Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Loay hoay giải bài toán thiếu nước sinh hoạt ở Đăk Lăk: Hàng loạt công trình cấp nước tiền tỉ ...“đắp chiếu” (Bài 1)

Lê Hường - 09:28, 24/05/2024

Mùa khô năm 2023-2024, tình hình hạn hán trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk diễn ra khắc nghiệt, người dân ở nhiều địa phương không chỉ gặp khó về nước sản xuất, mà còn khốn khổ vì thiếu nước sinh hoạt. Trong khi người dân sống khổ vì thiếu nước ăn, uống, thì hàng loạt công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung được đầu tư xây dựng nhưng lại “đắp chiếu”. HIện nay, các cấp chính quyền, ngành chức năng tỉnh thì vẫn loay hoay tìm giải pháp phát huy hiệu quả các công trình.

Công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung xã Cư M’gar, huyện Cư M’gar ngưng hoạt động nhiều năm
Công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung tại xã Cư M’gar, huyện Cư M’gar nhiều năm nay đã ngưng hoạt động

Năm 2017, xã Cư M’gar, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk được đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung phục vụ người dân 3 buôn đồng bào DTTS tại chỗ gồm buôn B'ling, Trắp và Dhung. 

Theo thiết kế, công trình có công suất cung cấp nước sinh hoạt cho 474 hộ/1.960 nhân khẩu, với tổng kinh phí hơn 11,5 tỷ đồng do UBND huyện Cư M’gar làm chủ đầu tư. Tháng 10/2018, công trình hoàn thành bàn giao cho UBND xã Cư M’gar vận hành, đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, mới chỉ hoạt động được thời gian ngắn, thì công trình hư hỏng, “đắp chiếu” cho đến nay.

Bà H’Bích Mlô ở buôn Trắp chia sẻ: Trước đây, người dân trong buôn sử dụng nước mưa, nước suối để ăn uống, khi có công trình nước sạch sinh hoạt tập trung, bà con ai cũng mừng. Thế nhưng, công trình hoạt động rất thất thường, nước lúc có lúc không, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của bà con. Để đảm bảo nước sinh hoạt hàng ngày, người dân đành phải đào, khoan giếng để sử dụng, lâu dần ai cũng quên luôn công trình nước. Sau đó, công trình nước này cũng ngưng hoạt động cho đến nay. Công trình xuống cấp, nhiều hộ dân vùi đường ống, khóa nước, đồng hồ nước bị hư hỏng xuống dưới đất.

Theo báo cáo, huyện Cư M’gar có 18 công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung. Trong đó, 11 công trình do cộng đồng quản lý, 1 công trình do UBND xã quản lý, 1 công trình do doanh nghiệp quản lý và 5 công trình do Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Đắk Lắk quản lý.

 Đến nay, công trình cấp nước do UBND xã Cư M’gar quản lý đã tạm ngưng hoạt động. Đối với 11 công trình do cộng đồng quản lý, có 2 công trình ngưng hoạt động do hư hỏng, xuống cấp, số hộ sử dụng thấp, các công trình còn lại hoạt động cầm chừng.

Xã Hòa Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột có nhiều công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung bị khai tử
Xã Hòa Xuân, TP. Buôn Ma Thuột có nhiều công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung bị khai tử

Không chỉ huyện Cư M’gar, nhiều công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung ở các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cũng đã bị khai tử vì hư hỏng. Các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung ngưng hoạt động tập trung ở các huyện Cư M’gar, Buôn Đôn, Ea Súp, Krông Pắk, Krông Năng, Lắk, thị xã Buôn hồ và thành phố Buôn Ma Thuột.

Xã Hòa Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột được đầu tư 7 công trình cấp nước phục vụ cho hơn 1.000 hộ dân ở 8 thôn, buôn có đông đồng bào DTTS sinh sống. Các công trình cấp nước được xây dựng theo nhiều chương trình, dự án từ nhiều ngồn vốn khác nhau. Tuy nhiên, hoạt động chưa lâu 3 công trình đã ngưng hoạt động rồi bỏ hoang cho đến nay, các công trình còn lại hoạt động cầm chừng, đang chờ khai tử.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk, toàn tỉnh hiện có 215 công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung, tổng mức đầu tư trên 758 tỉ đồng, cung cấp cho hơn 77.300 hộ dân ở các huyện, thị xã, thành phố. 

