Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Làng O2 sẽ không còn xa ngái

Lê Phương - 06:58, 04/07/2024

Hiện nay, ở Bình Định, ngôi làng đồng bào DTTS được xem là xa xôi, hẻo lánh nhất đó là làng O2, xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh. Ngôi làng này chỉ vỏn vẹn 54 nóc nhà của đồng bào dân tộc Ba Na. Người ta vẫn thường gọi O2 là làng nhiều không: không điện, không đường, không trường, không trạm y tế và không có nước sạch.

Xa ngái làng O2

Làng O2 nằm giữa một thung lũng, tứ bề núi rừng trùng điệp. Cũng bởi địa thế hiểm trở như vậy, người dân O2 sống gần như “biệt lập” với thế giới bên ngoài, mọi thứ phải tự cung, tự cấp nên tụt hậu so với những làng khác. Mới đây, đầu tháng 6, chúng tôi có dịp đi cùng Đoàn công tác của lãnh đạo UBND tỉnh Bình Định đến thăm bà con làng O2. 

Quả đúng như lời của những người đã từng tới O2, đường vào làng vô cùng gian nan, vất vả. Xuất phát từ TP. Quy Nhơn, chúng tôi vượt quãng đường hơn 80 cây số đến trung tâm huyện Vĩnh Thạnh, sau đó đi thêm hơn 10 cây số nữa để đến trung tâm xã Vĩnh Kim và bắt đầu hành trình băng rừng, lội suối gần 4 tiếng đồng hồ mới đến được O2.

Đường vào O2 dốc ngược, quanh co giữa những cánh rừng già, rừng keo lai bạt ngàn. Thi thoảng vài tiếng chim như rớt vào không gian quạnh quẽ. Sau nhiều giờ lội bộ, vượt qua con dốc “đầu gối đụng cằm”, O2 hiện ra với 1 màu xanh ngút ngàn, thấp thoáng là những mái nhà sàn, êm đềm như một làng quê cổ tích.

Làng O2 nằm giữa thung lũng, tứ bề núi rừng trùng điệp
Làng O2 nằm giữa thung lũng, tứ bề núi rừng trùng điệp

Đã nghe nói nhiều về ngôi làng đặc biệt mang tên O2, sau nhiều lần lỡ hẹn nay mới có dịp đến đây để "mục sở thị".  Tuy cuộc sống khó khăn, vất vả là vậy, nhưng đồng bào Ba Na vẫn rất lạc quan, họ sống chan hòa, tình cảm và đoàn kết. 

Theo ông Đinh Cư, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Kim, làng O2 hiện có 54 hộ đồng bào Ba Na, với hơn 200 nhân khẩu sinh sống. Do làng ở trên núi cao, đường đi cách trở nên cuộc sống đồng bào rất khó khăn, chủ yếu tự cung tự cấp bằng các nghề trồng lúa nước, lúa rẫy, trồng đậu đỗ, chăn nuôi bò, heo, gà… Cái nghèo như một vòng luẩn quẩn vẫn đeo bám mãi, chưa có cách nào tháo gỡ. 

Cũng theo lời ông Đinh Cư, làng O2 trước kia là nơi đặt trụ sở Tỉnh ủy, UBND, Công an tỉnh… thời kháng chiến. Do tập quán canh tác và sống lâu đời ở đây nên dù có khó khăn đến mấy, đồng bào cũng không có muốn dời làng đi nơi khác.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn tặng quà cho các em học sinh làng O2
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn tặng quà cho các em học sinh làng O2

Bao đời nay, người dân O2 vẫn phải sống trong cảnh đèn dầu, từ cuối năm 2022, được các cơ quan, ban, ngành hỗ trợ lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời nên làng O2 mới biết tới ánh điện. Từ khi có điện, cuộc sống bà con làng O2 bước sang trang mới tươi sáng hơn.

