Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Một ngày đến với Vàng Phao

Thanh Hải - 10:25, 27/02/2025

Con đường từ tỉnh lộ 538D lên Khu tái định cư Vàng Phao (Mường Típ, Kỳ Sơn, Nghệ An) chừng 4km dốc đứng. Tôi phải cài số thấp liên tục, còn anh bạn đi cùng thì ôm ghì lấy lưng tôi. Hết những con dốc ngoằn ngoèo, Vàng Phao nằm trên đỉnh núi, cách đường biên giới Việt Lào một tầm mắt.

Dựng nhà trên vùng đất mới

Với đồng bào Khơ Mú ở Vàng Phao, thì đây hẳn là cuộc di cư lịch sử, nhưng cũng đầy bất đắc dĩ. Dẫu là thế, thì vẫn không thể khỏa lấp không khí rộn ràng, hồ hởi ở vùng đất mới.

Cho mãi đến hôm nay, tôi vẫn không thể quên khung cảnh hối hả ở Vàng Phao. Chỗ này, một tốp thợ chằng néo dây chão để dựng nhà, chỗ kia thì đục, khoan gỗ chờ ngày lắp rắp, chỗ thì hối hả trộn vữa xây cổng… Còn tiếng máy nổ phát điện thì nhả khói liên tục để phục vụ cho các công đoạn cưa, đục, bào…vang  khắp núi rừng.

Trong bao rộn rã kia, nhà của anh Lương Phò Quảng có đủ các công đoạn ấy. Một tốp thợ từ xã Tà Cạ, cách nhà Quảng gần 50km, được thuê mượn từ mấy ngày hôm trước. Họ đang đục, bào để lắp cánh cửa chính của căn nhà gỗ 3 gian. Cả nhà bừa bộn những vỏ bào còn thơm mùi gỗ. 

Còn Quảng, thì ngồi vội ở mép giường, nghỉ tay sau khi đã hướng dẫn thợ cân chỉnh theo ý muốn. Quảng bảo: Nhà tôi di dời lên đây đã hơn 1 tháng, sau thì dựng tạm lán ở, trước thì kê đá dựng cột nhà chính. Cũng mất gần 20 ngày rồi mà nhà vẫn chưa dựng xong. Khoản thuê mượn vận chuyển nhà thì xã nhận hỗ trợ. Riêng tiền dựng lại thì phải tự xoay sở.

Miệt mài cưa, đục...
Miệt mài cưa, đục...
Những người thợ hối hả dựng nhà ở Vàng Phao
Những người thợ hối hả dựng nhà ở Vàng Phao

Quảng ngừng nói, hút tiếp điếu thuốc dở như để xua bớt cái tê tái miền sơn cước, rồi nói kể tiếp: Nhà mình có 3 con bò, mỗi năm làm được 30 bao lúa rẫy. Tính ra chỉ đủ ăn thôi. Lên đây, phải làm lại từ đầu gần hết, nên thời gian đầu sẽ rất khó khăn.

Mỗi ngày, Vàng Phao lại thấy xuất hiện thêm vài nếp nhà mới. Dẫu vẫn là những ngôi nhà cũ đã từng ở, được dỡ xuống cẩn thận, rồi xếp lần lượt lên từng chuyến xe tải; nhưng khi dựng lại ở vùng đất mới, người dân đã sơn sửa, bào mới. Thành ra mùi véc ni, mùi thớ gỗ mới bào… quyện bay trong gió, trong là là sương sa… mang đến một cảm nhận khác lạ.

Rời nhà anh Lương Phò Quảng, chúng tôi bắt gặp một người phụ nữ trẻ, chở hai đứa bé đi học về ngang qua. Đi được chừng 50m, bà mẹ chạy chậm lại, còn đứa bé líu ríu một câu bằng tiếng Khơ Mú mà tôi không hiểu. Nhưng nghe âm thanh và cử chỉ, xem ra nó vui mừng lắm.

Anh Lương Phò Quảng bảo: Lên đây, phải làm lại từ đầu gần hết, nên thời gian đầu sẽ rất khó khăn.
Anh Lương Phò Quảng bảo: Lên đây, phải làm lại từ đầu gần hết, nên thời gian đầu sẽ rất khó khăn

Hồi lâu, tôi mới biết đó là vợ con của Xeo Văn Phong. Chàng thanh niên 32 tuổi, từng có thâm niên cùng vợ là Hoa Thị Chuông đi làm thuê ở các nhà máy may dưới xuôi. Phong kể: Nhà mình cũng lên đây từ tháng 12/2024. Gia đình tự thuê mượn người chuyển đồ đạc, rồi thuê dựng lại nhà. Rất tốn kém, nhưng may có một khoản tiết kiệm từ hồi đi làm công nhân may nên cũng đỡ.

Khi tôi ghé thăm, Phong đang xếp đặt lại đồ dùng trong căn nhà vừa đánh véc ni. Gọi là nhà, nhưng mới chỉ là 6 cây cột dựng xuống rồi lợp mái, lắp cửa. Còn bờ bao xung quanh thì hãy trống hoác. Phong nói thêm: Mình sẽ mua gạch táp lô về xây. Đang mượn thợ đấy, nhưng ai cũng thuê, thành ra thợ hiếm lắm.

Hỏi chuyện làm ăn, Phong chia sẻ rằng, gia đình chỉ có 2 con bò, mỗi năm làm được 30 bao lúa rẫy. Hai vợ chồng và 2 con nhỏ thì không lo đói. Chỉ lo làm sao nhà dựng xong, lúa rẫy gieo xong, thì lại bắt xe về xuôi làm thợ may ít tháng để cải thiện cuộc sống.

Một người dân bản Vàng Phao đang xây mới trụ cổng của gia đình
Một người dân bản Vàng Phao đang xây mới trụ cổng của gia đình

Ấn tượng ở Vàng Phao không chỉ là những con đường bê tông nội bản, điểm trường mầm non và tiểu học, hệ thống nước sinh hoạt tự chảy, hệ thống đường điện năng lượng mặt trời… mà tôi nghĩ, đó là những cây anh đào vừa được trồng xuống trên vùng đất biên cương lộng gió. Rồi đây, mùa Xuân lên với Vàng Phao, ai đó lại ngỡ ngàng như đang ở xứ sở của anh đào.

Tôi rảo bước trên đường bê tông nội bản, ngắm nhìn những tốp thợ hì hục dựng nhà mà lòng khấp khởi đến lạ. Vậy là, sau bao lo âu vì núi sụt, đất sạt, người dân Vàng Phao đã có chỗ an cư. Sau bao tháng ngày ngóng trông mòn mỏi, thì một vị trí chắc chắn để dựng nhà, đã có thể khiến người dân an lòng.

Những dãy nhà kiên cố dự kiến để bố trí làm điểm trường mầm non và nhà văn hóa bản Vàng Phao
Những dãy nhà kiên cố dự kiến để bố trí làm điểm trường mầm non và nhà văn hóa bản Vàng Phao

Vàng Phao sẽ hồi sinh

Hình hài của một chốn an cư mới đang dần hình thành ở Vàng Phao. Những thửa đất ở được bà con bắt thăm, mới ngày nào còn là màu đất đỏ được san gạt, đang dần khỏa lấp bằng những nếp nhà mới dựng. Kế hoạch ban đầu của Tái định cư Vàng Phao là sẽ di dời 68 hộ dân, nhưng nay đã phát sinh lên 78 hộ đăng ký. Như vậy, vẫn còn 33 hộ chưa di dời đến.

Nói về sự hình thành Khu tái định cư Vàng Phao, cũng đầy nỗi truân chuyên. Sau khi bản Vàng Phao cũ xuất hiện vết nứt lớn trên đỉnh núi vào năm 2018, đe dọa cuộc sống của hàng chục hộ dân phía dưới; chính quyền các cấp huyện Kỳ Sơn đã rốt ráo tìm đất, dựng nhà cho người dân.

