Tin tức -
T.Hợp -
11:35, 05/05/2021 Lễ hội vía Bà Chúa xứ núi Sam tại tỉnh An Giang là lễ hội tâm linh lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long, thu hút hàng triệu lượt người tham quan. Năm nay do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam chỉ tổ chức phần lễ, không tổ chức phần hội, quy mô gọn nhẹ, triệt để áp dụng đeo khẩu trang.
Sáng 14/4, tại chùa Phổ Minh, quận Gò Vấp, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP. Hồ Chí Minh (HUFO) cùng Ban Phật giáo Quốc tế, Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ hội Tết cổ truyền Campuchia - Lào - Myanmar - Thái Lan năm 2021, nhân dịp Tết năm mới - Tết Chôl Chnăm Thmây của Campuchia, Bun-pi-may của Lào, Thing-yang của Myanmar và Song-kran của Thái Lan.
Tin tức -
Quỳnh Trâm -
10:40, 11/04/2021 Tối ngày 10/4, UBND thành phố Sầm Sơn (Thanh Hóa) phối hợp với Tập đoàn FLC đã tổ chức khai mạc Lễ hội hoa - FLC Sầm Sơn năm 2021 với chủ đề “Vũ khúc biển và hoa”
Thời gian qua, đại dịch Covid-19 khiến nhiều lễ hội truyền thống ở các địa phương trong cả nước phải dừng lại để bảo đảm an toàn công tác phòng chống dịch. Đây cũng chính là cơ hội để chúng ta thanh lọc, loại bỏ bớt những lễ hội biến tướng.
Xã hội -
Thành An -
17:40, 23/02/2021 Những ngày sau tết Nguyên đán 2021, tại nhiều khu di tích, danh thắng, đình chùa ở Nghệ An và Hà Tĩnh, lượng người du Xuân vãn cảnh, dâng lễ... rất đông. Điều đáng lo ngại, rất nhiều người đã không bảo đảm yêu cầu về “khoảng cách”, “không tập trung” trong quy tắc “5K” để phòng, chống dịch Covid-19... Nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh rất cao nếu không sớm có các biện pháp quyết liệt hơn từ cơ quan chức năng.
Hằng năm ở vùng núi Alps, gồm các nước như Áo, Đức và Thụy Sĩ…, đều có một lễ hội rất tưng bừng, đón chào những chú bò từ trên núi cao trở về với thung lũng, với mái nhà thân yêu - nơi chúng đã từng ra đi.
Tin tức -
Nguyệt Anh -
18:26, 08/02/2021 Để phòng chống dịch COVID-19, nhiều lễ hội dịp tết Nguyên đán đã được các quận huyện tại Hà Nội thông báo dừng hoặc giảm quy mô tổ chức.
Mới đây (từ ngày 17-19/1/2021), sau khi được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hỗ trợ kinh phí phục dựng lễ hội truyền thống theo Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum phối hợp với UBND huyện Sa Thầy và Đảng ủy, UBND xã Sa Sơn đã tổ chức phục dựng Lễ cúng nhà rông và Lễ Kâm bul theo đúng nghi thức truyền thống.
Các tỉnh, thành phố trên cả nước đang chuẩn bị cơ sở vật chất và sẵn sàng cho việc tổ chức an toàn cho các hoạt động lễ hội, tạo không khí vui tươi, lành mạnh, phấn khởi cho người dân, đồng thời đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Lễ hội Pang Phóong của đồng bào dân tộc Kháng, dòng họ Lò, ngành Lò Khun được tổ chức 3 - 4 năm một lần, diễn ra nhiều ngày liên tục tại bản Nậm Mu, xã Phình Sáng, huyện Tuần Giáo (Điện Biên) vào các tháng 10, 11, 12 (âm lịch) hằng năm.
