Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Mùa Xuân mới ở bản người Sán Chay

Diệp Chi - 15:33, 17/02/2025

Những ngày đầu năm mới, chúng tôi có dịp được về bản Huổi Thanh 1, xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên để cảm nhận cuộc sống của người Sán Chay đang thay da đổi thịt. Những thửa ruộng màu mỡ, những nương sắn xanh rì cùng những ngôi nhà sàn khang trang mùa Xuân mới đầy ấm áp và niềm vui.

Phụ nữ Sán Chay làm trang phục truyền thống.
Phụ nữ Sán Chay làm trang phục truyền thống

Con đường vào bản Huổi Thanh 1 cách trung tâm xã Nậm Kè khoảng mười hai cây số giờ đây đã khác xưa nhiều. Thay vì con đường mòn ngoằn ngoèo “nắng bụi mưa lầy”, phần lớn đường vào bản đã được bê tông hóa, phần nhỏ còn lại cũng được mở rộng hơn xưa, uốn lượn mềm mại theo sườn núi. Con đường giúp việc di chuyển của người dân trở nên an toàn và dễ dàng hơn xưa.

Đón chúng tôi ngay từ đầu bản, anh Đặng Văn Néng, Trưởng bản Huổi Thanh 1 hồ hởi mời chúng tôi vào nhà, pha ấm trà nóng hổi, anh Néng nhiệt tình chia sẻ: “Bản Huổi Thanh 1 hiện tại có 98 hộ với 546 nhân khẩu. Trong bản có 3 dân tộc anh em cùng sinh sống là người Sán Chay 38 hộ, dân tộc Dao có 38 hộ và dân tộc Mông 22 hộ. Tỷ lệ hộ nghèo của bản chiếm đến 40% nhưng người Sán Chay mình thì tỷ lệ hộ nghèo ít hơn, đa số là hộ cận nghèo thôi…”.

Ông cháu người Sán Chay chuẩn bị đi du Xuân
Ông cháu người Sán Chay chuẩn bị đi du Xuân

Khi chúng tôi hỏi lịch sử xây dựng nên bản Huổi Thanh 1, anh Đặng Văn Nén khẽ nhấp một ngụm trà, nhìn về phía xa như nhớ lại những ngày đầu đặt chân tới mảnh đất miền biên viễn. Người Sán Chay ở Huổi Thanh 1 vốn gốc gác phía Đông Bắc, cụ thể hơn là ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng di cư sang đây. Trước gia đình đông con, nhà nào cũng 6 - 7 anh em, ruộng nương ít, làm ăn khó khăn nên cuộc mưu sinh bộn bề vất vả. Thế rồi nhận được tin từ một số người thân báo về là bên Mường Tè (tỉnh Lai Châu cũ, nay là khu vực huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) làm ăn dễ hơn ở quê nên ông bà mới quyết định chuyển sang. Lúc đầu mới lên thì ở bên khu vực này là bản Huổi Lụ 2, xã Pá Mỳ nhưng đường dốc quá, đi lại khó khăn nên mọi người lại men theo suối Nậm Nhé sang bên Huổi Thanh 1 vào năm 2003. Bấy giờ bản chưa thành hình, mới chỉ có một vài hộ người Sán Chay và người Dao cùng sinh sống. Về sau anh em người Mông mới chuyển đến ở cùng…

Đến với vùng đất mới, cuộc sống của người Sán Chay chưa thể ổn định ngay mà phải đối diện với nhiều gian khó. Chẳng riêng gì họ, ai di cư khi đến nơi ở mới đều phải bắt đầu lại với hai bàn tay trắng. Người Sán Chay ở đây cũng vậy! Hành trang của họ ban đầu chỉ là những bộ quần áo mặc thường ngày. Rồi bắt đầu dựng nhà, phát đồi cỏ gianh làm nương trồng lúa. Vất vả, nhọc nhằn nhưng đến bữa vẫn chỉ được lưng cơm chưa ấm bụng. Họ lại lên rừng tìm củ mài, rau dại để qua tháng đoạn ngày với niềm tin cuộc sống mới sẽ dần ổn định hơn. Anh Đặng Văn Néng nhớ lại: “Chưa cần nói đến cái cực nhọc, vất vả để mưu sinh, trước đây con cái hay đau ốm, trạm y tế, bệnh viện ở xa, toàn phải mời thầy mo về làm lý. Lúc đó mới dám mổ gà để làm lý, cúng xong cả gia đình mới được thưởng thức mùi vị miếng thịt gà do chính tay mình làm ra. Ngày đó, một phần do rào cản phong tục, một phần do kinh tế còn khó khăn nên đời sống bà con không được dư dả, thoải mái…”.