Hiện nay, 87 công trình đầu tư chưa hoàn chỉnh chỉ phục vụ cấp nước tạm thời, 128 công trình đã được đầu tư hoàn chỉnh. Trong đó, UBND cấp huyện quản lý, khai thác 175 công trình, thiết kế cấp nước cho hơn 42 nghìn hộ dân, tổng kinh phí đầu tư gần 326 tỷ đồng. Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường quản lý, khai thác 40 công trình, thiết kế cấp nước cho hơn 34 nghìn hộ, tổng kinh phí đầu tư hơn 432 tỷ đồng.

Một công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk bỏ hoang
Một trong những công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk bỏ hoang

Trong tổng số 128 công trình đã đầu tư hoàn chỉnh, thì có 52 công trình đã ngưng hoạt động. Tất cả các công trình cấp nước ngưng hoạt động đều do UBND cấp huyện, cấp xã hoặc các ban chuyên môn của huyện làm chủ đầu tư, cấp xã hoặc cộng đồng quản lý, vận hành.

Ông Nguyễn Minh Chí, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk cho biết: các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung đa số là công trình đầu tư có quy mô nhỏ, dưới 100 hộ, để giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt khẩn cấp. Các công trình ngưng hoạt động, hoạt động cầm chừng do nhiều nguyên nhân, trong đó hạn chế về chuyên môn, quản lý là một trong những nguyên nhân then chốt. 

"Công trình ngưng hoạt động hầu hết là những công trình do UBND cấp huyện, cấp xã hoặc các ban chuyên môn của huyện làm chủ đầu tư, chưa nắm vững về chuyên môn ngành nước, nên ngay từ khâu khảo sát, thiết kế, lập dự án đã xảy ra những bất cập, tồn tại. Bên cạnh đó, đơn vị quản lý, vận hành là UBND xã hoặc các ban tự quản thôn, buôn cũng không có chuyên môn, nghiệp vụ gây khó khăn trong công tác quản lý, vận hành", ông Chí nói.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Tôn vinh Người có uy tín tiêu biểu khu vực biên giới, biển đảo lần thứ II, năm 2024

Tôn vinh Người có uy tín tiêu biểu khu vực biên giới, biển đảo lần thứ II, năm 2024

Thời sự - Hương Diệp - Thanh Huyền - 23:45, 16/06/2024
Tối ngày 16/6, tại Hà Nội, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp tổ chức Lễ tôn vinh Người có uy tín tiêu biểu khu vực biên giới, biển đảo lần thứ II, năm 2024 với chủ đề “Điểm tựa của bản làng”.
Mưa lớn kèm dông lốc làm hai người chết, gây thiệt hại tại nhiều địa phương

Mưa lớn kèm dông lốc làm hai người chết, gây thiệt hại tại nhiều địa phương

Xã hội - Minh Nhật - 23:25, 16/06/2024
Theo Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, từ ngày 14-16/6, mưa lớn, mưa đá kèm dông lốc đã làm hai người chết và gây nhiều thiệt hại tại các địa phương.
Cháy lớn, nhiều người mắc kẹt trong ngôi nhà tại Định Công, Hoàng Mai

Cháy lớn, nhiều người mắc kẹt trong ngôi nhà tại Định Công, Hoàng Mai

Xã hội - Minh Nhật - 21:47, 16/06/2024
Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 18h chiều 16/6, 1 căn nhà cao tầng trên phố Định Công Hạ (Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) bất ngờ xảy ra cháy.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 24): Nghịch lý ở xã nông thôn mới vùng DTTS, miền núi

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 24): Nghịch lý ở xã nông thôn mới vùng DTTS, miền núi

Media - BDT - 17:20, 16/06/2024
Nhờ triển khai thực hiện các chương trình, chính sách, cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, những năm qua, đã có hàng trăm xã vùng đồng bào DTTS và miền núi được đưa ra khỏi danh sách vùng đặc biệt khó khăn. Nhưng ở một số địa phương, việc được công nhận nông thôn mới cũng đồng nghĩa với cắt giảm một số chế độ hỗ trợ với học sinh và giáo viên, khiến công tác giảng dạy và học tập gặp rất nhiều khó khăn. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này bàn về những nghịch lý ở xã nông thôn mới vùng DTTS, miền núi.
Khát vọng nơi vùng đất “bốn yên”: Cần một quyết sách an dân (Bài 3)

Khát vọng nơi vùng đất “bốn yên”: Cần một quyết sách an dân (Bài 3)

