Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Khi lịch sử chạm tới trái tim người trẻ

Tiêu Dao - 14:00, 28/07/2023

Chiều trên Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn (huyện Cam Lộ, Quảng Trị), có những người trẻ rưng rưng thắp từng nén hương thơm lên hàng bia mộ. Họ nhận ra được giá trị của lịch sử, cảm phục và biết ơn những người đã ngã xuống cho Tổ quốc hòa bình hôm nay.

Ekip của Thắng (ngoài cùng bên trái) và Anh đã phục dựng lại hàng trăm bức ảnh chân dung các liệt sĩ miễn phí để gia đình, người thân các liệt sĩ được một chút an ủi.
Ekip của Thắng (ngoài cùng bên trái) và Anh đã phục dựng lại hàng trăm bức ảnh chân dung các liệt sĩ miễn phí để gia đình, người thân các liệt sĩ được một chút an ủi.

Chiều trên Nghĩa trang Trường Sơn

Trần Thanh Tùng năm nay mới 28 tuổi lặng lẽ thắp nén hương lên từng ngôi mộ liệt sĩ giữa mênh mông Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn. Những người nằm xuống nơi này đã hiến dâng tuổi trẻ và thân thể mình cho Tổ quốc, cho hòa bình của cả dân tộc. Lịch sử đã khắc ghi tên họ của những người Anh hùng ấy không chỉ trong sách vở, mà mãi mãi trong tâm trí của nhiều người...!.

Tùng rưng rưng như thế không phải vì khói hương cay mắt, mà vì những hy sinh vĩ đại của biết bao người đã ngã xuống cho Tổ quốc khi đang độ tuổi đôi mươi.

Cũng như Tùng, bạn Bùi Minh Ngọc (26 tuổi) ở Thủ đô Hà Nội cách xa hàng 5 - 600 km nhưng năm nào cũng cùng gia đình vào dâng hương tại Nghĩa trang Trường Sơn. Bởi đó là nơi người ông của Ngọc đã hy sinh, nằm lại chiến trường. Minh Ngọc chia sẻ, mỗi lần đến Nghĩa trang Trường Sơn là một lần dâng trào nhiều cảm xúc tự hào về ông, tự hào về những đồng đội của ông đã đặt Tổ quốc thiêng liêng lên trên tất cả, hy sinh cả thân mình.

“Chúng ta đang sống trong thời bình, nhưng để có được độc lập tự do như hôm nay, đã có biết bao liệt sĩ ra đi không trở về, có vô vàn những người lính khi trở về mang trong mình những vết thương khắp cơ thể. Máu của các thương binh, liệt sĩ đã đổ xuống, tô thắm cho những trang sử hào hùng của dân tộc. Mỗi lần đến đây, tôi cũng như nhiều người khác luôn tự nhủ với lòng mình phải sống có trách nhiệm hơn với đất nước để không phụ lòng những người đã ngã xuống. Nghĩa trang Trường Sơn như một trường học lớn tôi luyện tinh thần yêu nước cho các thế hệ trẻ chúng tôi, Minh Ngọc xúc động.

Mỗi khi phục dựng xong, nhóm bạn trẻ của Thắng và Anh lại tìm về tận địa phương, nơi gia đình liệt sĩ đang thờ cúng để trao lại bức ảnh chân dung.
Mỗi khi phục dựng xong, nhóm bạn trẻ của Thắng và Anh lại tìm về tận địa phương, nơi gia đình liệt sĩ đang thờ cúng để trao lại bức ảnh chân dung.

Ngày nào cũng vậy, những dòng người vẫn đến đây. Con đi thắp cho cha nén hương, vợ đến tâm sự và bầu bạn với chồng, những người cùng đơn vị đến kể với bạn mình về chuyện chiến đấu năm xưa, hay người mẹ già lưng còng, tóc bạc chầm chậm sờ tay lên dòng chữ khắc tên con... Những người trẻ chứng kiến khoảng khắc này trái tim như thắt lại khi đâu đó vẫn có những người con đi tìm cha, vợ tìm chồng, mẹ già đi tìm con… mãi mà vẫn chưa thấy.

Những cách tri ân đầy ý nghĩa!

Nhiều người vẫn cho rằng, giới trẻ ngày nay không còn yêu thích lịch sử, hay đã lãng quên sự hy sinh của các thế hệ cha ông. Điều đó là chưa đúng! Không quay lưng với lịch sử, thế hệ trẻ Việt Nam vẫn có muôn vàn cách thể hiện tình yêu với quá khứ.

Trên mạng xã hội, có một nhóm bạn trẻ như Lê Quyết Thắng, Nguyễn Quốc Anh và nhiều người khác đã làm được những công việc hết sức ý nghĩa, đó là phục dựng lại những bức ảnh liệt sĩ đã bị nhòe mờ, hoen ố hay biến dạng qua thời gian. Ekip của Thắng và Anh đã phục dựng lại hàng trăm bức ảnh chân dung các liệt sĩ miễn phí để gia đình, người thân các liệt sĩ được một chút an ủi. Những bức ảnh người ông, người cha, người anh hay người em đã cống hiến tuổi thanh xuân cho Tổ quốc được nhiều gia đình gìn giữ, như những kỷ vật đặc biệt nhất của gia đình.

