cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bình Thuận: Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua di sản

Bình Thuận: Giáo dục truyền thống cho học sinh thông qua di sản

Sắc màu 54 - Lê Vi - 1 giờ trước
Triển khai Dự án 6 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình MTQG 1719, tỉnh Bình Thuận đã đẩy mạnh đưa di sản văn hóa vào trường học để giáo dục văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ. Các điểm di sản, trung tâm trưng bày văn hóa trên địa bàn tỉnh đều trở thành địa điểm học tập để học sinh tất cả lứa tuổi có thể trực tiếp tham quan, trải nghiệm.
Nhiều giải pháp phòng, chống tảo hôn trong các trường học ở vùng DTTS

Nhiều giải pháp phòng, chống tảo hôn trong các trường học ở vùng DTTS

Những năm gần đây, tình trạng học sinh ở vùng cao bỏ học giữa chừng do tảo hôn từng bước được ngăn chặn, đẩy lùi. Để có được những chuyển biến tích cực đó, nhiều trường học ở vùng cao đã có nhiều cách làm hay, mô hình sáng tạo để nâng cao nhận thức cho các em học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) hiểu biết nhiều hơn về về những hệ lụy khi kết hôn chưa đủ 18 tuổi.
Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 28/11/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo - 28/11/2023

Bản tin Dân tộc - Tôn giáo của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Ban Tôn giáo Chính phủ làm việc tại tỉnh Bến Tre. Mừng Lễ Khai đạo và Hạ ngươn Hội thánh Cao đài Toà thánh Tây Ninh. Vị Giáo cả sống tốt đời, đẹp đạo. Cùng các tin tức thời sự khác.
Sơn Dương (Tuyên Quang): Chung tay để không để ai bị bỏ lại phía sau

Sơn Dương (Tuyên Quang): Chung tay để không để ai bị bỏ lại phía sau

Công tác Dân tộc - Việt Hà - 1 giờ trước
Với mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã nỗ lực triển khai thực hiện đồng bộ công tác giảm nghèo với nhiều nội dung và hình thức khác nhau gắn với công cuộc xây dựng nông thôn mới. Từ đó, góp phần tích cực trong giảm tỷ lệ hộ nghèo, cải thiện đời sống người dân, bộ mặt nông thôn tại địa phương này đã có nhiều khởi sắc.
Người đàn ông Tà Riềng vẹn nguyên tình yêu với nghề đan lát

Người đàn ông Tà Riềng vẹn nguyên tình yêu với nghề đan lát

Một ngày cuối tháng 11/2023, chúng tôi đến thăm thôn Đắc Tà Vâng (xã Đắc Tôi, huyện Nam Giang, Quảng Nam) trong cơn mưa chiều vùng biên. Trong khung cảnh bình yên, ông Zơ Râm Vấn đang say mê đan nia dưới hiên nhà. Đã ở tuổi 77 nhưng tình yêu của ông với nghề đan lát truyền thống của người Tà Riềng (một nhánh thuộc dân tộc Gié Triêng) bền vững như những sợi nan gắn bó, quấn quýt lấy nhau qua năm tháng.
Huyện U Minh (Cà Mau): Phát huy hiệu quả vốn đầu tư của Chương trình MTQG 1719

Huyện U Minh (Cà Mau): Phát huy hiệu quả vốn đầu tư của Chương trình MTQG 1719

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động Công tác dân tộc, chính sách dân tộc - Ngọc Lê - Minh Triết (thực hiện) - 2 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện U Minh, tỉnh Cà Mau đã tích cực triển khai, phát huy hiệu quả nguồn vốn, thêm động lực để đồng bào DTTS phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.
Vụ Công tác Dân tộc địa phương gặp mặt đoàn Người có uy tín tỉnh Ninh Thuận

Vụ Công tác Dân tộc địa phương gặp mặt đoàn Người có uy tín tỉnh Ninh Thuận

Ngày 29/11, Vụ Công tác dân tộc địa phương (bộ phận phụ trách địa bàn Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung) gặp mặt đoàn đại biểu 21 Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Ninh Thuận, do bà Pi Năng Thị Thủy - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm Trưởng đoàn. Phó Vụ trưởng Vụ Công tác dân tộc địa phương Điểu Mưu chủ trì buổi gặp mặt.
Yên Bái: Tăng cường phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng DTTS

Yên Bái: Tăng cường phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng DTTS

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 2 giờ trước
Những năm qua, Yên Bái luôn quan tâm đến công tác giáo dục đào tạo, đặc biệt là giáo dục vùng DTTS và miền núi với nhiều chính sách hỗ trợ đặc biệt và nhân văn. Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) có ý nghĩa đặc biệt, đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo vùng DTTS trên địa bàn tỉnh.