Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lặng lẽ Pù Luông

Uyển Nhi - 15:07, 20/07/2022

Cách Hà Nội khoảng 170km, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông là nơi sinh sống của cộng đồng người dân tộc Thái, Mường. Theo tiếng Thái, Pù Luông có nghĩa là đỉnh cao nhất của làng với độ cao khoảng 1.700m, nơi đây đặc biệt hấp dẫn bởi những khu rừng rậm nguyên sinh, suối thác, hang động và những khu ruộng bậc thang xen lẫn những bản làng yên bình của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây, tạo nên một bức tranh muôn màu, hấp dẫn cho vùng đất này.

Lặng lẽ Pù Luông

Thời điểm ghé thăm Pù Luông

Thời điểm lý tưởng nhất để ghé thăm Pù Luông là vào khoảng tháng 5 đến tháng 10.

Cuối tháng 5, đầu tháng 6: Đây là thời điểm bắt đầu vụ lúa mới, khắp những cánh đồng và khu ruộng bậc thang sẽ khoác một lớp áo xanh mướt, khung cảnh vô cùng đẹp mắt và thanh bình. Vào thời điểm này, khí hậu tương đối dễ chịu với nhiệt độ chỉ dưới 30 độ C.

Tháng 9 và tháng 10 là thời điểm Pù Luông bước vào mùa lúa chín, tất cả các khu ruộng bậc thang bên sườn đồi sẽ chuyển sang màu vàng rực rỡ, khiến cho Pù Luông mang một vẻ đẹp trù phú và lộng lẫy. Đây cũng chính là khoảng thời gian Pù Luông đẹp nhất và thu hút nhiều du khách tới tham quan và khám phá.

Lặng lẽ Pù Luông 1

Phương tiện đi lại

Pù Luông cách Hà Nội khoảng 170km, bạn có thể tới Pù Luông bằng xe máy, ôtô tự lái hoặc xe khách.

Từ Hà Nội đi theo hướng quốc lộ 6 qua Mai Châu, Hòa Bình rồi theo quốc lộ 15 C đến Co Lương, Đông Điểng là tới Pù Luông. Nếu từ Thanh Hóa, bạn đi theo đường mòn Hồ Chí Minh ngược lên Tây Bắc, tới thị trấn Cẩm Thủy đi tiếp đến thị trấn Cành Nàng, rẽ sang đường 15C thêm 10km là tới.

Nếu đi bằng xe khách, bạn có thể đón xe ở bến Giáp Bát, Nước Ngầm hoặc Mỹ Đình. Tuyến xe khách phổ biến để đi Pù Luông là Hà Nội – Bá Thước – Thanh Hóa, thường chỉ đến trung tâm huyện cách Pù Luông gần 20km nên các bạn phải thuê xe ôm để di chuyển.

Khi đến Pù Luông, bạn có thể di chuyển đến các điểm tham quan, các bản làng bằng xe máy, xe đạp hoặc trekking. Rất nhiều điểm lưu trú cung cấp những dịch vụ này kèm hướng dẫn viên.

Lặng lẽ Pù Luông 2

Địa điểm lưu trú

Pù Luông khá rộng, loại hình lưu trú phổ biến nhất chính ở đây là homestay. Ở Bản Kho Mường có nhà Bác Nêch, nhà Anh Nam, nhà Thanh Tuấn. Ở bản Nủa có nhà Anh Hoàng, nhà Anh Minh hay ở bản Kịt có nhà anh Thao…

Hoặc để thuận tiện hơn, các bạn có thể lựa chọn một số địa điểm lưu trú ở ngay Pù Luông như: Pù Luông Eco Garden, Pù Luông Retreat, Hoanh Thắng Homestay, Puluong Lake View Homestay, Puluong Lake View Homestay, Pu Luong Green Field Homestay...

Lặng lẽ Pù Luông 3

Địa điểm thăm quan

Khi đến Pù Luông các bạn có thể thăm quan những địa điểm sau:

Đỉnh núi Pù Luông: Được ví như “thiên đường giữa đại ngàn”, đỉnh Pù Luông sở hữu cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ quanh năm mây mù giăng kín.