Mỗi khi phục dựng xong, nhóm bạn trẻ của Thắng và Anh lại tìm về tận địa phương, nơi gia đình liệt sĩ đang thờ cúng để trao lại bức ảnh chân dung. Những người vợ đã ôm di ảnh ấy và khóc, những người mẹ dẫu mắt đã mờ, tay đã run vẫn rưng rưng ôm chặt di ảnh của đứa con trai mình, như ngày anh khoác ba lô lên đường chiến đấu. Những người con liệt sĩ có khi chưa từng một ngày được gặp cha mình đã không khỏi xúc động khi bức chân dung cha mình trở về với gia đình... Việc làm ấy đã khiến nhiều người vô cùng cảm động, và sức lan tỏa mạnh mẽ hơn rất nhiều thông qua mạng xã hội.

Nhiều người đã cảm phục thốt lên rằng, chỉ từ những bức ảnh bị bào mòn bởi thời gian, chân dung các Anh hùng liệt sĩ đã được phục chế lại nhờ công nghệ AI và bàn tay, khối óc con người. Thế nhưng, nếu không có một tấm lòng với tình yêu lịch sử, sự trân trọng quá khứ hào hùng của dân tộc, với cả trái tim có lý tưởng cống hiến cho Tổ quốc thì những bạn trẻ ấy không thể dành tâm huyết của mình cho những bức ảnh ấy.

Mỗi dịp 27/7 về, tại Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn lại diễn ra những hoạt động tri ân Anh hùng liệt sĩ.
Mỗi dịp 27/7 về, tại Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn lại diễn ra những hoạt động tri ân Anh hùng liệt sĩ.

Theo như Lê Quyết Thắng, Nguyễn Quốc Anh và nhiều bạn trẻ khác chia sẻ, xúc động nhất trong quá trình làm công việc phục chế ảnh là khi thấy một số chiến sĩ phải hy sinh khi tuổi đời còn quá trẻ. “Hàng trăm tin nhắn của người nhà liệt sĩ đổ về, mong mỏi phục hồi tấm ảnh duy nhất mà các liệt sĩ để lại. Nhìn những bức chân dung liệt sĩ phai mờ theo thời gian, không còn nhìn rõ mặt, tôi quyết định phục chế miễn phí để tặng các gia đình thân nhân… Cả nhóm cảm thấy vui vì việc làm của mình có ý nghĩa khi giúp làm “sống lại” hình ảnh về người thân đã mất cho nhiều gia đình Anh hùng liệt sĩ. 

Mỗi dịp 27/7 về, khắp nơi lại long trọng tổ chức các hoạt động tri ân Anh hùng, tri ân các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ. Ở đó, có rất nhiều những bạn trẻ đã tham gia và họ nhận ra được giá trị của lịch sử, cảm phục và biết ơn những người đã ngã xuống cho Tổ quốc mãi hòa bình… 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Về nơi hoa nở trên tay

Về nơi hoa nở trên tay

Những ngày cuối tháng 7, dưới cái nắng cháy giòn, chúng tôi từ Bến Giằng ngược lên xã biên giới Đắc Pring (TP. Đà Nẵng). Chiều buông xuống, không gian núi rừng như lắng lại trong tiếng lách cách của khung dệt. Ở góc làng nhỏ, những người phụ nữ Ve vẫn bền bỉ ngồi bên khung cửi, dệt nên những tấm thổ cẩm như cách gìn giữ linh hồn của cộng đồng mình giữa đại ngàn Trường Sơn.
Tin nổi bật trang chủ
Lan tỏa phong trào “Bình dân học vụ số” ở vùng đồng bào DTTS

Lan tỏa phong trào “Bình dân học vụ số” ở vùng đồng bào DTTS

Phong trào “Bình dân học vụ số” với trọng tâm phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số đến mọi tầng lớp Nhân dân cùng kỳ vọng trở thành bước đột phá trong nâng cao nhận thức và kỹ năng số, nhất là cho người dân ở vùng sâu, vùng xa chưa có điều kiện tiếp cận. Đây được xem là “chìa khóa” quan trọng mở ra cơ hội phát triển bền vững cho vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vụ CrossFi: Bài học đắt giá từ những giấc mộng đầu tư tài chính số

Vụ CrossFi: Bài học đắt giá từ những giấc mộng đầu tư tài chính số

Pháp luật - Thượng tá, Tiến sĩ Đào Trung Hiếu - 1 giờ trước
Vụ CrossFi chỉ là một trong hàng loạt vụ lừa đảo tài chính đã và sẽ tiếp tục xảy ra. Khi công nghệ tài chính phát triển, những kẻ lừa đảo cũng sẽ có thêm nhiều chiêu trò tinh vi hơn.
Về nơi hoa nở trên tay

Về nơi hoa nở trên tay

Phóng sự - Hồng Phúc - Văn Sơn - 1 giờ trước
Những ngày cuối tháng 7, dưới cái nắng cháy giòn, chúng tôi từ Bến Giằng ngược lên xã biên giới Đắc Pring (TP. Đà Nẵng). Chiều buông xuống, không gian núi rừng như lắng lại trong tiếng lách cách của khung dệt. Ở góc làng nhỏ, những người phụ nữ Ve vẫn bền bỉ ngồi bên khung cửi, dệt nên những tấm thổ cẩm như cách gìn giữ linh hồn của cộng đồng mình giữa đại ngàn Trường Sơn.
Chính sách đầu tư thúc đẩy bình đẳng giới- Lan tỏa các hoạt động tích cực trong đồng bào DTTS

Chính sách đầu tư thúc đẩy bình đẳng giới- Lan tỏa các hoạt động tích cực trong đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Mạnh Cường - 1 giờ trước
Sau gần 5 năm triển khai Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn I: từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), dấu ấn nổi bật là sự lan tỏa các hoạt động tích cực làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đại bộ phận đồng bào DTTS về bình đẳng giới.
Những người

Những người "giữ lửa" buôn làng Tây nguyên

Người có uy tín - Lê Hường - 2 giờ trước
Bằng những việc làm cụ thể, đội ngũ già làng, Người có uy tín bền bỉ tuyên truyền, vận động người dân bảo vệ rừng, từng bước từ bỏ tập tục lạc hậu, đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xây dựng quê hương. Họ chính là những người “giữ lửa” để buôn làng bình yên và phát triển.
Phòng chống thiên tai, mưa lũ theo tiêu chí “4 rõ”

Phòng chống thiên tai, mưa lũ theo tiêu chí “4 rõ”

Tin tức - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Theo dự báo, tỉnh Lào Cai nằm trong phạm vi ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3 (tên gọi Wipha). Để giảm thiểu thiệt hại do cơn bão gây ra, cấp ủy, chính quyền các địa phương trong tỉnh đã và đang khẩn trương rà soát, di dời các hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Senegal, Morocco và dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội Thế giới tại Thụy Sĩ

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Senegal, Morocco và dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội Thế giới tại Thụy Sĩ

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Sáng 22/7, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam, cùng Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Senegal, Morocco và tham dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội Thế giới lần thứ 6, tiến hành các hoạt động song phương tại Thụy Sĩ.
Tổng Công ty Điện lực miền Bắc triển khai phương án ứng phó với bão số 3 theo phương châm “4 tại chỗ”

Tổng Công ty Điện lực miền Bắc triển khai phương án ứng phó với bão số 3 theo phương châm “4 tại chỗ”

Tin tức - PV - 21:03, 21/07/2025
Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, nhằm chủ động ứng phó và giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã kịp thời ban hành Công điện số 3586/EVNNPC-AT ngày 18/7/2025 và Công điện số 3606/EVNNPC-AT ngày 20/7/2025, yêu cầu các đơn vị thành viên khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”.
Bộ đội Biên phòng cùng ngư dân khẩn trương ứng phó bão số 3

Bộ đội Biên phòng cùng ngư dân khẩn trương ứng phó bão số 3

Tin tức - Minh Anh - 19:29, 21/07/2025
Chiều 21/7, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho biết, cán bộ, chiến sĩ Hải đoàn Biên phòng 38 trực phòng, chống bão tại khu vực vịnh Tùng Tràng (vùng biển Cát Bà, đặc khu Cát Hải, Hải Phòng) đang nỗ lực cùng ngư dân làm tốt công tác đảm bảo phòng, chống bão trước khi cơn bão số 3 (Wipha) dự kiến đổ bộ vào Vịnh Bắc Bộ vào chiều và tối nay.
“Vua” bonsai ngược

“Vua” bonsai ngược

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 19:26, 21/07/2025
Có niềm đam mê đặc biệt với cây cảnh, nghệ nhân Lê Thạnh (62 tuổi, ở phường Tam Kỳ, TP. Đà Nẵng) đã tìm tòi, nghiên cứu và tạo ra hàng trăm dáng thế bonsai ngược độc đáo, lạ mắt. Ông là người được xác lập kỷ lục Việt Nam với thú chơi ngược đời này.
Lạng Sơn: Cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng kiến thức làm công tác dân tộc

Lạng Sơn: Cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng kiến thức làm công tác dân tộc

Tin tức - Minh Anh - 16:38, 21/07/2025
Nhằm cập nhật, nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc, từ 15 - 19/7, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Lạng Sơn tổ chức Lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương thuộc cơ quan chuyên môn cấp xã.