Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

La Văn Vinh – Người Đan Lai đầu tiên trở thành bác sĩ

An Yên - 01:46, 30/08/2024

Những trăn trở từ hiện thực cuộc sống đã thôi thúc chàng thanh niên người Đan Lai La Văn Vinh (ở vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát, Con Cuông, Nghệ An) không ngừng rèn luyện, nỗ lực học tập để trở thành bác sĩ. Đặc biệt, ngay từ những ngày đầu tốt ngiệp Trung cấp Y Vinh, cầm tấm bằng y sĩ, chàng trai trẻ La Văn Vinh không tìm nơi đô thị hay nơi thuận lợi lập thân lập nghiệp mà háo hức quay trở về, phục vụ Nhân dân, phục vụ bản làng.

Bác sĩ La Văn Vinh cùng đồng nghiệp và cán bộ quân y Đồn Biên phòng Môn Sơn
Bác sĩ La Văn Vinh cùng đồng nghiệp và cán bộ quân y Đồn Biên phòng Môn Sơn "đi từng ngõ, gõ từng nhà" để tiêm phòng cho trẻ em trong độ tuổi

Người con của bản

Người Đan Lai  sống tại hai bản Búng và Cò Phạt, thuộc xã Môn Sơn. Cách đây khoảng 15 năm về trước, do đói nghèo, lạc hậu nên người Đan Lai vẫn chưa thoát ra được những tập tục đẻ ngồi và nhúng trẻ sơ sinh dưới dòng Khe Khặng như một cách để “sàng lọc”. 

Con đường trở thành bác sĩ của anh Vinh không thể nói đủ bằng lời. Những khó khăn, trở ngại đầu tiên đến từ hiện thực cuộc sống khốn khó, vất vả của người dân vùng lõi Vườn quốc gia Pù Mát.

Khi lên 6 tuổi, trong khi nhiều đứa trẻ Đan Lai vẫn chưa biết đến trường lớp, Vinh may mắn hơn khi bố mẹ Vinh đã quyết định gửi anh ra nhà người thân ở trung tâm xã Môn Sơn để theo học. “Đó là một quyết định thay đổi đời tôi. Bố mẹ cũng chỉ muốn tôi có học để thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu”, Vinh rơm rớm cảm xúc khi kể lại.

Lớn lên trong gian khó, nên càng thôi thúc Vinh có sự quyết tâm vươn lên hơn. Học xong bậc THPT, anh thi vào trường Trung cấp Y Vinh (nay là Đại học Y Vinh, Nghệ An). Ra trường với tấm bằng y sĩ năm 2009, anh xung phong về lại bản Cò Phạt và Khe Búng phụ trách công tác y tế thôn bản.

Vinh tâm sự về cái ngày trọng đại ấy: Quay lại quê nhà, là một quyết định tôi đắn đo rất nhiều. Rồi tôi nghĩ, mình là người con của đồng bào Đan Lai, không trở lại phục vụ bản làng thì còn ai dám vào nữa.

Bác sĩ La Văn Vinh: mình là người con của đồng bào Đan Lai, không trở lại phục vụ bản làng thì còn ai dám vào nữa.
Bác sĩ La Văn Vinh: Mình là người con của đồng bào Đan Lai, không trở lại phục vụ bản làng thì còn ai dám vào nữa

Ngay cả đến hôm nay, đường vào hai bản Cò Phạt, Khe Búng vẫn rất khó khăn vì nền đất trơn trượt khi mưa xuống. Có đoạn, phải hò nhau khiêng xe qua suối, người lướt thướt như chuột lột. Bởi vậy, mà thời ấy, chẳng ai muốn vào chốn “thâm sơn cùng cốc” này cũng là điều dễ hiểu.

Về bản công tác, Vinh có nhiều lợi thế hơn đồng nghiệp khi am hiểu phong tục, thông thạo ngôn ngữ…; Vì vậy, việc tuyên truyền, vận động bà con thực hiện các biện pháp để nâng cao sức khỏe có hiệu quả hơn. “Cắm bản” hai năm, anh được tuyển dụng chính thức vào Trạm Y tế xã Môn Sơn. Năm 2011, Vinh tiếp tục quay lại bản Cò Phạt và Khe Búng với vai trò là cán bộ y tế tăng cường.