Nếu bạn là người ưa thích mạo hiểm, có lẽ việc chinh phục đỉnh núi cao 1.700m so với mực nước biển là trải nghiệm thú vị nhất ở Pù Luông. Bạn sẽ mất khoảng 6 tiếng để leo tới đỉnh Pù Luông. Đứng trên đỉnh Pù Luông, bạn có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn phong cảnh nên thơ của núi rừng, những cánh đồng, thung lũng ở dưới chân núi.

Thác Hiêu được mệnh danh là thác nước đẹp nhất ở xứ Thanh. Dưới chân thác là những "bể tắm" tự nhiên, nước trong suốt, mát lạnh vào mùa Hè và ấm vào mùa Đông. Cách Thác Hiêu khoảng 11km là khu Làng Tôm hoặc Suối Chàm, nơi có những cọn nước khổng lồ rất ấn tượng, bạn cũng có thể trải nghiệm lênh đênh trên sông bởi những chiếc bè kết bằng tre nứa với những trải nghiệm khó quên.

Ngoài ra, bạn có thể ghé thăm đồi cọ, ruộng bậc thang, rừng nguyên sinh nơi đây để tận hưởng nét đặc trưng riêng của vùng đất này.

Phố Đoàn là tên gọi khu chợ có từ thời Pháp thuộc tại xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Đây là nơi giao thương hàng hóa và gặp gỡ của đồng bào các dân tộc Kinh, Mường, Thái của các xã quanh vùng.
Phố Đoàn là tên gọi khu chợ có từ thời Pháp thuộc tại xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Đây là nơi giao thương hàng hóa và gặp gỡ của đồng bào các dân tộc Kinh, Mường, Thái của các xã quanh vùng.

Chợ phiên Phố Đoàn: Đây là phiên chợ vùng cao độc đáo thu hút du khách khi tới đây. Chợ họp vào 2 buổi sáng ngày thứ 5 và Chủ Nhật hàng tuần. Đến đây bạn không chỉ trải nghiệm phiên chợ vùng cao mà còn có thể mua sắm đồ lưu niệm, sản vật địa phương như: Thổ cẩm, rau rừng, rượu cần, cua ốc, chuột rừng...

Bản Kho Mường: Đến với Kho Mường, bạn có thể chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên, trải nghiệm và tìm hiểu nét văn hóa, phong tục tập quán của người Thái, hòa mình vào cuộc sống dân dã nơi đây. Bản nằm sâu trong vùng lõi của khu bảo tồn thiên nhiên Quốc Gia Pù Luông, cách biệt với các bản làng khác trong vùng, ít chịu ảnh hưởng từ tác động của con người nên vẫn giữ được nét đẹp thơ mộng vốn có.

Đặc biệt, khi đến với Bản Kho Mường bạn nên đến thăm Hang Kho Mường hay còn gọi là Hang Dơi. Đây là nơi trú ngụ của nhiều loài dơi, khi đi sâu vào trong hang, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những khối đá, nhũ đá với những hình thù kì lạ như hình người, hình cây, mãnh thú… đủ các màu sắc khác nhau, mờ mờ ảo ảo vô cùng sống động và đặc sắc.

Bản Son Bá Mười: Nằm trên cung đường từ Mai Châu tới Pù Luông, Son Bá Mười là 3 bản vùng cao thuộc xã Lũng Cao, huyện Bá Thước, có khí hậu ôn hòa, nhiệt độ 18 - 22 độ C. Nơi đây còn lưu giữ nhiều tập tục của người Thái cổ, nhà sàn truyền thống mang nhiều nét đặc thù của dân địa phương. Vượt qua những con dốc cao và khúc khuỷu, dừng chân ở Son Bá Mười bạn sẽ được tận hưởng nhịp sống thanh bình giữa khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.

