Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khánh Vĩnh (Khánh Hoà): Giao đất, giao rừng cho người dân vẫn chưa được như kỳ vọng

T.Nhân-H.Trường - 07:45, 13/11/2024

Có thể khẳng định, việc giao đất, giao rừng, bảo vệ, phát triển rừng gắn với tạo sinh kế ổn định, nâng cao đời sống người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi, là chủ trương lớn, thiết thực mang tính nhân văn của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, để chủ trương này đi vào thực tiễn vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc khiến cho việc giao đất, giao rừng chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng. Ghi nhận ở huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà.

Nhiều hộ đồng bào DTTS tại huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hoà) vẫn đang thiếu đất sản xuất
Nhiều hộ đồng bào DTTS tại huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hoà) vẫn đang thiếu đất sản xuất

Theo báo cáo của UBND huyện Khánh Vĩnh với Đoàn công tác Hội đồng Dân tộc Quốc hội, trong chuyến khảo sát tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về giao đất, giao rừng, bảo vệ, phát triển rừng gắn với tạo sinh kế ổn định, nâng cao đời sống cộng đồng dân cư và hộ gia đình ở vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2019 - 2023 mới đây, số lượng hộ đồng bào DTTS đăng ký tham gia nhận khoán bảo vệ rừng trên địa bàn là 81 hộ với diện tích hơn 2.244ha rừng tự nhiên. Hiện nay, huyện đang tiếp tục rà soát và hoàn chỉnh hồ sơ giao khoán bổ sung bảo vệ gần 106,4ha rừng tự nhiên tại xã Khánh Phú để giao cho các hộ đồng bào DTTS giai đoạn 2024 - 2025.

Những năm qua, việc thực hiện chủ trương này đã góp phần nâng cao tỷ lệ che phủ rừng ở địa phương, tạo việc làm cho người dân sống gần rừng, cải thiện nhu cầu cuộc sống; diện tích rừng tự nhiên được quản lý, bảo vệ phát triển bền vững, hạn chế tình trạng phá rừng, lấn chiếm rừng trái pháp luật. Tuy nhiên, quá trình triển khai chủ trương nêu trên còn gặp những khó khăn, vướng mắc nhất định, khiến việc giao đất, giao rừng chưa đạt được kết quả như kỳ vọng.

Cụ thể, các hộ nghèo thực hiện dịch vụ bảo vệ rừng rất hạn chế, không đảm bảo các nội dung cơ bản theo hợp đồng như: Bảo vệ rừng, không để bị mất rừng, đất rừng. Nguyên nhân là do tình trạng cháy rừng, phá rừng, lấn chiếm đất rừng, chặt cây gỗ rừng... còn diễn ra. Việc thực hiện giao khoán buộc người được giao rừng phải có trách nhiệm rất cao nên khi triển khai đa số hộ nghèo không đủ năng lực, không dám nhận khoán bảo vệ rừng.

Ngoài ra, các khu rừng giao khoán cho các hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng thường xa khu dân cư, địa hình đi lại khó khăn nên việc quản lý, bảo vệ rừng chưa đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, việc giao đất cho các hộ nghèo thiếu đất sản xuất đã được các chủ rừng giao về địa phương thực hiện, nhưng hiệu quả sử dụng đất chưa cao.

Tình trạng sang nhượng đất diễn ra liên tục không thông qua chính quyền địa phương. Do đó, việc thiếu đất sản xuất, cũng như tình trạng người dân phá rừng, lấn chiếm đất sản xuất trên địa bàn huyện vẫn tiếp diễn chưa giải quyết dứt điểm…

Người dân vẫn chưa mặn mà việc nhận khoán bảo vệ rừng
Người dân vẫn chưa mặn mà việc nhận khoán bảo vệ rừng

Ông Đỗ Anh Thy, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Khánh Hoà cho biết: Hiện nay, kinh phí hỗ trợ quản lý, bảo vệ rừng là 400.000 đồng/ha/năm theo quy định tại Thông tư số 12/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn một số hoạt động lâm nghiệp thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. 

Mức kinh phí này vẫn còn thấp, chưa thu hút được người dân tự nguyện tham gia. Bên cạnh đó, theo quy định, thời điểm chi trả tiền khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình đồng bào DTTS là vào cuối năm. Tuy nhiên, phần lớn các hộ đồng bào DTTS là hộ nghèo, cuộc sống khó khăn nên đến cuối năm mới chi trả tiền cho người dân là chưa hợp lý.

Sau khi khảo sát tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về giao đất, giao rừng, bảo vệ, phát triển rừng gắn với tạo sinh kế ổn định, nâng cao đời sống cộng đồng dân cư và hộ gia đình ở vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2019 - 2023 tại huyện Khánh Vĩnh, ông Nguyễn Lâm Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội chia sẻ: Đây cũng là vướng mắc chung của nhiều địa phương không chỉ riêng ở huyện Khánh Vĩnh, do đó cần được tập trung tháo gỡ trong thời gian tới.

Cũng theo ông Nguyễn Lâm Thành, trong công tác giao đất, giao rừng, phát triển rừng, huyện Khánh Vĩnh cần xác định, người dân là chủ thể quan trọng nhất để bảo vệ rừng. Do đó, địa phương cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức để người dân không xâm phạm rừng, phát hiện những vi phạm, tác động đến rừng sẽ báo cáo địa phương, cơ quan chức năng xử lý kịp thời.

