Analytic
Thứ Ba, ngày 08 tháng 04 năm 2025, 03:37:51

Phóng sự

Miền Tây xứ Nghệ - Những chuyện buồn hôn nhân: Một gia đình hai đời… tảo hôn (Bài 1)

Thọ Đào - Nguyễn Thanh - 09:39, 21/03/2023

Trong những bản làng mờ sương nơi miền Tây xứ Nghệ, vẫn còn bao đứa trẻ chưa kịp lớn đã vội vã lấy vợ, lấy chồng; chưa kịp trưởng thành đã bước vào cuộc hôn nhân chóng vánh. Sau những trang sách còn dang dở, là lời ru buồn, là hệ lụy cho cả cộng đồng và xã hội trước một vấn nạn chưa có hồi kết.

Một góc bản Buộc Mú, xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An
Một góc bản Buộc Mú, xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An

Tôi không tin người đàn ông 34 tuổi đời, ngồi trước mặt mình lại sắp sửa “lên chức” khi cô con gái thứ hai vừa rời bản, làm vợ ở tuổi 13. Cuộc chuyện trò đầy ngậm ngùi và xót xa hơn khi chúng tôi được biết thêm, chính người đàn ông này cũng đã từng “làm chồng” khi vừa sang tuổi 16. Dưới một mái nhà, hai thế hệ, hai cuộc đời nhưng chung một số phận “tảo hôn” đầy nước mắt và đắng cay.

Ăn chưa no, đã lo làm… vợ

Một chiều tháng Ba, cái lạnh cuối mùa cùng cơn mưa rả rích làm cho miền biên viễn nhuốm một nỗi buồn miên man. Và Y Xì (sinh năm 2010) ngồi bên bậc cửa, nhìn xa xăm. Đôi mắt Y Xì không chỉ có nỗi buồn mà còn cả tiếc nuối và hối hận. Những 3 tuần rồi, Y Xì rời mảnh đất của xã Nậm Càn (huyện Kỳ Sơn) đến bản Buộc Mú (xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn) làm dâu, làm vợ một trai bản trong bao nỗi nhớ nhung về gia đình, bè bạn.

Với Y Xì bây giờ, thời gian là một khái niệm mơ hồ, khác xa so với những ngày em còn đi học. Những bảng đen, giấy trắng, thời khóa biểu, thầy cô, bè bạn… giờ chỉ còn là hoài niệm. “Em nhớ trường, nhớ bạn. Em muốn được về đi chơi, đi học như các bạn”, Và Y Xì thốt lên trong nước mắt khi ngồi đối diện với khách bên mái nhà sa mu truyền thống của người Mông.

Khuôn mặt Y Xì non choẹt. Chẳng ai có thể nghĩ em đã làm… vợ. Cách nay độ 3 tuần, Và Y Xì còn là cô học sinh lớp 7 Trường PTDT Bán trú tiểu học và THCS Nậm Càn, xã Nậm Càn, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An). Mỗi sáng, Y Xì còn cùng lũ bạn tung tăng đến trường, khăn quàng đỏ thắm trên vai; giờ chơi còn vui đùa cùng chúng bạn. Mà nay, Y Xì đã là… một cô dâu lòng trĩu nặng. Ước muốn được trở lại mái trường của Và Y Xì, hẳn cũng là ước muốn của nhiều cô dâu khác bằng độ tuổi em, nhưng đã quá muộn, khi những hủ tục vẫn còn đè nặng trong tư tưởng của cộng đồng dân tộc này trên vùng cao xứ Nghệ.

Khi được hỏi rằng: “Em lấy chồng là do bị bắt vợ hay em tự nguyện theo chồng”? Và Y Xì ngập ngừng kể: Ở nhà bố mẹ em và cả các thầy cô giáo đều khuyên không nên lấy vợ lấy chồng sớm, nhưng chẳng hiểu sao em và một số bạn vẫn bỏ ngoài tai những lời khuyên ấy.

Trường PTDT Bán trú tiểu học và THCS Nậm Càn, huyện Kỳ Sơn - nơi gần 1 tháng trước Và Y Xì còn theo học
Trường PTDT Bán trú tiểu học và THCS Nậm Càn, huyện Kỳ Sơn - nơi gần 1 tháng trước Và Y Xì còn theo học

Những ngày Tết Nguyên đán, trên khắp bản làng xuất hiện những bộ váy áo sặc sỡ của các chàng trai cô gái để bước vào hội ném pao, Và Y Xì cũng hòa vào dòng người ấy. “Trong hội, một thanh niên (chồng Y Xì bây giờ) hơn em 4 tuổi nhanh chóng bắt chuyện với em. Ngày hôm sau cũng thế, chúng em hẹn gặp nhau rồi thích nhau lúc nào chẳng biết. Thế là anh ấy bắt em về làm vợ. Em cũng vui vẻ đi theo anh ấy dù bố mẹ phản đối rất nhiều. Bây giờ em muốn về nhà cũng chẳng được rồi”, Và Y Xì ngậm ngùi.

Tuổi của Y Xì, cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”. Nay làm… vợ rồi, Y Xì phải bỏ học giữa chừng để theo gia đình nhà chồng lên nương rẫy kiếm cái ăn, cái mặc. Giữa cái lạnh của xã vùng biên Na Ngoi, cô bé 13 tuổi Và Y Xì ngồi thu mình như càng làm cho em trở nên nhỏ thó hơn, khiến chúng tôi thêm nhói buốt.

Không còn được cắp sách đến trường, ngày nào không lên rẫy thì ở nhà chăn con trâu, con bò rồi tập nấu ăn cho gia đình. Cứ tưởng lấy chồng cuộc sống sẽ được như mình mong muốn, nhưng thực sự không phải như vậy. Em cũng chưa biết cách kiếm tiền, nấu ăn cũng chưa thành thạo. Tất cả đều phụ thuộc vào bố mẹ chồng. Chắc một thời gian nữa chúng em cũng phải đi nơi khác làm thuê để tự lo liệu”, Y Xì bối rối tâm sự.

Chỉ sau 3 tuần lấy chồng, “tập làm người lớn”, những nét hồn nhiên, ngây thơ của cô học trò lớp 7 dường như đã biến mất; chỉ còn lại những lo toan, suy nghĩ về cơm, áo, gạo, tiền của một cuộc hôn nhân quá sớm.

Luẩn quẩn trong vòng… tảo hôn

Ở tuổi 34, nhưng vợ chồng anh Và Bá Nù (bố Và Y Xì) ở bản Liên Sơn, xã Nậm Càn (Kỳ Sơn) đã có với nhau 3 mặt con. Đứa con lớn nay đang theo học lớp 9, đứa nhỏ học bậc Tiểu học trên địa bàn xã.

Một đám cưới đơn giản của nam nữ người Mông ở huyện Kỳ Sơn
Một đám cưới đơn giản của nam nữ người Mông ở huyện Kỳ Sơn

Và Bá Nù chào chúng tôi bằng ông. Có lẽ Nù thấy tóc chúng tôi điểm bạc. Nhưng, khi biết tuổi thật của chúng tôi chỉ nhỉnh hơn 6 - 7 tuổi thôi, thì cậu chàng cười đầy gượng gạo. Nụ cười của Nù, chúng tôi hiểu, là biết bao câu chuyện khó nói, khó chia sẻ.

Để xóa tan sự lúng túng ấy, chúng tôi hỏi: Nù kết hôn sớm thế à?

“16 tuổi lấy vợ rồi. Sau đó là chuỗi ngày đầy vất vả, cực nhọc”, Nù chia sẻ.

Ở chốn thâm sơn này, phong tục của người Mông là dựng vợ, gả chồng sớm. Một số người Mông còn có suy nghĩ rằng, nếu đủ 18 tuổi theo luật mới kết hôn thì được coi là… “ế”. Nhưng với Và Bá Nù, giờ đây anh thấm thía hơn ai hết câu chuyện lập gia đình khi chưa đủ tuổi. Càng thấm thía, anh càng lo lắng, bất an cho những đứa con của mình, sợ chúng lại phải đi theo cuộc đời như bố nó.

Nhưng Và Bá Nù chẳng thể tránh được. Nỗi lo lớn nhất của ông bố 34 tuổi đã hiện hữu trước mặt, khi cô con gái thứ 2 - Và Y Xì “nối gót bố”, lấy chồng từ thuở 13.

Nù kể: Khi có người báo con gái (Và Y Xì) đã bị bắt làm vợ và theo chồng về Na Ngoi, mình rất sốc. Mình bàn với vợ viết đơn lên Công an xã để nhờ Công an can thiệp bằng pháp luật đưa con về, nhưng nghĩ đi nghĩ lại, lại thôi. Con mình nó thích người ta nó mới theo, bây giờ mình đưa ra pháp luật lỡ con nghĩ dại mà ăn lá ngón, thì mình hối hận cả đời. Vả lại, ở trong bản mình bao nhiêu trường hợp cũng lấy chồng, lấy vợ bằng tuổi nó bây giờ.

Một góc bản Liên Sơn, xã Nậm Càn, huyện Kỳ Sơn - Nơi có những đại gia đình cả bố mẹ lẫn con cái đều... tảo hôn
Một góc bản Liên Sơn, xã Nậm Càn, huyện Kỳ Sơn - Nơi có những đại gia đình cả bố mẹ lẫn con cái đều... tảo hôn

“Gạo đã nấu thành cơm”, Và Bá Nù giờ chỉ biết lo cho đứa con gái bé bỏng Và Y Xì. Ở nhà, Y Xì chỉ là một cô bé ngây thơ, ăn xong chỉ biết đến trường rồi về nhà. Những việc như nấu ăn, giặt giũ, lên nương rẫy đều chưa thành thạo. “Chẳng biết nó lấy chồng rồi nó có tự lo cho cuộc sống được không, hay suốt ngày chỉ chạy nhảy như lúc còn ở nhà”?, vợ Nù ngồi bên chồng buông lời trong nước mắt.

Vợ Nù bảo rằng, chị cũng là người lập gia đình sớm nhưng cũng chẳng phải ở độ tuổi như con mình bây giờ. Ngày ấy, nhà nghèo không được đến trường, suốt ngày phải quần quật trên nương rẫy nên việc lấy chồng sớm cũng chẳng ai bất ngờ. Vậy mà bây giờ con chị được học hành đầy đủ, cơm ăn áo mặc không thiếu mà vẫn theo bạn bè lập gia đình sớm.

Những hủ tục trong cộng đồng đang cắt đứt quãng đời hồn nhiên của bao đứa trẻ tuổi ăn, tuổi học. Rồi đây, những đứa trẻ ấy sẽ vượt qua những nỗi lo toan của cuộc sống gia đình ra sao? Cái vòng luẩn quẩn, kết hôn sớm, từ đời cha mẹ đến con cái, biết đến bao giờ mới thực sự kết thúc.

Tin cùng chuyên mục
Những người lính với hành trình làm sạch đất

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Khó khăn không bằng lúc mới Đổi mới, chúng ta đủ bản lĩnh để thích ứng linh hoạt

Thủ tướng: Khó khăn không bằng lúc mới Đổi mới, chúng ta đủ bản lĩnh để thích ứng linh hoạt

Chiều 7/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị với các bộ, ngành, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, hiệp hội, doanh nghiệp để chủ động thích ứng với tình hình mới về thương mại quốc tế. Cùng dự có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Chủ tịch Quốc hội tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc

Chủ tịch Quốc hội tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc

Thời sự - PV - 18:50, 07/04/2025
Sáng 7/4 (theo giờ địa phương), tại Tashkent, Uzbekistan, nhân dịp tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc Lạc Tang Giang Thôn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ truy điệu đồng chí Khamtay Siphandone

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ truy điệu đồng chí Khamtay Siphandone

Thời sự - PV - 15:45, 07/04/2025
Ngày 7/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Việt Nam viếng và dự Lễ truy điệu đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Bản sắc và hội nhập - PV - 15:42, 07/04/2025
Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba. Câu ca ấy bao đời nay đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người dân đất Việt. Dù ở bất cứ nơi đâu, cứ đến ngày Giỗ Tổ, con dân đất Việt trên mọi miền Tổ quốc, kiều bào ta ở nước ngoài đều hướng về Đền Hùng (Phú Thọ), một lòng thành kính tri ân công đức tổ tiên.
Lãnh đạo và Nhân dân TP. Hồ Chí Minh dâng hương, tri ân công đức của Quốc Tổ Hùng Vương

Lãnh đạo và Nhân dân TP. Hồ Chí Minh dâng hương, tri ân công đức của Quốc Tổ Hùng Vương

Tin tức - Tào Đạt - 15:05, 07/04/2025
Ngày 7/4 (nhằm mùng 10/3 âm lịch), Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2025 với chủ đề “Nhớ ơn Quốc Tổ Hùng Vương”, tại Khu tưởng niệm Vua Hùng thuộc Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc (TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh).
Bình Dương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Bình Dương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Tin tức - Duy Chí - 14:58, 07/04/2025
Thể hiện lòng hiếu kính với tổ tiên, đặc biệt là tình cảm, nỗi nhớ cội nguồn của người dân phương Nam chưa có điều kiện được về thăm “đất Tổ”, đã mang sản vật, hương, quả dâng lên bàn thờ các Vua Hùng tại Cây Đa Hồn Việt – Bình Dương.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lãnh đạo và Nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ tổ chức dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Lãnh đạo và Nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ tổ chức dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Tin tức - Tào Đạt - 14:53, 07/04/2025
Sáng 07/4/2025 (mùng 10/3 âm lịch), lãnh đạo và Nhân dân tại nhiều tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã dâng hương, dâng hoa để tưởng nhớ, tri ân công ơn của các Vua Hùng và những bậc tiền nhân đã đặt nền móng cho dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam mãi trường tồn, rạng danh và thịnh vượng.
Nhân dân các dân tộc huyện Đăk Hà tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Nhân dân các dân tộc huyện Đăk Hà tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 14:39, 07/04/2025
Theo thông lệ hơn 10 năm nay, mỗi dịp mùng 10 tháng 3 (Âm lịch) hằng năm, huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương với ý nghĩa hướng về cội nguồn dân tộc. Hòa cùng ngày lễ của đất nước, cán bộ, Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện cũng thể hiện được đạo lý uống nước nhớ nguồn, hun đúc thêm truyền thống yêu nước và các giá trị nhân văn tốt đẹp của dân tộc.
Giỗ Tổ Hùng Vương và khát vọng hóa rồng

Giỗ Tổ Hùng Vương và khát vọng hóa rồng

Bản sắc và hội nhập - Minh Nhật - 14:30, 07/04/2025
Từ huyền thoại con Rồng, cháu Tiên đến khát vọng vươn mình hùng cường, thịnh vượng - dân tộc Việt Nam chưa bao giờ thôi khao khát khẳng định chính mình ở tầm vóc lớn hơn.
Đắk Lắk: Gói bánh chưng, giã bánh giầy dâng lên các vị Vua Hùng

Đắk Lắk: Gói bánh chưng, giã bánh giầy dâng lên các vị Vua Hùng

Dân tộc - Tôn giáo - Lê Hường - 14:14, 07/04/2025
Ngày 7/4, tại Di tích lịch sử Quốc gia Đình Lạc Giao, Tp. Buôn Ma Thuột, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk long trọng tổ chức Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2025. Đây là dịp để Nhân dân hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công ơn Tổ tiên đã khai sinh đất nước.
Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về 4 chính sách đối với cán bộ khi bỏ cấp huyện, sắp xếp lại cấp xã

Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về 4 chính sách đối với cán bộ khi bỏ cấp huyện, sắp xếp lại cấp xã

Tin tức - Minh Nhật - 13:54, 07/04/2025
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Hà vừa thông tin về các chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động khi tổ chức chính quyền địa phương theo 2 cấp.