Một gia đình người Sán Chay lau dọn nhà gỗ để đón khách đến chơi Xuân
Một gia đình người Sán Chay lau dọn nhà gỗ để đón khách đến chơi Xuân

Giờ đây cuộc sống của người Sán Chay ở bản Huổi Thanh 1 đã đổi thay rất nhiều. Sau nhiều năm được hưởng lợi từ các chương trình, dự án của Nhà nước, sự quan tâm của các cấp, ngành, người Sán Chay nói riêng, dân bản Huổi Thanh 1 nói chung đã biết canh tác, làm nhiều ngành, nghề hơn, kinh tế từ đó cũng được cải thiện.

Anh Đặng Văn Néng cho biết: Mấy năm gần đây, đời sống người Sán Chay mình đổi thay nhiều rồi. Bà con biết làm lúa nước, sản lượng cao hơn nhiều so với làm nương nên cái đói gần như đã bị đẩy lùi. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước với nhiều chương trình dự án, như: Chương trình 30a, Chương trình 167, làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, Chương trình 1719… nhờ đó, trong bản đã không còn nhà tranh vách nứa. Trong bản đã có những ngôi nhà sàn 5 gian rộng rãi, khang trang. Trước đây, bà con chưa biết làm ăn, giờ thì bà con đã biết chuyển đổi những diện tích trồng lúa nương kém hiệu quả sang trồng sắn, quế, keo, dổi… Hiện nay, trong bản có khoảng gần 100ha trồng sắn, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy trên địa bàn. Nhiều hộ gia đình nhờ đó mà có mức thu nhập từ 50 - 60 triệu đồng/năm, có hộ thu được gần 70 triệu đồng từ trồng sắn.

Phụ nữ Sán Chay mặc trang phục truyền thống để đi du Xuân.
Phụ nữ Sán Chay mặc trang phục truyền thống để đi du Xuân

Để minh chứng cho lời nói, Trưởng bản Đặng Văn Néng dẫn chúng tôi một vòng quanh bản. Quả thực, giữa điệp trùng núi rừng, những ngôi nhà sàn bề thế với màu nâu của gỗ, màu đỏ của mái tôn như một nét chấm phá về cuộc sống mới đầy tươi sáng của người dân Sán Chay nơi đây. Chỉ vào một ngôi nhà sàn, anh Đặng Văn Néng nói: “Đây là nhà hộ ông Đặng Văn Bay có 8 nhân khẩu cũng là người Sán Chay mình. Trước đây như bao hộ khác, gia đình ông cũng thuộc diện hộ nghèo, bữa no, bữa đói. Thế nhưng giờ gia đình ông thoát nghèo rồi. Riêng làm lúa nước, một năm gia đình ông thu về đến 100 bao thóc. Ngoài ra, gia đình ông còn trồng cây dổi, quế và có cả nương sắn nữa. Áng chừng một năm thu nhập không dưới 100 triệu đồng đâu. Chẳng thế mà ông Bay dựng cái nhà sàn to lắm, dễ có đến 80m2 mặt sàn chứ ít đâu…”.

Cuộc sống mới dần no ấm, đủ đầy nên ngày lễ, ngày Tết của người dân Sán Chay ở Huổi Thanh 1 cũng rộn ràng, khí thế hơn xưa. Giờ đây, người Sán Chay ở đây cũng ăn Tết Nguyên đán như người Kinh. Họ thường bắt đầu cúng từ ngày 25 tháng Chạp, chơi Tết đến mùng 3 - 4 tháng Giêng, mùng 5 đi du Xuân hoặc chuẩn bị quay trở lại với lao động sản xuất. Đời sống kinh tế đã khá hơn nên đến dịp Tết Nguyên đán nhà nào cũng có thịt lợn, thịt gà; còn trâu, bò thì tùy theo từng năm mấy nhà rủ nhau cùng thịt chung. Năm thì thịt bò, năm lại thịt trâu. Đón Xuân mới, người dân Sán Chay đều sắm sửa đồ đạc mới, trang trí trong nhà nào là đèn nháy, đèn LED rực rỡ sắc màu. Chị em phụ nữ xúng xính sắm sửa quần áo mới, nô nức đi du Xuân. Không khí ở bản sôi nổi, rộn ràng với các hoạt động giao lưu thể thao, trò chơi truyền thống dịp đầu Xuân, như: Bóng đá, ném pao, kéo co, ném còn…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nhiều hoạt động sôi nổi chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Nhiều hoạt động sôi nổi chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Thiết thực chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam và Kỷ niệm 79 năm ngày Bác Hồ gửi thư cho Đại hội các DTTS miền Nam (19/4/1946 - 19/4/2025), sáng 19/4, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ sôi nổi, ý nghĩa, thiết thực. Các hoạt động đã thu hút đông đảo du khách đến thăm quan, du lịch.
Tin nổi bật trang chủ
Thanh Hóa: Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hải Tiến năm 2025

Thanh Hóa: Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hải Tiến năm 2025

Du lịch - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Tối 19/4, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa tưng bừng khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hải Tiến năm 2025 với chủ đề “Khát vọng tỏa sáng”.
Người dân TP. Hồ Chí Minh đổ về khu vực trung tâm tham dự Lễ hội