Anh Đinh Khích, Trưởng làng O2 chia sẻ: Người dân trong làng rất biết ơn các đoàn từ thiện đến đây, mang theo nhiều điều mới mẻ cho bà con. Đặc biệt, thanh niên Bình Định và các Đoàn từ thiện khác đã nhiều lần khảo sát, lắp đặt, sửa chữa đường ống dẫn nước sạch từ suối về làng cũng như hỗ trợ các thiết bị điện năng lượng mặt trời cho tất cả các gia đình ở làng O2, giúp bà con có điện thắp sáng, nghe đài, xem ti vi và có nước vệ sinh để dùng.

“Điều bà con mong muốn nhất là Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng con đường đến làng thuận tiện, có điện lưới quốc gia ổn định và có sóng điện thoại để thông tin liên lạc. Hiện tại bà con ở đây sống gần như tự cung tự cấp, bởi để đưa được nhu yếu phẩm, nông sản, hàng hóa từ trung tâm xã về làng và ngược lại từ làng xuống trung tâm xã tiêu thụ là cả một hành trình gian nan, vất vả. Cũng bởi vì thế mà làng O2 có 54 hộ dân thì 44 hộ thuộc diện hộ nghèo, 10 hộ còn lại cận nghèo”, ông Khích chia sẻ thêm.

Để làng O2 thêm gần

Đến nay, khi đời sống người dân miền núi Vĩnh Thạnh có nhiều thay đổi, bao nhiêu thôn, làng đã có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu như điện, đường, trường, trạm… thì O2 vẫn thiếu nhiều thứ. Trong câu chuyện của dân làng O2 với bất cứ người khách nào, chuyện về con đường luôn được nhắc đến; và đó cũng là ước mơ từ lâu của người dân làng O2 mà cho đến hôm nay vẫn chưa thành hiện thực.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn tặng cày cầm tay cho bà con làng O2
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn tặng máy cày cầm tay cho bà con làng O2

Không chỉ thiếu đường, làng O2 còn thiếu điện, thiếu nước. Hệ thống điện năng lượng mặt trời vừa được tài trợ cũng chỉ là giải pháp tạm thời, chủ yếu dùng để thắp sáng chứ chưa thể phục vụ vào mục đích khác. Nguồn nước sinh hoạt ở làng O2 chủ yếu là nước suối. Các mạnh thường quân đã giúp người dân lắp đặt đường ống đẫn nước về làng, nhưng đó cũng chỉ là nước hợp vệ sinh chứ chưa đủ tiêu chuẩn nước sạch.

Trong chuyến công tác về làng O2 đầu tháng 6 mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn đồng cảm với những khó khăn, thiếu thốn của bà con nơi đây. Ông Tuấn chia sẻ: Thấy cuộc sống của bà con vất vả, chúng tôi cũng rất trăn trở, chúng tôi sẽ cố gắng giải quyết tốt nhất mọi việc cho bà con theo từng bước một.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Tuấn tặng cho bà con 5 bộ đèn năng lượng mặt trời 1.000W; 5 máy cày cầm tay; 5 bồn chứa nước inox loại 1.500 lít và 2.000m ống nước để dẫn nước từ suối về thôn. UBND tỉnh sẽ lập dự án; sau đó chuyển cho UBND huyện Vĩnh Thạnh thực hiện hỗ trợ mỗi hộ dân 2 con bê cái sinh sản và hỗ trợ thôn 2 con bò đực lấy giống nhằm tạo sinh kế cho bà con.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh dự kiến đầu tư hệ thống pin mặt trời cỡ lớn, bộ tích trữ điện đủ để người dân thôn O2 sử dụng. Trang bị thêm 2 máy nổ công suất cao, đề phòng trường hợp không thể phát điện từ pin mặt trời thì dùng tới máy nổ. Sau khi có hệ thống điện sẽ tính tới việc xây dựng, lắp đặt trạm phát sóng di động để đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn giao các sở, ngành liên quan và lãnh đạo huyện Vĩnh Thạnh sớm triển khai khảo sát đường đi, hướng tuyến để chuẩn bị làm đường và kéo điện lưới quốc gia về làng O2
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn giao các sở, ngành liên quan và lãnh đạo huyện Vĩnh Thạnh sớm triển khai khảo sát đường đi, hướng tuyến để chuẩn bị làm đường và kéo điện lưới quốc gia về làng O2

Khi hay tin tỉnh có chủ trương đầu tư mở đường đến làng, người dân ai cũng phấn khởi. Ông Đinh Ly, một người dân O2 bày tỏ: Không gì có thể vui hơn việc có một con đường để đi lại thuận tiện. Có đường, nông sản bà con làm ra sẽ bán được giá cao hơn, bọn trẻ con trong làng đi học cũng thuận lợi, nhất là mỗi khi có người ốm đau sẽ đến trung tâm y tế nhanh hơn. 

Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho hay, đã giao sở, ngành liên quan và lãnh đạo huyện Vĩnh Thạnh sớm triển khai khảo sát đường đi, hướng tuyến để chuẩn bị làm đường. Sau khi thống nhất hướng tuyến, tỉnh đầu tư kinh phí mua xi măng, cát, sỏi; Nhân dân thôn làng O2 đóng góp ngày công làm đường.

 Dự kiến, đường rộng từ 1 - 1,2m và đổ bê tông mặt đường dày khoảng 15 - 20cm; phục vụ tốt cho xe mô tô lưu thông đi lại. “Nhà nước và bà con cùng đồng lòng góp công, góp của triển khai việc mở đường vào thôn làng O2 càng sớm càng tốt. Quyết tâm trước Đại hội Đảng bộ huyện Vĩnh Thạnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030, phải có được đường”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Tuy còn nhiều khó khăn nhưng làng O2 hôm nay cũng có những đổi thay đáng mừng. Những ngôi nhà vách gỗ, mái tôn vững chãi thay dần nhà tre nứa. Đặc biệt, khi có được con đường, làng O2 sẽ không còn “biệt lập”. Người dân sẽ đầu tư trồng trọt, chăn nuôi tăng thu nhập. Và trong câu chuyện thường ngày của người dân làng O2 sẽ không còn lo về đói nghèo mà sẽ dần mở sang một trang mới của sự ấm no, con em được đi học đầy đủ.

Chia tay người dân làng O2, khi mặt trời đã đứng bóng, ai nấy cũng bịn rịn không muốn rời xa. Giữa núi rừng u tịch, nhưng trong lòng mọi người đều cảm thấy rất vui và cùng chung một niềm tin rằng, không lâu nữa, làng O2 sẽ không còn xa ngái.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cần một “cuộc cách mạng” ở Rào Tre

Cần một “cuộc cách mạng” ở Rào Tre

Trong rất nhiều những bộn bề, ngổn ngang ở bản Rào Tre, xã Hương Liên (Hương Khê, Hà Tĩnh), thì điều trăn trở nhất là đồng bào Chứt vẫn chưa thể tự túc được lương thực. Những hỗ trợ từ các chương trình, dự án của Đảng và Nhà nước lâu nay… vẫn chưa đủ để vùng đất này bứt phá vươn lên. Rào Tre, đang cần một “cuộc cách mạng” mới để đổi thay.
Tin nổi bật trang chủ
Ninh Thuận: Các vị chức sắc đồng bào Chăm và Người có uy tín góp ý phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Ninh Thuận: Các vị chức sắc đồng bào Chăm và Người có uy tín góp ý phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Người có uy tín - Thái Sơn Ngọc - 13 phút trước
Sáng 23/10, tại TP. Phan Rang- Tháp Chàm, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị thông tin tuyên truyền và lắng nghe ý kiến Nhân dân quý III - 2024.
Hàng trăm loại thuốc, sinh phẩm mới cho người tham gia BHYT được Bộ Y tế đề xuất

Hàng trăm loại thuốc, sinh phẩm mới cho người tham gia BHYT được Bộ Y tế đề xuất

Xã hội - Minh Nhật - 21 phút trước
Bộ Y tế xây dựng dự thảo thông tư nhằm ban hành danh mục thuốc, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu được thanh toán theo chế độ bảo hiểm y tế, kèm theo tỷ lệ và điều kiện chi trả chi tiết. Theo đó, danh mục thuốc hóa dược và sinh phẩm được hưởng bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh, trừ trạm y tế xã, đã được mở rộng, thêm 1.037 hoạt chất như Atropin sulfat, Bupivacain hydroclorid...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

Thời sự - Hương Trà - 29 phút trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1243/QĐ-TTg ngày 22/10/2024 thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy vai trò Người có uy tín (Bài 6)

Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy vai trò Người có uy tín (Bài 6)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - Vũ Hường - 39 phút trước
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã tích cực vận động, tuyên truyền giúp Nhân dân nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, trong đó có Luật Hôn nhân và Gia đình, tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS.
Người góp sức xây dựng Bản Liền

Người góp sức xây dựng Bản Liền

Người có uy tín - Tráng Xuân Cường - 1 giờ trước
Nhiều năm qua, với vai trò là Người có uy tín, ông Lâm Văn An, sinh năm 1965, dân tộc Tày, Trưởng thôn Đội 4, xã Bản Liền, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã nêu cao tinh thần gương mẫu, chung tay, góp sức cùng cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân xã Bản Liền xây dựng nông thôn mới.
Truyền dạy ngôn ngữ Tà Mun cho thế hệ kế thừa

Truyền dạy ngôn ngữ Tà Mun cho thế hệ kế thừa

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Di sản đương đại “Vương quốc lò gạch”. Truyền dạy ngôn ngữ Tà Mun cho thế hệ kế thừa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thái Nguyên đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với đại biểu dự Đại hội Đại biểu các DTTS

Thái Nguyên đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với đại biểu dự Đại hội Đại biểu các DTTS

Tin tức - Thảo Khánh - 1 giờ trước
Trong khuôn khổ các hoạt động của Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV, năm 2024, ngày 23/10, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với 170 đại biểu về dự Đại hội Đại biểu các DTTS của tỉnh. Ông Nguyễn Huy Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, ông Phan Đức Cường, Trưởng ban Dân tộc tỉnh chủ trì Hội nghị đối thoại.
Na Hang (Tuyên Quang): Già làng, trưởng bản

Na Hang (Tuyên Quang): Già làng, trưởng bản "giải bài toán" về tảo hôn

Công tác Dân tộc - Huyền Khánh - 5 giờ trước
Ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống luôn là bài toán khó của nhiều địa phương có tỷ lệ đồng bào DTTS cao. Tại huyện Na Hang (Tuyên Quang) với sự góp sức tích cực, trách nhiệm của đội ngũ già làng, trưởng bản là Người có uy tín, thực trạng này đang từng bước được đẩy lùi...
Kon Tum: Tặng áo ấm mùa đông cho học sinh DTTS nghèo

Kon Tum: Tặng áo ấm mùa đông cho học sinh DTTS nghèo

Chuyên đề - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Vừa qua, Điện lực Đăk Tô (Kon Tum) tổ chức chương trình tặng áo ấm mùa đông kết hợp tuyên truyền kiến thức sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở (PTDTBT THCS) xã Đăk Rơ Nga, huyện Đăk Tô.
Thầy giáo Ngô Văn Bằng -

Thầy giáo Ngô Văn Bằng - "Mẹ hiền" của trẻ nhỏ ở Đồng Tâm

Giáo dục - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Trải qua bao thế hệ, trong mắt của mỗi học sinh, phụ huynh, cô giáo mần non luôn được ví như mẹ hiền của các em nhỏ. Nhưng ở Trường Mầm non Đồng Tâm, xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) có một thầy giáo dành hết tình cảm, tâm huyết để làm tròn vai "mẹ hiền". Đó là thầy giáo Ngô Văn Bằng (1981), dân tộc Tày.
Gương sáng ở Sơn Hà

Gương sáng ở Sơn Hà

Người có uy tín - Thanh Nga - 5 giờ trước
Nhiều năm qua, với vai trò là Người có uy tín thôn Khe Mụ, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, ông Bàn Văn Sang đã và đang phát huy tốt vai trò hạt nhân, nêu gương sáng trong công cuộc phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.