Bản Đôn: Đây là nơi sinh sống chủ yếu của người dân tộc Thái, nằm ở trung tâm của khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Bản Đôn là một trong số ít bản lưu giữ được bản sắc văn hóa dân tộc, kiến trúc nhà sàn độc đáo. Bao quanh Bản Đôn là không khí trong lành với rừng núi và hệ sinh thái ruộng bậc thang tuyệt đẹp. Nếu bạn đến Pù Luông vào dịp tháng 9 và tháng 10 bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang với mùa vàng rực rỡ của lúa chín.

Lặng lẽ Pù Luông 5

Đặc sản Pù Luông

Việc ăn uống ở Pù Luông khá đơn giản nhưng mang đậm bản sắc độc đáo riêng, Những món ẩm thực được yêu thích ở Pù Luông là cá suối nướng, vịt cổ Lũng, lợn cỏ nướng, cá nướng, gà đồi, cơm lam, măng chua, măng đắng, canh rau ngót rừng…

Ngoài ra, bạn có thể mua một số đặc sản về làm quà cho người thân như: Thịt trâu gác bếp, cam quýt Pù Luông, hạt mắc khén Pù Luông, hạt dổi, măng rừng, rượu cần, thổ cẩm…

Bạn cần lưu ý và chuẩn bị những gì khi đến Pù Luông?

Do các điểm tham quan, vui chơi ở Pù Luông cách nhau khá xa nên việc di chuyển mất nhiều thời gian, các bạn nên chuẩn bị sức khỏe tốt và các dụng cụ bảo hộ an toàn.

Nên mang theo giày đi bộ, thể thao vừa chân, thoải mái, thấm hút tốt để leo núi. Ngoài ra bạn cũng cần mang theo thuốc men, kem chống nắng, thuốc chống nấm, chống côn trùng đốt. Trước khi đi bạn cũng nên theo dõi thời tiết tại vùng này để tránh gặp phải những ngày mưa gió.

Hy vọng những thông tin của chúng tôi hữu ích đối với chuyến đi của bạn khi chọn Pù Luông là điểm ghé thăm./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Những ánh mắt lấp lánh niềm tin ở Pêtapót

Những ánh mắt lấp lánh niềm tin ở Pêtapót

Xã hội - Tiêu Dao - 2 giờ trước
Ngôi làng Pêtapót trên vùng cao biên giới Nam Giang từng một thời nằm biệt lập với thế giới xung quanh. Thế rồi khi có những người lính Biên phòng lên đây “ba cùng” với đồng bào, cụm dân cư này đã chuyển mình, khoác lên một diện mạo mới.
Trợ giúp người dân vùng biên phát triển kinh tế

Trợ giúp người dân vùng biên phát triển kinh tế

Kinh tế - Thu Hà - 2 giờ trước
Chăm lo, đầu tư, hỗ trợ nhiều mặt để giúp người dân ở vùng biên giới ổn định cuộc sống, từ đó an tâm bám bản, bám làng, không vượt biên trái phép, không buôn lậu hoặc bị lợi dụng, mua chuộc vận chuyển hàng cấm qua biên giới… Đó là chủ trương, chính sách xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta từ nhiều năm nay. Tại huyện biên giới Bù Đốp (Bình Phước), việc triển khai chính sách tín dụng ưu đãi cho người dân vùng biên là trợ lực giúp người dân an tâm phát triển sản xuất, chăn nuôi, ổn định cuộc sống.
Quảng Trị: Những kết quả bước đầu sau gần 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Quảng Trị: Những kết quả bước đầu sau gần 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 2 giờ trước
Vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị có dân số khoảng 0,65 triệu người (2021) trong đó, DTTS chiếm 13,3% dân số toàn tỉnh. Do đó, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương . Để hiểu hơn về những kết quả bước đầu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Hồ Thị Lệ Hà, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị
Kịp thời cứu nạn thành công 10 thuyền viên bị nạn trôi dạt trên biển Côn Đảo