Góp sức vì quê hương

Trăn trở từ hiện thực công việc cần có tay nghề chuyên môn cao hơn để khám chữa bệnh cho người dân, Vinh xuống núi, về thành Vinh học tiếp chương trình đại học, ngành bác sĩ đa khoa. Cùng thời điểm năm 2014, khi vợ anh vừa sinh con nhỏ, tiền lương y sĩ lại thấp nên kinh tế gia đình hết sức khó khăn.

Để có đủ sinh hoạt phí nơi thị thành, ngày đi học, ban đêm Vinh ra sông Lam đánh cá, ra đồng bắt ếch. Những tháng ngày vất vả, khó nhọc cũng qua đi. Sau 6 năm, cầm tấm bằng bác sĩ đa khoa, Vinh trở thành bác sĩ người dân tộc Đan Lai đầu tiên. Và cũng sau khi có đủ chứng chỉ hành nghề, tháng 3/2023, Vinh trở lại Trạm Y tế xã Môn Sơn công tác.

Bác sĩ La Văn Vinh thăm khám cho người bệnh
Bác sĩ La Văn Vinh thăm khám cho người bệnh

Để minh chứng về sự cần thiết phải học tập nâng cao nghề chuyên môn, Bác sĩ Vinh đã kể lại tình huống mà anh gặp phải. “Trong ca trực mới đây không lâu, đã quá nửa đêm, tôi tiếp nhận một sản phụ đã vỡ ối. Ca đỡ đẻ thành công nhưng đứa trẻ được sinh ra còn nguyên bọc ối bên ngoài. Điều này dẫu đã được học trong chương trình, nhưng khi gặp ở thực tế, tôi vẫn khá lúng túng. Và tôi đã phải gọi cho bác sĩ Thanh – Trưởng Trạm Y tế xã Môn Sơn nhà ở gần trạm để hỗ trợ, đảm bảo an toàn cho em bé vừa chào đời".

Bác sĩ Vinh chia sẻ, cho đến hôm nay, nhận thức của bà con Đan Lai về chăm sóc sức khỏe vẫn chưa thực sự đầy đủ. Nhiều người vẫn không có thói quen khám sức khỏe thai kỳ, sinh đẻ không đến trạm y tế, không tiêm phòng cho trẻ sơ sinh đầy đủ… Đây là những trở ngại mà anh cùng đồng nghiệp vẫn phải tiếp tục tuyên truyền, góp sức nâng cao nhận thức cho bà con về sức khỏe sinh sản, sức khỏe cộng đồng…

Có mặt định kỳ trong những chuyến về lại bản, anh Vinh kể: Tôi và các đồng nghiệp ở Trạm không sợ vất vả. Nếu bà con không ra tận nơi để thăm khám, tư vấn được, chúng tôi đều mong bà con gọi điện, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn qua điện thoại hoặc di chuyển vào tận nơi để khám, sàng lọc, cấp thuốc cho người bệnh.

Hình ảnh tận tâm, trách nhiệm suốt bao năm qua của anh với bản làng, đã truyền niềm cảm hứng rất lớn cho thế hệ trẻ người Đan Lai trên hành trình lập thân, lập nghiệp; nhưng hơn hết, là đem sức trẻ, hoài bão của bản thân đóng góp vào sự phát triển của quê hương và sự tiến bộ trong nhận thức của người dân.

Cuộc vận động đưa người Đan Lai ra khỏi rừng năm 2001 được xem là cuộc di cư lịch sử, là sự kiện đầu tiên của tộc người này để hòa nhập với cộng đồng, xã hội bên ngoài. Rồi, những con người tiên phong của bản mua máy cày, bừa về phục vụ trồng lúa nước là một bước ngoặt mới trong lao động, sản xuất. 

