Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khi văn chương được số hóa

Giang Lam - 06:10, 11/04/2023

“Chuyển đổi số” đã trở thành cụm từ khá quen thuộc trong thời buổi công nghệ 4.0. Hiện nay, công nghệ số đóng vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực văn chương. Trào lưu số hóa tác phẩm văn học lên nền tảng số đã có sự chuyển biến. Đây cũng là cơ hội cho tác giả cũng như độc giả dễ dàng tìm thấy nhau, gặp gỡ nhau trong không gian số.

Các tác giả trẻ nổi tiếng trên mạng internet trao đổi về sáng tác văn chương cùng các sinh viên Trường Đại học Tân Trào.
Các tác giả trẻ nổi tiếng trên mạng Internet trao đổi về sáng tác văn chương cùng các sinh viên Trường Đại học Tân Trào

“Cánh cửa” mới quảng bá văn chương

Tại lớp tập huấn Lý luận Phê bình do Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức tại Tuyên Quang, PGs.Ts. Nguyễn Khánh Thành đã chia sẻ về văn chương mạng. Trước đây, nói đến đọc tác phẩm văn chương, là người đọc phải tập trung và tiếp xúc bằng mắt, lật giở bằng tay trên các trang sách truyền thống. Nay thì đã khác, sự phát triển của công nghệ số đã mở ra những cơ hội cho người đọc trong việc tiếp cận với nguồn tác phẩm văn chương phong phú. 

"Người đọc chỉ việc tải sách về. Ebook (sách điện tử) cho người xem cảm giác gần như đọc sách giấy và có thể đọc mọi lúc, mọi nơi. Chưa kể nhiều năm trở lại đây, các ứng dụng sách nói đa dạng, dễ dàng để người đọc cài đặt trên điện thoại thông minh. Bạn đọc chỉ cần nhấn nút là có thể nghe và chìm đắm trong thế giới nhân vật văn học", PGs.Ts. Nguyễn Khánh Thành nhìn nhận.

Thượng tá, nhà văn, nhà biên kịch Đỗ Bích Thúy thường xuyên viết về đề tài miền núi. Chị rất vui, khi tác phẩm của mình được sống thêm một đời sống nữa, bằng âm thanh sau khi đã xuất bản bằng giấy. Nhà văn Đỗ Bích Thúy cho rằng: "Tác phẩm văn chương có giá trị lâu dài thì nó có khả năng đồng hành với chúng ta trong một quãng thời gian dài hơn lần đọc thứ nhất. Khi triển khai công nghệ số hóa, tôi thấy giá trị của văn chương càng được khẳng định, càng được ghi nhận bằng những hình thức đa dạng khác nhau. Ví dụ chúng ta được nghe lại tác phẩm qua các giọng đọc phát trên sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam, sau đó là qua số hóa ở trên mạng thì tác phẩm văn chương lại được nhân thêm đời sống khác".

Người đọc dễ dàng tiếp cận tác phẩm văn chương trên không gian mạng.
Người đọc dễ dàng tiếp cận tác phẩm văn chương trên không gian mạng

Nhiều tác giả trẻ rất thích và hưởng ứng việc chuyển tải tác phẩm văn chương thông qua nhiều hình thức. Tác giả Trịnh Thứ - Phân hội Văn học Tuyên Quang cho rằng, việc đưa tác phẩm của mình lên không gian mạng đã mang đến cơ hội rất lớn cho người viết. Đó là sự nhanh chóng và không mất quá nhiều kinh phí để in ấn.

Bên cạnh  văn chương thể hiện bằng bản điện tử, thì còn có dạng sách nói (Audio Book). Đây là hình thức mang đến trải nghiệm hoàn toàn khác so với chúng ta đọc sách giấy. Chúng ta nghe trong khi di chuyển, hoặc thực hiện nhiều công việc khác cùng một lúc. Điều này rất hợp với không khí tích hợp, nhịp sống hiện đại ngày nay.

Người đọc có nhiều quyền lựa chọn

Theo thống kê thì Việt Nam hiện có khoảng 75 triệu người dùng mạng Internet, trong đó giới trẻ chiếm đa số. Tuy nhiên, với nhiều độc giả trung thành sách giấy lâu năm, thì họ cho rằng, đọc tác phẩm văn chương trực tuyến trên Web thì đơn giản hơn, nhưng không có cảm giác như xem sách giấy.