Kịp thời cứu nạn thành công 10 thuyền viên bị nạn trôi dạt trên biển Côn Đảo

Xã hội - Lê Vũ - Quang Anh - 2 giờ trước
Chiều ngày 26/9/2023, tại cảng Bến Đầm, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồn Biên phòng Côn Đảo, BĐBP tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tiến hành các thủ tục tiếp nhận 10 thuyền viên của tàu cá BL 93279 TS gặp nạn trên biển được tàu SAR 272 của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 3 đưa vào bờ an toàn.
Nhân rộng các sáng kiến tuyên truyền, vận động phát triển hội viên tại vùng tôn giáo

Nhân rộng các sáng kiến tuyên truyền, vận động phát triển hội viên tại vùng tôn giáo

Dân tộc- Tôn giáo - Thúy Hồng - 2 giờ trước
Sáng 26/9, tại Nam Định, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Diễn đàn "Chia sẻ, vận động nhân rộng các sáng kiến và giải pháp thông tin tuyên tuyền, vận động phát triển hội viên tại vùng tôn giáo". Tham dự Diễn đàn có gần 150 đại biểu đến từ 22 tỉnh, thành và trực tuyến tại 21 điểm cầu trên cả nước.
Tin trong ngày - 25/9/2023

Tin trong ngày - 25/9/2023

Bản tin hôm nay, ngày 25/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Đoàn công tác của Quốc hội hỗ trợ hơn 6 tỷ đồng an sinh xã hội tại Yên Bái. Nông dân Hơ Moong chăm sóc sầu riêng bằng điện thoại di động. Gì Thàng - Điểm sáng an ninh trật tự. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thừa Thiên Huế: Khởi công xây dựng nhà “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo biên giới

Thừa Thiên Huế: Khởi công xây dựng nhà “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo biên giới

Tin tức - Tào Đạt - 2 giờ trước
Chiều 26/9, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với chính quyền địa phương đã tổ chức khởi công xây dựng nhà cho 2 hộ gia đình phụ nữ nghèo tại khu vực biên giới xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Lễ phát động Tuần lễ Làm mẹ an toàn 2023 sẽ diễn ra tại Hòa Bình

Lễ phát động Tuần lễ Làm mẹ an toàn 2023 sẽ diễn ra tại Hòa Bình

Sức khỏe - Minh Anh - 2 giờ trước
Lễ phát động Tuần lễ Làm mẹ an toàn 2023 sẽ diễn ra vào ngày 30/9, tại Tp. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Sự kiện nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở các vùng khó khăn.
Kon Tum: Ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa tỉnh Kon Tum và tỉnh Chăm-Pa-Sắc

Kon Tum: Ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa tỉnh Kon Tum và tỉnh Chăm-Pa-Sắc

Trang địa phương - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Chiều ngày 26/9, tại thành phố Kon Tum, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum, Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính quyền tỉnh Chăm-Pa-Sắc, nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào tổ chức Lễ ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác giai đoạn 2023-2027 giữa 2 tỉnh.
Khai mạc Hội thi tuyên truyền lưu động về ATGT tỉnh Hậu Giang năm 2023

Khai mạc Hội thi tuyên truyền lưu động về ATGT tỉnh Hậu Giang năm 2023

Pháp luật - Như Tâm - 3 giờ trước
Ngày 26/9, Ban Tổ chức Cuộc thi tuyên truyền lưu động tỉnh Hậu Giang tổ chức khai mạc Hội thi tuyên truyền lưu động về an toàn giao thông (ATGT) năm 2023.
Dự án “Hạt gạo nghĩa tình - Trung thu yêu thương” cổ vũ các em học sinh DTTS vững bước tới trường

Dự án “Hạt gạo nghĩa tình - Trung thu yêu thương” cổ vũ các em học sinh DTTS vững bước tới trường

Nhịp cầu nhân ái - Thiên An - 3 giờ trước
Ngày 26/9, Trường THPT Chuyên Thái Nguyên đã tổ chức chương trình “Hạt gạo nghĩa tình - Trung thu yêu thương” tại điểm trường Lũng Hoài, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.