Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lễ mừng lúa mới của đồng bào X’tiêng

PV - 08:37, 27/04/2019

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4) tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc X’tiêng đến từ tỉnh Bình Phước đã tổ chức tái hiện Lễ mừng lúa mới của dân tộc mình.

Đồng bào X’tiêng giã gạo, sàng gạo chuẩn bị làm lễ cúng. Đồng bào X’tiêng giã gạo, sàng gạo chuẩn bị làm lễ cúng.

Theo lời của già làng Điểu Đố ở sóc Bù Môn, thị trấn Đức Phong, huyện Bù Đăng, cứ sau mỗi vụ thu hoạch, việc đầu tiên của dân làng X’tiêng là phải tổ chức Lễ cúng cơm mới để tạ ơn các vị thần: thần trời, thần đất, thần mưa, thần lúa, tổ tiên, ông bà đã phù hộ cho gia đình một vụ mùa bội thu. Đồng thời cầu mong các thần, nhất là thần lúa vụ mùa năm tới phù hộ cho nhà nhà làm ăn no đủ, làm ít được nhiều, làm nhiều càng nhiều hơn, lúa chất đầy kho, gà, heo đầy vườn, bí, bầu đầy rẫy…

Chủ lễ (già làng) cùng dân làng bày lễ vật cúng thần linh và ông bà, tổ tiên. Chủ lễ (già làng) cùng dân làng bày lễ vật cúng thần linh và ông bà, tổ tiên.

Lễ mừng lúa mới của đồng bào X’tiêng được tổ chức mỗi năm 1 lần nhưng theo thông lệ thì Lễ hội không nhất thiết phải cúng trâu, thường chỉ có heo, gà, cơm lam, rượu cần và những lễ vật khác tùy theo điều kiện của gia chủ, bon sóc.

Lễ vật được đồng bào chuẩn bị gồm: 1 đầu heo, 3 con gà luộc, 3 ché rượu cần, 30 can rượu nếp, 30 ống cơm lam, 3 tù canh thụt, 30 xiên thịt nướng, 3 đĩa nhíp xào, 3 hao xôi nếp, rơm vàng đầu vụ, rượu ủ lâu ngày, nêu dựng ngoài sân, nong, nia sàng lúa, trầu cau, tiết gà, gạo nếp giã ngày.

Đồng bào nối nhau theo vòng tròn quanh sân lễ biểu diễn, múa cồng chiêng. Đồng bào nối nhau theo vòng tròn quanh sân lễ biểu diễn, múa cồng chiêng.

Khi cây nêu được dựng, các lễ vật được bày biện xong xuôi, chủ lễ (già làng) tiến về phía cây nêu đọc lời khấn thông báo và mời các thần và hồn lúa, tổ tiên, ông bà về đón mừng ăn lễ và cúng cơm mới.

Khi chủ lễ dứt lời cúng, cồng chiêng vang lên, dân làng nối nhau theo vòng tròn quanh sân lễ, múa theo nhịp cồng chiêng, già làng lấy tiết gà bôi lên cây nêu và uống rượu cần, đội cồng chiêng chung vui, dân làng cùng nhau ăn cơm lam, uống rượu, tiếng cồng chiêng réo rắt, nam thanh nữ tú hát múa, cuộc vui cứ thế tiếp diễn cho đến khi mệt nhoài.

 Sau phần lễ, bà con cùng nhảy múa, ca hát những vũ điệu truyền thống của người X’tiêng trong ngày hội. Sau phần lễ, bà con cùng nhảy múa, ca hát những vũ điệu truyền thống của người X’tiêng trong ngày hội.

Lễ mừng lúa mới là dịp để bà con đồng bào X’tiêng  được nghỉ ngơi sau một vụ mùa làm việc vất vả, đồng thời đây còn là nơi để mọi người trao đổi kinh nghiệm sản xuất, thanh niên, nam nữ gặp gỡ, giao duyên, vui chơi, nhảy múa, ca hát...

HỒNG MINH

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bảo tồn, phát huy nét đẹp trang phục truyền thống người Pà Thẻn

Bảo tồn, phát huy nét đẹp trang phục truyền thống người Pà Thẻn

Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Tại huyện Quang Bình (Hà Giang), chính quyền và người dân đã có nhiều giải pháp để bảo tồn, phát huy nét đẹp trang phục truyền thống của dân tộc Pà Thẻn trong đời sống hôm nay.
Tin nổi bật trang chủ
Xây dựng NTM nâng cao: Nhiều địa phương vùng DTTS và miền núi đối mặt với khó khăn thách thức

Xây dựng NTM nâng cao: Nhiều địa phương vùng DTTS và miền núi đối mặt với khó khăn thách thức

Công tác Dân tộc - Thuý Hồng - 8 phút trước
Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), nhiều địa phương trong đó có vùng DTTS và miền núi đã hạ quyết tâm xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Vấn đề đặt ra là liệu có quá sức khi đa số các địa phương vùng DTTS, miền núi hiện vẫn đang còn phải chật vật để củng cố và giữ vững tiêu chí NTM .
Bảo tồn, phát huy nét đẹp trang phục truyền thống người Pà Thẻn