Về vấn đề này, PGs.Ts. Nguyễn Khánh Thành cũng nhìn nhận và chia sẻ ngay tại buổi thảo luận về Văn học mạng tại lớp tập huấn Lý luận phê bình, được tổ chức ở Tuyên Quang vừa qua, là trong tâm lý nhiều người chỉ coi sách điện tử như một tệp trên máy tính. Sách điện tử không mang lại cảm giác chạm vào trang sách, âm thanh khi lật hay mùi hương của giấy mới - cũng là những yếu tố quan trọng để hình thành nên cảm giác sở hữu một món đồ. 

Trong văn hóa từ xưa giờ, cuốn sách luôn tạo ra cảm giác kết nối trong xã hội, khi nó thường xuyên được sử dụng như một cách để thể hiện kiến thức và trí tuệ. Đây là lý do rất nhiều gia đình thích trưng bày những thư viện nho nhỏ trong nhà. Với sách điện tử, tính sưu tầm và trưng bày này bị biến mất. Nếu là một người thích ngắm nhìn bộ sưu tập sách của mình, thì sách điện tử chắc hẳn không phải thứ bạn muốn tìm đến.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Còn nhà văn Vũ Xuân Tửu so sánh rằng, đọc một cuốn sách văn chương bằng hình thức truyền thống, giúp ta ghi nhớ được nội dung cũng như trình tự và vị trí của nó ở trong cuốn sách dễ dàng hơn. Còn đối với sách điện tử, cảm giác về trang giấy bị mất đi, khiến việc ghi nhớ cũng khó khăn hơn.

Tuy nhiên, có thể khẳng định, việc đưa tác phẩm văn chương lên nền tảng số, là một xu hướng tất yếu trong thời đại 4.0. Sách nói, sách điện tử, Audio Book tại Việt Nam đang còn rất non trẻ, nhưng đó lại là xu hướng tất yếu, mà những người làm sách không thể không lựa chọn để phát triển.

Văn chương tham gia vào chuyển đổi số là xác định bước vào sân chơi lớn. Ở đó, các tác giả luôn ở tư thế mới, năng động, nỗ lực hoàn thiện mình, hoàn thiện tác phẩm để bắt nhịp với cuộc sống đương đại. Về phía khía cạnh người đọc, thì thoải mái được lựa chọn nhiều hình thức tiếp cận từ truyền thống đến hiện đại. 

Điều quan trọng là phù hợp với hoàn cảnh, sở thích cá nhân để có nhiều cơ hội đắm chìm vào thế giới đa dạng nhiều màu sắc của văn chương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hỗ trợ phụ nữ tham gia quá trình chuyển đổi số

Hỗ trợ phụ nữ tham gia quá trình chuyển đổi số

Rất nhiều lợi ích mà chuyển đổi số có thể mang lại cho phụ nữ, đặc biệt chị em phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) như khả năng tiếp cận thông tin, tiếp cận thị trường, dịch vụ xã hội. Từ đó, chị em có cơ hội nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề và cơ hội tự phát triển bản thân…
Tin nổi bật trang chủ
Ninh Thuận: Các vị chức sắc đồng bào Chăm và Người có uy tín góp ý phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Ninh Thuận: Các vị chức sắc đồng bào Chăm và Người có uy tín góp ý phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Người có uy tín - Thái Sơn Ngọc - 13 phút trước
Sáng 23/10, tại TP. Phan Rang- Tháp Chàm, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị thông tin tuyên truyền và lắng nghe ý kiến Nhân dân quý III - 2024.
Hàng trăm loại thuốc, sinh phẩm mới cho người tham gia BHYT được Bộ Y tế đề xuất

Hàng trăm loại thuốc, sinh phẩm mới cho người tham gia BHYT được Bộ Y tế đề xuất

Xã hội - Minh Nhật - 21 phút trước
Bộ Y tế xây dựng dự thảo thông tư nhằm ban hành danh mục thuốc, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu được thanh toán theo chế độ bảo hiểm y tế, kèm theo tỷ lệ và điều kiện chi trả chi tiết. Theo đó, danh mục thuốc hóa dược và sinh phẩm được hưởng bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh, trừ trạm y tế xã, đã được mở rộng, thêm 1.037 hoạt chất như Atropin sulfat, Bupivacain hydroclorid...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước

Thời sự - Hương Trà - 29 phút trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1243/QĐ-TTg ngày 22/10/2024 thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy vai trò Người có uy tín (Bài 6)

Giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở Kim Bôi (Hòa Bình): Phát huy vai trò Người có uy tín (Bài 6)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - Vũ Hường - 39 phút trước
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình đã tích cực vận động, tuyên truyền giúp Nhân dân nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, trong đó có Luật Hôn nhân và Gia đình, tiến tới xóa bỏ tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS.
Người góp sức xây dựng Bản Liền

Người góp sức xây dựng Bản Liền

Người có uy tín - Tráng Xuân Cường - 1 giờ trước
Nhiều năm qua, với vai trò là Người có uy tín, ông Lâm Văn An, sinh năm 1965, dân tộc Tày, Trưởng thôn Đội 4, xã Bản Liền, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã nêu cao tinh thần gương mẫu, chung tay, góp sức cùng cấp ủy đảng, chính quyền và Nhân dân xã Bản Liền xây dựng nông thôn mới.
Truyền dạy ngôn ngữ Tà Mun cho thế hệ kế thừa

Truyền dạy ngôn ngữ Tà Mun cho thế hệ kế thừa

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc cho công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Di sản đương đại “Vương quốc lò gạch”. Truyền dạy ngôn ngữ Tà Mun cho thế hệ kế thừa. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thái Nguyên đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với đại biểu dự Đại hội Đại biểu các DTTS

Thái Nguyên đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với đại biểu dự Đại hội Đại biểu các DTTS

Tin tức - Thảo Khánh - 1 giờ trước
Trong khuôn khổ các hoạt động của Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thái Nguyên lần thứ IV, năm 2024, ngày 23/10, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với 170 đại biểu về dự Đại hội Đại biểu các DTTS của tỉnh. Ông Nguyễn Huy Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, ông Phan Đức Cường, Trưởng ban Dân tộc tỉnh chủ trì Hội nghị đối thoại.
Na Hang (Tuyên Quang): Già làng, trưởng bản

Na Hang (Tuyên Quang): Già làng, trưởng bản "giải bài toán" về tảo hôn

Công tác Dân tộc - Huyền Khánh - 5 giờ trước
Ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống luôn là bài toán khó của nhiều địa phương có tỷ lệ đồng bào DTTS cao. Tại huyện Na Hang (Tuyên Quang) với sự góp sức tích cực, trách nhiệm của đội ngũ già làng, trưởng bản là Người có uy tín, thực trạng này đang từng bước được đẩy lùi...
Kon Tum: Tặng áo ấm mùa đông cho học sinh DTTS nghèo

Kon Tum: Tặng áo ấm mùa đông cho học sinh DTTS nghèo

Chuyên đề - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Vừa qua, Điện lực Đăk Tô (Kon Tum) tổ chức chương trình tặng áo ấm mùa đông kết hợp tuyên truyền kiến thức sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở (PTDTBT THCS) xã Đăk Rơ Nga, huyện Đăk Tô.
Thầy giáo Ngô Văn Bằng -

Thầy giáo Ngô Văn Bằng - "Mẹ hiền" của trẻ nhỏ ở Đồng Tâm

Giáo dục - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Trải qua bao thế hệ, trong mắt của mỗi học sinh, phụ huynh, cô giáo mần non luôn được ví như mẹ hiền của các em nhỏ. Nhưng ở Trường Mầm non Đồng Tâm, xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) có một thầy giáo dành hết tình cảm, tâm huyết để làm tròn vai "mẹ hiền". Đó là thầy giáo Ngô Văn Bằng (1981), dân tộc Tày.
Gương sáng ở Sơn Hà

Gương sáng ở Sơn Hà

Người có uy tín - Thanh Nga - 5 giờ trước
Nhiều năm qua, với vai trò là Người có uy tín thôn Khe Mụ, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, ông Bàn Văn Sang đã và đang phát huy tốt vai trò hạt nhân, nêu gương sáng trong công cuộc phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.