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 16:26, 16/06/2024
Dù rằng, người dân và chính quyền cơ sở đã nêu quan điểm, khẳng định không đồng ý để doanh nghiệp vào khai thác khoáng sản ở vùng đất “bốn yên”, ở đỉnh núi Pu Phen để giữ lấy sự bình yên mà sau bao năm mới tìm lại được. Nhưng, để có được một quyết định dứt khoát, đủ sức nặng về mặt pháp lý, thuộc về cơ quan có thẩm quyền. Vùng đất “bốn yên” đang chờ một giải pháp an dân...
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 24): Nghịch lý ở xã nông thôn mới vùng DTTS, miền núi

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 24): Nghịch lý ở xã nông thôn mới vùng DTTS, miền núi

Nhờ triển khai thực hiện các chương trình, chính sách, cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, những năm qua, đã có hàng trăm xã vùng đồng bào DTTS và miền núi được đưa ra khỏi danh sách vùng đặc biệt khó khăn. Nhưng ở một số địa phương, việc được công nhận nông thôn mới cũng đồng nghĩa với cắt giảm một số chế độ hỗ trợ với học sinh và giáo viên, khiến công tác giảng dạy và học tập gặp rất nhiều khó khăn. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này bàn về những nghịch lý ở xã nông thôn mới vùng DTTS, miền núi.
Khát vọng nơi vùng đất “bốn yên”: Nguy cơ đe dọa cuộc sống bình yên (Bài 2)

Khát vọng nơi vùng đất “bốn yên”: Nguy cơ đe dọa cuộc sống bình yên (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 16:20, 16/06/2024
Vàng tặc lắng xuống sau nhiều nỗ lực của chính quyền, hệ thống chính trị ở huyện Tương Dương và các xã vùng “bốn yên”. Tái thiết lại cuộc sống ở vùng đất từng hứng chịu vấn nạn vàng tặc luôn là khát vọng khôn nguôi của các tầng lớp Nhân dân và chính quyền nơi đây...
Khát vọng nơi vùng đất “bốn yên”:

Khát vọng nơi vùng đất “bốn yên”: "Sóng dữ" một thời (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 16:08, 16/06/2024
LTS: Vùng đất “bốn yên”, gồm Yên Na, Yên Tĩnh, Yên Hòa, Yên Thắng, huyện Tương Dương (Nghệ An) từng là thủ phủ của… “vàng tặc”. Phải mất rất nhiều thời gian, công sức của chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng, thì “vàng tặc” mới lắng xuống, những hệ lụy mới lùi dần. Tuy nhiên, để vùng đất "bốn yên" không tiếp tục dậy "sóng dữ", các cấp chính quyền, lực lượng chức năng cần phải "vào cuộc" rà soát, kiểm tra và cân nhắc kỹ lưỡng việc đã cấp phép khai thác quặng vàng ở vùng đất này, để nỗi đau, nỗi ám ảnh kinh hoàng mà người dân ở nơi đây từng nếm trải...không lặp lại.
Lạng Sơn: Phát huy vai trò Người có uy tín trong cộng đồng

Lạng Sơn: Phát huy vai trò Người có uy tín trong cộng đồng

Người có uy tín - Thúy Hồng - 15:57, 16/06/2024
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín tỉnh Lạng Sơn đã có những đóng góp rất lớn trong công tác xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, bảo vệ đường biên, cột mốc, giữ vững an ninh biên giới… qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi ngày càng phát triển.
Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS Quảng Nam: Giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới

Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS Quảng Nam: Giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới

Người có uy tín - T.NHÂN-H.TRƯỜNG - 15:56, 16/06/2024
Quảng Nam có hơn 400 Người có uy tín, đây là một trong những lực lượng nòng cốt, là “cầu nối” để đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào DTTS. Cùng với đó, họ là những tấm gương tiêu biểu trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, hỗ trợ cho người khó khăn cùng phát triển sản xuất, vận động người dân cùng hiến đất mở đường, góp phần không nhỏ trong tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở địa phương.
Việt Nam có MV Youtube đầu tiên đạt 1 tỉ lượt xem

Việt Nam có MV Youtube đầu tiên đạt 1 tỉ lượt xem

Giải trí - Minh Nhật - 15:53, 16/06/2024
Với mức tăng ổn định và đều đặn, ca khúc "Một Con Vịt" đã chạm đến cột mốc trở thành bài hát Việt Nam đầu tiên đạt 1 tỉ lượt xem trên Youtube.