Bảo tồn, phát huy nét đẹp trang phục truyền thống người Pà Thẻn

Sắc màu 54 - Quỳnh Hoa - 20 phút trước
Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Tại huyện Quang Bình (Hà Giang), chính quyền và người dân đã có nhiều giải pháp để bảo tồn, phát huy nét đẹp trang phục truyền thống của dân tộc Pà Thẻn trong đời sống hôm nay.
Phú Yên: Diễn đàn “Nhà Quản lý – Nhà báo – Doanh nghiệp với Tài nguyên và Môi trường” lần thứ VII – năm 2023

Phú Yên: Diễn đàn “Nhà Quản lý – Nhà báo – Doanh nghiệp với Tài nguyên và Môi trường” lần thứ VII – năm 2023

Tin địa phương - N.Triều - T.Nhân - 38 phút trước
Ngày 2.4, tại TP Tuy Hòa, Báo TN&MT phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Phú Yên, Báo Phú Yên, Hội Nhà báo tỉnh Phú Yên tổ chức Diễn đàn “Nhà Quản lý – Nhà báo – Doanh nghiệp với Tài nguyên và Môi trường” lần thứ VII – năm 2023.
Kon Tum: Từ năm 2020 đến nay có 161 giáo viên xin nghỉ việc

Kon Tum: Từ năm 2020 đến nay có 161 giáo viên xin nghỉ việc

Tin tức - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum cho biết, từ năm 2020 đến nay, có 161 giáo viên đang công tác ở tỉnh Kon Tum xin nghỉ việc. Đặc biệt là các giáo viên ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, đã có nhiều năm gắn bó “gieo chữ” cho học sinh người DTTS.
Gia Lai phấn đấu có 41 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023

Gia Lai phấn đấu có 41 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023

Trang địa phương - Ngọc Thu - 3 giờ trước
UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 493 triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới năm 2023. Trong đó, phấn đấu có 41 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.
Vai trò của vitamin K với cơ thể con người

Vai trò của vitamin K với cơ thể con người

Vitamin K là một chất dinh dưỡng quan trọng có vai trò trong nhiều hoạt động của cơ thể. Vitamin K giúp cải thiện nồng độ insulin, giảm nguy cơ ung thư và bảo vệ tim mạch. Không chỉ vậy, vitamin K cũng có thể thúc đẩy sự hình thành cục máu đông và giữ cho xương chắc khỏe. Việc cung cấp đủ vitamin K là không thể thiếu đối với sức khỏe chúng ta.
Khánh Hòa: Đầu tư gần 500 tỷ đồng cho huyện Khánh Sơn phát triển hạ tầng

Khánh Hòa: Đầu tư gần 500 tỷ đồng cho huyện Khánh Sơn phát triển hạ tầng

Xã hội - T.Nhân - 3 giờ trước
UBND tỉnh Khánh Hòa đã có quyết định đầu tư cho huyện Khánh Sơn gần 500 tỷ đồng để đồng tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ đời sống người dân.
Đà Nẵng đưa vào hoạt động các điểm bán và giới thiệu sản phẩm

Đà Nẵng đưa vào hoạt động các điểm bán và giới thiệu sản phẩm

Kinh tế - PV - 4 giờ trước
Sáng 2/4, Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng tổ chức khai trương và đưa vào hoạt động “Điểm giới thiệu và bán sản phẩm hàng Việt, OCOP tại chợ Hàn”.
Thanh Hóa: Tăng cường công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn

Thanh Hóa: Tăng cường công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 4 giờ trước
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản về việc tăng cường công tác quản lý hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn.
Phú Yên: Khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2023

Phú Yên: Khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch năm 2023

Sắc màu 54 - Thành Nhân - 8 giờ trước
Tối 1/4, UBND tỉnh Phú Yên tổ chức khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch Phú Yên 2023 với chủ đề “Phú Yên - Điểm đến hấp dẫn và thân thiện". Đây là sự kiện chào mừng kỷ niệm Phú Yên 412 năm hình thành và phát triển (1611 - 2023), kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng Phú Yên (1/4/1975 - 1/4/2023); đồng thời là sự kiện giới thiệu nét văn hóa đặc sắc của tỉnh, quảng bá tiềm năng du lịch, thu hút đầu tư, góp phần khôi phục và kích cầu phát triển du lịch cũng như khởi động mùa du lịch Phú Yên năm 2023.

"Cô Tô - Dấu ấn đảo xanh”

Du lịch - Mỹ Dung - 9 giờ trước
Tối 1/4, UBND huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ khai mạc du lịch với chủ đề “Cô Tô - Dấu ấn đảo xanh”. Lễ khai mạc là điểm nhấn quan trọng trong chuỗi các hoạt động, sự kiện kích cầu, thu hút khách du lịch đến Cô Tô nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung.