Mùa Xuân là mùa của lễ hội, đây cũng là “thời điểm vàng” cho dịch vụ ăn uống. Để đáp ứng nhu cầu của du khách, những nhà hàng lớn nhỏ, quán ăn mọc lên như nấm.
Hàng ngàn loài hoa hồng Bulgaria và hồng cổ Việt Nam đua nhau khoe sắc giữa mùa Xuân Hà Nội. Tình đoàn kết, giao lưu, kết nối hai nền văn hóa Việt Nam-Bulgaria ngày càng được thắt chặt hơn thông qua các hoạt động văn hóa.
Những ngày đầu xuân, hàng triệu người dân và cả không ít cán bộ đã và đang bỏ thời gian, công việc, tiền của, tất tả xuôi ngược vào Nam ra Bắc, chen chúc tham gia các lễ hội.
Những ngày đầu năm mới, cũng là thời điểm khắp mọi miền đất nước bước vào mùa lễ hội. Đây cũng là một nét đẹp trong văn hóa của các dân tộc ở Việt Nam. Tuy nhiên, lẫn vào trong văn hóa này vẫn có những “hạt sạn” cần tiếp tục được loại bỏ.
Bước sang Xuân mới, khắp mọi vùng miền của đất nước Việt Nam đã chính thức bước vào mùa lễ hội. Bắt đầu từ mùng 2 Tết Nguyên đán, một số địa phương trên cả nước nổi trống khai hội với các nghi lễ linh thiêng, trang trọng và phần hội phong phú, sôi nổi, mang đến nhiều niềm hứng khởi cho nhân dân và du khách gần xa.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, với nền văn hóa mang đậm dấu ấn bản sắc của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền. Nhiều lễ hội ra đời cách đây hàng nghìn năm, đến nay vẫn được duy trì. Theo thống kê của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, hiện trên cả nước ta có khoảng 8.000 lễ hội, trong đó lễ hội dân gian chiếm gần 90%, số còn lại là các lễ hội lịch sử, lễ hội tôn giáo, lễ hội mới du nhập từ nước ngoài vào...
Bảo tồn và phát huy giá trị các lễ hội, lễ nghi truyền thống các DTTS là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thời kỳ hội nhập. Nhiều chính sách đã được triển khai, một số lễ hội, lễ nghi có nguy cơ bị mai một đã được phục dựng. Tuy nhiên, một khi công tác khôi phục còn mang tính hình thức, dựa trên những “kịch bản” được viết sẵn thì nguy cơ làm biến dạng các lễ hội, lễ nghi truyền thống là không tránh khỏi.
Đồng bào Mường ở cả 4 vùng: Mường Bi, Vang, Thàng, Động (tỉnh Hòa Bình) có một lễ hội lớn trong những ngày đầu Xuân năm mới, đó là Lễ hội Khai hạ.
Sau vụ thu hoạch cuối năm, vào ngày đầu tiên của năm mới, đồng bào dân tộc Xơ Đăng ở buôn Kon H’rinh, xã Ea H’đing, huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lăk lại tổ chức Lễ mừng lúa mới, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm, buôn làng hạnh phúc.