Người dân đã tập kết gạch táp lô, cát, đá... xây dựng nhà
Người dân đã tập kết gạch táp lô, cát, đá... xây dựng nhà
Những nếp nhà đang dựng dở dang ở Vàng Phao
Những nếp nhà đang dựng dở dang ở Vàng Phao

Ngặt nỗi, Kỳ Sơn là vùng đất núi cao dễ sạt trượt, tìm đâu ra khoảnh đất để bố trí chỗ ở cho khoảng 80 hộ dân; chưa kể đất phục vụ các công trình hạ tầng dân sinh đi kèm. Mất hàng tháng trời khảo sát, thì một vùng đất mới để bố trí tái định cư mới chọn lựa xong.

Ở vùng đất mới, người dân được chia mỗi hộ 200m2 đất ở. Còn đất sản xuất thì vẫn ở chỗ cũ, có điều là gần hơn so với trước. Mang bao nỗi băn khoăn về những vấn đề còn chưa hoàn thiện ở Vàng Phao, gặp Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn, ông Nguyễn Viết Hùng, thì được biết: Huyện đang giao Phòng Nông nghiệp khảo sát lại để có thể hỗ trợ thêm sinh kế cho người dân bằng cách trồng cây gì, có thể là cây đào, cây mận. Trước mắt, huyện đã cho trồng tre ở những vị trí dễ sạt lở. Khi người dân lên ở đầy đủ, huyện cũng sẽ khảo sát lại để có biện pháp chống sạt lở lâu dài.

Một góc bản Vàng Phao
Một góc bản Vàng Phao

Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn cũng chia sẻ thêm rằng, dự án điện lưới thắp sáng mới được khởi công và sẽ sớm hoàn thiện để phục vụ nhu cầu của người dân. Sắp tới, huyện sẽ bố trí điểm trường mầm non tại bản để các cháu học tập; còn bậc tiểu học, thì đã bố trí ăn bán trú cho tất cả học sinh của xã tại điểm trung tâm.

Dẫu đã sang Xuân, nhưng vùng núi cao giáp biên hãy còn rất rét. Cái rét như ai đó vặn tăng nhiệt độ theo những đợt sương núi sà xuống. Kinh nghiệm đi rừng lâu năm, buộc chúng tôi không thể nán đợi thêm, đành vội vã đổ dốc. Chậm chân chút nữa thôi, chúng tôi sẽ lọt thỏm giữa màn sương dày đặc của đại ngàn…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người Ve với tiếng sáo của vang lên cùng thời gian...

Người Ve với tiếng sáo của vang lên cùng thời gian...

Một chiều, nghỉ chân ở ngôi nhà làng người Ve (xã Đắc Pring, thành phố Đà Nẵng), chúng tôi ngước nhìn trên vách mái nhà làng, bên cạnh những đầu trâu mà dân làng đã trải qua bao mùa hiến trâu ăn mừng lúa mới là những cây sáo làm từ tre nứa, được đặt cẩn thận, trang nghiêm. Không chỉ là nhạc cụ, chúng còn là ký ức của làng, là sự hiện diện của bao lớp người Ve giữa núi rừng Trường Sơn.
Tin nổi bật trang chủ
Đà Nẵng: Chủ tịch xã, phường chịu trách nhiệm nếu dịch tả lợn lan rộng

Đà Nẵng: Chủ tịch xã, phường chịu trách nhiệm nếu dịch tả lợn lan rộng

Thời sự - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Chủ tịch UBND các xã, phường ở Đà Nẵng phải chịu trách nhiệm trực tiếp nếu chủ quan, lơ là, thiếu trách nhiệm dẫn đến dịch bệnh bùng phát gây thiệt hại lớn trên địa bàn.
TP. Đà Nẵng: Phát hiện thêm cá thể voi con trong khu bảo tồn

TP. Đà Nẵng: Phát hiện thêm cá thể voi con trong khu bảo tồn

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Ngày 26/7, ông Mai Văn Dưỡng, Giám đốc Ban Quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voi Đà Nẵng (trực thuộc Ban Quản lý Rừng đặc dụng TP. Đà Nẵng) cho biết, đơn vị vừa phát hiện thêm một chú voi con mới sinh trong lâm phận khu bảo tồn.
Người có công vùng cao Quảng Ninh an toàn trong những ngôi nhà mới