Còn với bác sĩ La Văn Vinh, là minh chứng rõ ràng nhất, cụ thể nhất về một thế hệ trẻ người Đan Lai đang có những thay đổi, đặc biệt là nhận thức về vượt khó vươn lên trong học tập, góp sức xây dựng bản làng ngày càng phát triển.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những người lính với hành trình làm sạch đất

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.
Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô Hà Nội sắp được xây dựng

Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô Hà Nội sắp được xây dựng

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Văn Hoa - 1 giờ trước
Nhằm giới thiệu, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống Phật giáo Thủ đô, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1889/QĐ-UBND về phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô; địa điểm tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm.

"Festival Phở năm 2025" quy tụ phở ba miền Bắc-Trung-Nam

Ẩm thực - Minh Nhật - 1 giờ trước
Chương trình “Festival Phở năm 2025” nhằm quảng bá hình ảnh “Phở Hà Nội” sẽ được tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long. Chương trình sẽ có hơn 50 gian hàng, quy tụ các thương hiệu phở nổi tiếng cả ba miền Bắc-Trung-Nam
Yên Bái: Thu trên 632 tỷ đồng từ du lịch trong quý I/2025

Yên Bái: Thu trên 632 tỷ đồng từ du lịch trong quý I/2025

Du lịch - Văn Hoa - 1 giờ trước
Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái, tính đến hết quý I/2025, toàn ngành Du lịch tỉnh Yên Bái ước đón phục vụ 742.335 lượt khách du lịch, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước; khách quốc tế đạt 83.582 lượt, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2024; doanh thu ước đạt trên 632,2 tỷ đồng, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm trước.
135 món ẩm thực độc đáo chờ xác lập kỷ lục Việt Nam tại Ngày hội thanh trà Bình Minh

135 món ẩm thực độc đáo chờ xác lập kỷ lục Việt Nam tại Ngày hội thanh trà Bình Minh

Ẩm thực - Tào Đạt - 5 giờ trước
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thị Quyên Thanh cho biết, UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch tổ chức Ngày hội Thanh trà Bình Minh, công diễn xác lập kỷ lục Việt Nam đối với 135 món ẩm thực được chế biến từ trái thanh trà của thị xã Bình Minh.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Media - BDT - 5 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lạ lùng thúng chai Việt

Lạ lùng thúng chai Việt

Giải trí - Bích Đào - 5 giờ trước
Thúng chai (thuyền thúng) từ lâu đã được mệnh danh là “trí khôn sông nước Việt”. Một phương tiện truyền thống đặc hữu của các tàu cá xa đất liền. Với ngư dân miền Trung, ra biển mà không có thúng chai thì ngang với… cụt tay.
Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 5 giờ trước
Thời gian qua, với sự hỗ trợ và tạo điều kiện từ chính quyền các cấp, đời sống tinh thần và tự do tín ngưỡng của đồng bào các DTTS tại tỉnh Cao Bằng được bảo đảm, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển của địa phương. Những nỗ lực này giúp đồng bào thực hiện đức tin, góp phần xây dựng cộng đồng gắn bó, đoàn kết và phát triển bền vững.
Trắng đêm giữ đất

Trắng đêm giữ đất

Xã hội - An Yên - 5 giờ trước
Ấy là câu chuyện người dân xã Đồng Văn (Thanh Chương, Nghệ An) đốt lửa, dựng lều, căng băng rôn, đánh trống... suốt ngày đêm, chỉ để xua đuổi đơn vị khai thác cát đang “hoành hành” ngay khúc sông quê nhà. Câu chuyện giữ đất, giữ làng trước nguy cơ sạt lở chưa bao giờ lại nóng bỏng đến vậy.
Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Kinh tế - Thanh Phong - 5 giờ trước
Theo thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), giá trị xuất khẩu hàng rau quả tháng 3 ước đạt 450 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả quý I đạt hơn 1,1 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy tính cả quý, các doanh nghiệp Việt Nam đã hụt thu lên tới hơn 2.800 tỷ đồng.
Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 5 giờ trước
Bia Ma Nhai, một di tích lịch sử quan trọng, đặc sắc của vùng đất Con Cuông, đang được tỉnh Nghệ An làm hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia.