Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản Việt Nam

PV - 09:00, 10/05/2022

Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Phạm Nguyễn Toan, những năm gần đây, nguồn vốn thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển dần trở nên phong phú hơn.

(Ảnh minh họa: Danh Lam/TTXVN)
(Ảnh minh họa: Danh Lam/TTXVN)

Chiều 9/5, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam, dưới sự bảo trợ của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đã tổ chức Hội thảo Khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản Việt Nam.

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, đóng góp của thị trường bất động sản trong GDP giai đoạn 2019-2021 khoảng 14%. Thị trường bất động sản có khả năng lan tỏa đến trên 40 ngành quan trọng khác của nền kinh tế và trở thành nhịp cầu nối cho các thị trường khác, góp phần phát triển đồng bộ các loại thị trường, đó là điều quan trọng để cơ chế thị trường phát huy tác dụng.

Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Phạm Nguyễn Toan, những năm gần đây, nguồn vốn thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển dần trở nên phong phú hơn. Tuy nhiên, còn nhiều hạn chế trong cơ chế, chính sách và phương thức quản lý, điều tiết dòng vốn cho thị trường này. Doanh nghiệp vẫn phụ thuộc trước hết và chủ yếu vào vốn tín dụng ngân hàng.

Trong khi đó, “Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt tín dụng bất động sản là giải pháp nhằm hạn chế các hoạt động đầu cơ, giúp thị trường trở nên minh bạch, tránh xảy ra bong bóng bất động sản. Đây là việc cần thiết để lành mạnh hóa thị trường bất động sản, giảm thiểu các rủi ro cho nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh thị trường địa ốc tăng “nóng” thời gian qua khi đa số các nhà đầu tư đều sử dụng đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên, chủ trương siết tín dụng khiến người dân, nhà đầu tư, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản khó tiếp cận với nguồn vốn vay từ ngân hàng,” Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng Việt Nam Nguyễn Quốc Hùng phân tích.

Trong bối cảnh này, việc tiếp tục đa dạng hóa và hoàn thiện các kênh huy động vốn đầu tư bất động sản cần là một trong những ưu tiên chính sách trong giai đoạn tới.

Tiến sỹ Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, phương châm cho phát triển các kênh đầu tư bất động sản là củng cố, lành mạnh hóa các kênh hiện hữu như tín dụng ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp bất động sản và thúc đẩy mạnh hơn, gắn liền với lành mạnh hóa và giảm rủi ro các kênh mới hình thành và còn yếu như đầu tư qua các quỹ tín thác bất động sản (REIT).

Theo đại diện Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, đối với các kênh như tín dụng và phát hành trái phiếu có thể siết chặt song không “dàn hàng ngang” mà tùy từng chủ thể phát hành cho vay, phân khúc thị trường để có sự điều tiết hữu hiệu, không bóp nghẹt hay gây sự lo sợ của nhà đầu tư trên diện rộng. Các nhóm giải pháp cần có giải pháp ngắn hạn/trước mắt và trong trung, dài hạn.

Trước mắt, cần phân lập và làm rõ các tổ chức phát hành trái phiếu, ngân hàng cho vay bất động sản và dư nợ, tính chất các khoản vay ngân hàng, độ khả tín của tổ chức phát hành để tránh sự lo lắng mang tính hệ thống, nhất là khi thông tin chưa đủ minh bạch, cập nhật, với nhiều tin đồn và nhiều nhà đầu tư cá nhân có bản lĩnh đầu tư, kỹ năng đầu tư chứng khoán còn hạn chế.

Nói về thị trường trái phiếu, thời gian gần đây, thị trường trái phiếu doanh nghiệp nói chung và trái phiếu doanh nghiệp bất động sản nói riêng phát sinh một số vấn đề và thông tin tiêu cực. Tuy chỉ là những hiện tượng cá biệt song các chuyên gia cho rằng, việc này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường cũng như việc phát hành trái phiếu của các nhà phát triển bất động sản chân chính.

Cùng lúc đó, ở các nước phát triển trên thế giới, phát hành trái phiếu doanh nghiệp là một công cụ huy động vốn phổ biến, đặc biệt là của những doanh nghiệp lớn, có uy tín.

Nguồn vốn từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp khắc phục được nhược điểm của nguồn vốn tín dụng ngân hàng là phù hợp hơn với tính chất trung và dài hạn của kinh doanh bất động sản. Nếu thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển thì lãi suất huy động còn có thể thấp hơn nữa do tận dụng được ưu thế của tài chính trực tiếp so với tài chính gián tiếp.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng, để khai thông dòng vốn cho thị trường bất động sản, cần điều chỉnh ngay những quy định pháp luật về thị trường trái phiếu phát hành riêng lẻ để tạo niềm tin cho giới đầu tư. Nghị định 153/2020/NĐ-CP Quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế cần quy định rõ ràng xếp hạng tín nhiệm là điều kiện bắt buộc cho việc phát hành trái phiếu để các nhà đầu tư có cơ sở thẩm định rủi ro trái phiếu họ đầu tư.

Đồng quan điểm này, Tiến sỹ Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách tài chính-tiền tệ Quốc gia cho hay Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển tín dụng nhà ở, các phân khúc còn thiếu cung, lĩnh vực xây dựng, thị trường cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp… Do vậy, cần phát triển cân bằng, hài hòa hơn thị trường tài chính, kiến tạo phát triển song vẫn kiểm soát rủi ro, nắn dòng vốn chứ không làm nghẽn, chú trọng điều tiết cung cầu bất động sản.