Bà Lương Thị Xuyến, Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) cho biết: Hiện nay, huyện đã triển khai kế hoạch tổ chức các hoạt động vui Tết Độc lập 2/9 và Lễ hội khám phá di tích quốc gia đặc biệt danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang huyện Mù Cang Chải với chủ đề "Mù Cang Chải - Bản sắc, an toàn, thân thiện” dự kiến diễn ra từ ngày 29/8-18/10/2020.
Mùa lễ hội vắng lặng hoàn toàn, các khu du lịch đóng cửa; các chương trình nghệ thuật, triển lãm, liên hoan... bị hủy hoặc hoãn. Tình trạng này đang ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của cộng đồng nhiều địa phương cũng như các nghệ sĩ. Thời điểm này, khi Việt Nam đang tạm thời kiểm soát được dịch Covid-19, ngành Văn hóa cần có những quyết sách đúng đắn để vượt qua khó khăn.
Hằng năm, cứ đến tháng Giêng là hàng trăm lễ hội lớn nhỏ diễn ra trên cả nước, thu hút lượng lớn khách thập phương tham dự. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới (nCoV), việc tổ chức lễ hội đầu năm cũng như số lượng du khách đến các lễ hội đã giảm đáng kể. Hình ảnh thưa vắng, đìu hiu tại các lễ hội, di tích diễn ra ở nhiều địa phương.
Để bảo tồn, khôi phục các lễ hội, nghi lễ truyền thống của đồng bào các DTTS trong bối cảnh hội nhập, việc đưa các lễ hội, nghi lễ truyền thống lên sân khấu như cách để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa của lễ hội, nghi lễ. Tuy nhiên, mỗi lễ hội, nghi lễ đều mang giá trị tâm linh, vì thế việc hiểu đúng và giữ chuẩn mực khi sân khấu hóa là điều bắt buộc.
Vào những ngày 13-14 tháng Giêng hàng năm, tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn, “mọi con đường đều hướng lên Mù Là”. Nơi đây, giữa Lễ hội Mù Là bạt ngàn hoa tam giác mạch là những cô gái Mông váy xòe hoa nảy nhịp, những chàng trai Mông cánh tay chắc săn cắp khèn theo bước, những pao, những yến được dịp rời tay mà tỏ bày thương nhớ....
Hằng năm, Bình Định diễn ra khoảng 18 lễ hội lớn, bên cạnh đó còn rất nhiều các lễ hội nhỏ với đặc trưng, quy mô địa phương. Nhờ ý thức giữ gìn của người dân, công tác quản lý tốt của các cơ quan chức năng, hầu hết các lễ hội ở Bình Định vẫn giữ được những nét đẹp văn hóa dân gian truyền thống.
Nếu như đồng bằng xứ Thanh nổi tiếng bởi những điệu hò sông Mã, dân ca Đông Anh, trò diễn Xuân Phả… thì ở vùng miền núi có những trò diễn xướng đặc sắc như các phường Bùa, trống dàm, nghi lễ Pồn Pôông, Lễ hội Mường Khô…
Cũng như những vùng quê khác trong cả nước, sau Tết Nguyên đán, nhiều địa phương ở Quảng Nam lại rộn ràng vào mùa lễ hội tháng Giêng. Trong những lễ hội ấy có thể kể đến Lễ cầu bồng ở làng rau Trà Quế (Hội An), Lễ hội Bà Chiêm Sơn (Duy Xuyên), Lễ rước Cộ Bà chợ Được (Thăng Bình), Lễ hội cầu ngư Tam Hải (Núi Thành)...
Ngày 11/2 (tức mùng 7 tháng Giêng năm Kỷ Hợi), tại xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, UBND tỉnh Hà Nam tổ chức Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2019 - Lễ hội truyền thống xuống đồng cày ruộng và cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Tối 14/1, tại khu đảo nổi Hồ Gia Nghĩa, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông, Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam lần thứ nhất với chủ đề “Văn hóa thổ cẩm – tinh hoa hội tụ” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức, đã chính thức khai mạc.