Người dân TP. Hồ Chí Minh đổ về khu vực trung tâm tham dự Lễ hội "Sắc màu thành phố Bác"

Tin tức - Tào Đạt - 22:23, 19/04/2025
Tối 19/4, các ngả đường phố hướng về trung tâm TP. Hồ Chí Minh đông nghẹt, khi hàng nghìn người dân đổ về để theo dõi Chương trình khai mạc chuỗi sự kiện "Sắc màu thành phố Bác".
Quảng Ngãi dự kiến còn 55 đơn vị hành chính cấp xã và đặc khu Lý Sơn

Quảng Ngãi dự kiến còn 55 đơn vị hành chính cấp xã và đặc khu Lý Sơn

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 22:18, 19/04/2025
Theo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi để lấy ý kiến cử tri vào ngày 20/4 tới, toàn tỉnh sẽ có 56 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 49 xã, 6 phường và 1 đặc khu Lý Sơn), đạt tỷ lệ 32,35%.
Nhiều hoạt động sôi nổi chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Nhiều hoạt động sôi nổi chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Sắc màu 54 - Thúy Hồng - 22:17, 19/04/2025
Thiết thực chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam và Kỷ niệm 79 năm ngày Bác Hồ gửi thư cho Đại hội các DTTS miền Nam (19/4/1946 - 19/4/2025), sáng 19/4, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ sôi nổi, ý nghĩa, thiết thực. Các hoạt động đã thu hút đông đảo du khách đến thăm quan, du lịch.
Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn xây dựng phương án hợp nhất hai đơn vị

Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn xây dựng phương án hợp nhất hai đơn vị

Tin tức - Vũ Mừng - 18:47, 19/04/2025
Ngày 19/4, tại thành phố Hà Giang, Sở Dân tộc và Tôn giáo hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang đã có buổi làm việc nhằm xây dựng phương án hợp nhất hai đơn vị. Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Tuyên Quang Ma Quang Hiếu; Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Hà Giang Chu Thị Ngọc Diệp đồng chủ trì buổi làm việc.
Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh

Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 19/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh. Nhà thờ Chính tòa Hải Phòng. Lễ cúng vào nhà mới của người Hrê. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh

Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh

Media - BDT - 16:46, 19/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 19/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Có một địa đạo ở trung tâm TP. Hồ Chí Minh. Nhà thờ Chính tòa Hải Phòng. Lễ cúng vào nhà mới của người Hrê. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thông xe kỹ thuật cao tốc Bắc - Nam đoạn Bùng - Vạn Ninh

Thông xe kỹ thuật cao tốc Bắc - Nam đoạn Bùng - Vạn Ninh

Tin tức - Khánh Ngân - 16:42, 19/04/2025
Ngày 19/4, Bộ Xây dựng phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật Dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Bùng - Vạn Ninh.
Xây dựng lòng yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc từ lớp học

Xây dựng lòng yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc từ lớp học

Giáo dục - Mỹ Dung - 16:35, 19/04/2025
Quảng Ninh là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước đưa nội dung giáo dục địa phương vào giảng dạy tại các trường học trên địa bàn. Không chỉ đơn thuần là việc bổ sung thông tin, kiến thức, đây còn là bước đi mang tính chiến lược nhằm khơi dậy lòng yêu quê hương, gắn bó với quê hương, hun đúc niềm tự hào dân tộc của thế hệ trẻ.
Hồ Thầu yên ả ...

Hồ Thầu yên ả ...

Phóng sự - Vũ Mừng - 16:31, 19/04/2025
Mới đây về công tác tại Hoàng Su Phì, huyện biên giới phía Tây của tỉnh Hà Giang, tìm lên thăm mảnh đất Hồ Thầu nằm cách huyện lỵ hơn 30 cây số. Suốt chặng đường, sau mỗi khúc cua, núi xanh lơ xếp nếp lớp lớp sương giăng sớm càng tô thêm cho sự hùng vĩ và huyền ảo nơi đây. Lần đầu tiên được về vùng đất còn nhiều gian khó dưới lưng chừng đỉnh Chiêu Lầu Thi sương giăng ấy, thấy lòng dâng lên thật nhiều cảm xúc...
Giải quyết tồn đọng ở các dự án thủy điện tại Nghệ An: Lên mốc thời gian cụ thể

Giải quyết tồn đọng ở các dự án thủy điện tại Nghệ An: Lên mốc thời gian cụ thể

Xã hội - An Yên - 16:28, 19/04/2025
Tháng 7 tới đây, cấp huyện sẽ xóa bỏ theo phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Thời gian đếm ngược ngày một rút ngắn nhưng bao vấn đề nổi cộm, tồn đọng tại các dự án thủy điện ở Nghệ An vẫn đang hiện hữu. Vì vậy, xử lý những tồn đọng này cần phải rốt ráo thực hiện, không thể chần chừ thêm.