Đối với doanh nghiệp bất động sản, ngoài vốn tín dụng, doanh nghiệp bất động sản cần lưu tâm, linh hoạt huy động vốn từ các kênh khác như phát hành trái phiếu, chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu, chương trình phát hành cổ phiếu cho người lao động (ESOP), cổ phiếu quỹ, quỹ đầu tư, trái phiếu công trình, thuê tài chính…./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khối thi đua số 2 Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2024

Khối thi đua số 2 Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2024

Chiều 7/10, tại Hà Nội, Khối thi đua số 2 Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị thông qua các văn bản hoạt động khối và triển khai kế hoạch công tác Khối thi đua số 2 lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024. Gs. Trần Trung - Giám đốc Học viện Dân tộc - Khối trưởng Khối thi đua số 2, chủ trì Hội nghị.
Tin nổi bật trang chủ
Người dân Cà Mau nâng cao chất lượng sống nhờ chuyển đổi số

Người dân Cà Mau nâng cao chất lượng sống nhờ chuyển đổi số

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 30 phút trước
Công cuộc chuyển đổi số (CĐS) ở Cà Mau hiện đang diễn ra mạnh mẽ và rộng khắp từ các khóm, ấp đến thành thị, trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua đó, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đời sống của người dân.
Đại Từ (Thái Nguyên) chú trọng nâng cao thể trạng, sức khỏe người DTTS

Đại Từ (Thái Nguyên) chú trọng nâng cao thể trạng, sức khỏe người DTTS

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 34 phút trước
Nhằm thực hiện mục tiêu chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em (Dự án 7) trong Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (DTTS&MN), giai đoạn 2021-2030, thời gian qua, huyện Đại Từ đã triển khai đa dạng các hoạt động, qua đó nâng cao nhận thức về thể trạng cũng như sức khoẻ của bà con trên địa bàn.
Trung tâm Dịch vụ Việc làm Thái Nguyên: Tổ chức ngày hội việc làm Quý IV năm 2024

Trung tâm Dịch vụ Việc làm Thái Nguyên: Tổ chức ngày hội việc làm Quý IV năm 2024

Xã hội - Thảo Khánh - 46 phút trước
Ngày 7/10, tại Thái Nguyên diễn ra ngày hội việc làm Quý IV năm 2024, đồng thời tư vấn chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) - Kết nối cung cầu lao động.
Khối thi đua số 2 Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2024

Khối thi đua số 2 Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2024

Tin tức - Hoàng Quý - 52 phút trước
Chiều 7/10, tại Hà Nội, Khối thi đua số 2 Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị thông qua các văn bản hoạt động khối và triển khai kế hoạch công tác Khối thi đua số 2 lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024. Gs. Trần Trung - Giám đốc Học viện Dân tộc - Khối trưởng Khối thi đua số 2, chủ trì Hội nghị.
Ấm no từ “cánh đồng” chính sách

Ấm no từ “cánh đồng” chính sách

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 53 phút trước
Từ vùng đất cằn khô, cánh đồng 132 tại xã Cư Elang, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk được cải tạo thành đồng lúa màu mỡ. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, đồng bào Ê Đê - chủ nhân của cánh đồng này không chỉ có cuộc sống ấm no, mà còn thúc đẩy kinh tế phát triển.
Ðộc đáo múa bóng rỗi

Ðộc đáo múa bóng rỗi

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 4/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghệ nhân làng cổ Đường Lâm biến rơm thành đồ chơi. Núi Bà Đen - Điểm nhất định phải đến. Những người lưu giữ báu vật của buôn làng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bảo vệ sâm Ngọc Linh trước nguy cơ bị xâm hại

Bảo vệ sâm Ngọc Linh trước nguy cơ bị xâm hại

Pháp luật - Minh Ngọc - Tùng Linh - 55 phút trước
Trước tình trạng trộm cắp và làm giả sâm Ngọc Linh gia tăng, các tỉnh Quảng Nam và Kon Tum đã đề ra nhiều biện pháp nhằm chấm dứt tình trạng trộm cắp sâm, làm giả sâm để bảo vệ các vườn sâm, cũng như giữ gìn thương hiệu sâm quốc bảo.
Masan Group trao 100 tỷ hỗ trợ chương trình

Masan Group trao 100 tỷ hỗ trợ chương trình "Mái ấm cho đồng bào tôi"

Xã hội - PV - 1 giờ trước
Ngày 5/10 vừa qua, Tập đoàn Masan đã trao 100 tỷ hỗ trợ cho tỉnh Lào Cai trong khuôn khổ chương trình phát động hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, với chủ đề “Mái ấm cho đồng bào tôi” do Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2024

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2024

Thời sự - Hồng Phúc - 1 giờ trước
Chiều 7/10, tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn - Người phát ngôn của Chính phủ đã chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2024.
Trên 15.300 học sinh vùng khó khăn tỉnh Kon Tum được nhận gạo hỗ trợ của Chính phủ

Trên 15.300 học sinh vùng khó khăn tỉnh Kon Tum được nhận gạo hỗ trợ của Chính phủ

Giáo dục - Minh Thu - 1 giờ trước
UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Quyết định phân bổ gạo hỗ trợ cho học sinh học kỳ I, năm học 2024 - 2025 theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.
Nguyên Hiệu trưởng trường mầm non ở Hà Giang bị khởi tố

Nguyên Hiệu trưởng trường mầm non ở Hà Giang bị khởi tố

Pháp luật - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Viện Kiểm sát nhân dân huyện Yên Minh (tỉnh Hà Giang) vừa phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với Đồng Thị Ngọc (47 tuổi, trú xã Bạch Đích, huyện Yên Minh), nguyên là Hiệu trưởng Trường Mầm non xã Bạch Đích, về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".