Nếu như đồng bằng xứ Thanh nổi tiếng bởi những điệu hò sông Mã, dân ca Đông Anh, trò diễn Xuân Phả… thì ở vùng miền núi có những trò diễn xướng đặc sắc như các phường Bùa, trống dàm, nghi lễ Pồn Pôông, Lễ hội Mường Khô…
Cũng như những vùng quê khác trong cả nước, sau Tết Nguyên đán, nhiều địa phương ở Quảng Nam lại rộn ràng vào mùa lễ hội tháng Giêng. Trong những lễ hội ấy có thể kể đến Lễ cầu bồng ở làng rau Trà Quế (Hội An), Lễ hội Bà Chiêm Sơn (Duy Xuyên), Lễ rước Cộ Bà chợ Được (Thăng Bình), Lễ hội cầu ngư Tam Hải (Núi Thành)...
Ngày 11/2 (tức mùng 7 tháng Giêng năm Kỷ Hợi), tại xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, UBND tỉnh Hà Nam tổ chức Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2019 - Lễ hội truyền thống xuống đồng cày ruộng và cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Tối 14/1, tại khu đảo nổi Hồ Gia Nghĩa, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông, Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ nhất với chủ đề “Văn hóa thổ cẩm – tinh hoa hội tụ” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức, đã chính thức khai mạc.
Nằm trong khuôn khổ của Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột năm 2019, Ban Tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019 vừa ban hành Kế hoạch số 58/KH-BTC, ngày 28/12/2018 về việc tổ chức cuộc thi “Cà phê đặc sản Việt Nam 2019” tại Lễ hội.
Vào Tây Nguyên lập nghiệp, đồng bào dân tộc Thái vẫn giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc, trong đó có lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu (mừng lúa mới) được tổ chức vào dịp cuối năm. Từ năm 2013, Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào dân tộc Thái đã trở thành một trong 5 lễ hội chính được tổ chức thường niên tại huyện Cư M’gar (Đăk Lăk).
Tỉnh Đăk Nông có khoảng 40 DTTS cùng sinh sống, vì thế thổ cẩm ở Đăk Nông rất đa dạng phong phú về màu sắc, đường nét, đậm đà bản sắc, giàu biểu tượng, biểu đạt các giá trị nhân văn. Tuy trong bối cảnh hiện nay, trước xu thế phát triển và hội nhập mang tính toàn cầu, văn hóa thổ cẩm vẫn giữ được những nét riêng của mình. Việc tổ chức Lễ hội Văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ Nhất năm 2018 tại tỉnh Đăk Nông là hoạt động cần thiết nhằm bảo tồn, khôi phục và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các DTTS Việt Nam.
Nhiều năm qua, xã Hà Vị, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn) đã duy trì thường xuyên việc tổ chức các lễ hội truyền thống. Từ đó, bảo tồn, gìn giữ và phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc sinh sống trên địa bàn...
Vừa qua, UBND tỉnh Đăk Nông đã tổ chức họp báo thông tin các hoạt động trong chương trình Lễ hội Văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ I và Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Đăk Nông năm 2018.
Nhằm tôn vinh, giới thiệu, quảng bá những nét đặc sắc của văn hóa ẩm thực Hà Nội tới người dân Thủ đô, du khách trong nước và quốc tế, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội 2018 (từ ngày 11/10- 14/10). Lễ hội có sự tham gia của nhiều nghệ nhân ẩm thực Hà Nội cùng những món ăn thuộc hàng trứ danh đất Hà thành.
Tết mùa-Cha-piếc (còn gọi là Tết rẫy) là lễ hội lớn của người Bh’noong (nhóm địa phương của dân tộc Giẻ-triêng) ở huyện vùng cao Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Nhiều năm qua, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) huyện Phước Sơn đã tổ chức Tết mùa, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Festival dù lượn “Bay trên mùa vàng 2018” do Câu lạc bộ Vietwings Hà Nội, UBND huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) phối hợp tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 21-23/9 tại Yên Bái.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 110/2018/NĐ-CP quy định về quản lý và tổ chức lễ hội.
Vào tháng 11 dương lịch, khi tiếng chim tel báo hiệu lúa trên rẫy đã chín vàng, đó cũng là lúc các làng người Ba Na (Bình Định) tất bật chuẩn bị lễ hội ăn cốm mới.
Mùa hè chính là thời điểm Nhật Bản diễn ra nhiều lễ hội đặc sắc nhất trong năm với những ánh đèn bừng sáng, những dãy đèn lồng sặc sỡ…
Những năm qua, ngành chức năng và các địa phương tỉnh Đăk Lăk đã có nhiều biện pháp khôi phục, bảo tồn, phát huy lễ hội truyền thống của đồng bào DTTS nhằm giữ gìn bản sắc dân tộc, gắn kết buôn làng, bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa.
Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) vừa có văn bản yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An rà soát quy trình tổ chức lễ hội Làm Chay (thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành), đảm bảo đúng nghi lễ truyền thống.
Lễ hội Xăng Khan là di sản văn hóa lâu đời, thể hiện bản sắc riêng, độc đáo của đồng bào dân tộc Thái ở miền Tây Nghệ An (gồm các huyện: Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tương Dương, Kỳ Sơn, Con Cuông, Nghĩa Đàn).
Ngày 24-4 (tức mùng 9-3 Âm lịch), tại bến Đền Tam Giang, phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì đã tổ chức Lễ hội bơi chải truyền thống trên sông Lô năm 2018.
Ngay từ sáng sớm ngày 22/4, tại đình Kim Ngân, phố cổ Hà Nội (42-44 Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội), “Lễ hội đình Kim Ngân và Hội nghề kim hoàn năm 2018” đã chính thức khai mạc với nhiều hoạt động sôi nổi, như: lễ rước và dâng hương tôn vinh tổ nghề. Lễ rước kiệu được xuất phát từ đình Kim Ngân đi qua các phố Hàng Bạc, Hàng Bè, Hàng Dầu, Lò Sũ, Đinh Tiên Hoàng, Hàng Đào. Việc tổ chức Lễ hội nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của khu phố cổ Hà Nội.