Người có công vùng cao Quảng Ninh an toàn trong những ngôi nhà mới

Trang địa phương - Mỹ Dung - 2 giờ trước
“Nhà cũ thì hư hỏng nhiều, mưa là dột hết, trần hỏng hết cả. Giờ có căn nhà mới, tôi thấy rất phấn khởi, biết ơn Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền. Đặc biệt, mùa mưa bão sắp tới cũng yên tâm hơn nhiều”, ông Vi Văn Dường (thôn Khe Lánh, xã Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh) là thân nhân liệt sĩ chia sẻ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tại Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở thành phố Huế

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tại Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh ở thành phố Huế

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Sáng 26/7, trong chương trình công tác tại thành phố Huế, Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tại Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025); thăm một số công trình, dự án trên địa bàn. Cùng đi có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Trung tâm Y tế Tương Dương tê liệt vì lũ

Trung tâm Y tế Tương Dương tê liệt vì lũ

Thời sự - Thanh Hải - 5 giờ trước
Những mệt mỏi, bơ phờ hiện rõ trên từng nét mặt, cử chỉ của mỗi cán bộ, y, bác sỹ Trung tâm Y tế Tương Dương. Khi mới hai ngày trước, họ đã phải cùng nhiều bệnh nhân tháo chạy trong đêm để tránh lũ, nay lại hối hả dọn dẹp, lau chùi khoa phòng mà chưa biết đến bao giờ mới có thể hoạt động trở lại.
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Cao tốc Quy Nhơn - Pleiku sẽ được khởi công trong tháng 10

Cao tốc Quy Nhơn - Pleiku sẽ được khởi công trong tháng 10

Tin tức - T.Nhân - 5 giờ trước
Theo UBND tỉnh Gia Lai, Dự án cao tốc Quy Nhơn Pleiku rất quan trọng và được Nhân dân mong chờ. Tỉnh đang triển khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và dự kiến sẽ được khởi công trong tháng 10.
Bộ đội đến từng nhà hỗ trợ người dân vùng lũ

Bộ đội đến từng nhà hỗ trợ người dân vùng lũ

Thời sự - Quỳnh Trâm - CTV - 5 giờ trước
Trước thiệt hại nặng nề do lũ lụt gây ra tại Nghệ An, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã chỉ đạo lực lượng phối hợp cùng cấp ủy, chính quyền địa phương huy động tối đa lực lượng, phương tiện, khẩn trương giúp Nhân dân khắc phục hậu quả.
Gia Lai: 100% người có công với cách mạng có nhà ở kiên cố

Gia Lai: 100% người có công với cách mạng có nhà ở kiên cố

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 5 giờ trước
Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Gia Lai đã cơ bản hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt, toàn bộ 2.451 hộ người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ đã được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở, đạt tỷ lệ 100%.

"Mở khóa tự nhiên" biến rào cản thành vòng tuần hoàn xanh tại trang trại sinh thái

Xã hội - PV - 6 giờ trước
Biến phân bò thành phân hữu cơ cho 500ha đồng cỏ, tiết kiệm hàng trăm triệu tiền điện nhờ năng lượng xanh, thiết lập vòng tuần hoàn đất, nước… Đó là một vài điển hình thành công của hành trình “mở khóa” thiên nhiên Vinamilk, tiến tới xây dựng hệ thống trang trại bò sữa phát triển bền vững.
Gặp lại nữ biệt động giữa lửa đạn Phước Long năm xưa

Gặp lại nữ biệt động giữa lửa đạn Phước Long năm xưa

Sự kiện - Bình luận - Thanh Liêm - 7 giờ trước
Chiến thắng Phước Long ngày 6/1/1975 - mốc son đầu tiên trong chiến dịch giải phóng miền Nam có dấu ấn thầm lặng nhưng đặc biệt của nữ biệt động Huỳnh Thị Minh Tuyết, người từng chỉ huy Đội biệt động Bà Rá K11. Trong lửa đạn và hiểm nguy, bà đã để lại dấu ấn bằng lòng quả cảm, sự mưu trí và tình yêu nước sắt son.