“Thời gian tới, huyện cần tiếp tục quan tâm thực hiện tốt chính sách, pháp luật về giao đất, giao rừng, bảo vệ, phát triển rừng gắn với tạo sinh kế ổn định, nâng cao đời sống cộng đồng dân cư, hộ gia đình ở vùng đồng bào DTTS và miền núi; tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, quan tâm đến công tác đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để xác định các chủ thể đủ điều kiện pháp lý; rà soát lại diện tích đất rừng bóc tách trên địa bàn để có phương án, mô hình hỗ trợ hộ đồng bào DTTS phát triển kinh tế, giải quyết triệt để tình trạng tranh chấp đất rừng...”, ông Thành đề xuất.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tỷ lệ tảo hôn ở Cao Bằng giảm mạnh

Tỷ lệ tảo hôn ở Cao Bằng giảm mạnh

Báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng cho biết, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh phát sinh 76 trường hợp tảo hôn, không xảy ra tình trạng hôn nhân cận huyết thống. Trong đó, các trường hợp tảo hôn chủ yếu xảy ra tại huyện: Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hà Quảng, Hạ Lang và Hòa An. Theo thống kê, tỷ lệ tảo hôn giảm 13,6% so cùng kỳ năm 2023.
Tin nổi bật trang chủ
Tỷ lệ tảo hôn ở Cao Bằng giảm mạnh

Tỷ lệ tảo hôn ở Cao Bằng giảm mạnh

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 6 phút trước
Báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng cho biết, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh phát sinh 76 trường hợp tảo hôn, không xảy ra tình trạng hôn nhân cận huyết thống. Trong đó, các trường hợp tảo hôn chủ yếu xảy ra tại huyện: Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hà Quảng, Hạ Lang và Hòa An. Theo thống kê, tỷ lệ tảo hôn giảm 13,6% so cùng kỳ năm 2023.
Kon Tum: Mở rộng phạm vi bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ

Kon Tum: Mở rộng phạm vi bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ

Sản phẩm - Thị trường - Ngọc Chí - 7 phút trước
UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Quyết định phê duyệt Dự án mở rộng phạm vi bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Khai mạc Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI

Khai mạc Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI

Sắc màu 54 - Tào Đạt - 7 phút trước
Tối 13/11, tại Quảng trường Bạch Đằng, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức khai mạc Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe ngo Sóc Trăng, Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024, với chủ đề “Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, Hội nhập và phát triển”.
Dân ca

Dân ca "Páo Dung" trước nguy cơ mai một

Sắc màu 54 - Vàng Ni - 12 phút trước
Với mong muốn phát huy giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa DTTS trong bối cảnh hiện đại, Dự án “Tỏa” với tọa đàm “Ru dương” do các bạn sinh viên dân tộc Dao tổ chức góp phần bảo tồn và lan tỏa những nét đẹp văn hóa dân tộc Dao.
Hội thi trình diễn nghệ thuật Khèn Mông huyện Bắc Hà lần thứ 3 sẽ được tổ chức trong tháng 12

Hội thi trình diễn nghệ thuật Khèn Mông huyện Bắc Hà lần thứ 3 sẽ được tổ chức trong tháng 12

Sắc màu 54 - Trọng Bảo - 15 phút trước
Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của cây Khèn Mông, ngày 7/12/2024 huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai sẽ tổ chức Hội thi trình diễn nghệ thuật Khèn Mông huyện Bắc Hà lần thứ 3. Đây cũng là một trong những hoạt động tiêu biểu nằm trong chuỗi sự kiện của Festival cao nguyên trắng Bắc Hà với chủ đề "Nghiêng say mùa Đông".
Đánh thức tiềm năng Phja Oắc - Phja Đén

Đánh thức tiềm năng Phja Oắc - Phja Đén

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 13/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Gần 1,7 triệu sản phẩm tranh tài truyền thông về "Rẻo cao hạnh phúc". Đánh thức tiềm năng Phja Oắc - Phja Đén . Thương nhớ màu chàm. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Khoa học - Công nghệ - PV - 17 phút trước
Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture”, hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Kon Tum: Khảo sát điểm đến và sản phẩm du lịch tại vùng đồng bào DTTS và miền núi

Kon Tum: Khảo sát điểm đến và sản phẩm du lịch tại vùng đồng bào DTTS và miền núi

Du lịch - Ngọc Chí - 17 phút trước
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum tổ chức Chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch tại các vùng đồng bào DTTS và miền núi kết hợp với nghiên cứu, khảo sát tiềm năng du lịch, lựa chọn xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng cho vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh.
Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Minh Triết thăm tặng quà Trường Dân tộc Nội trú Vân Canh, Bình Định

Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Minh Triết thăm tặng quà Trường Dân tộc Nội trú Vân Canh, Bình Định

Giáo dục - T.Nhân - H.Trường - 19 phút trước
Ngày 13/11, anh Nguyễn Minh Triết - Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, cùng Đoàn công tác của Trung ương Đoàn và Tỉnh đoàn Bình Định đã đến thăm, tặng quà Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS - THPT Vân Canh, huyện Vân Canh (Bình Định) nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024).
Huyện biên giới Ea Súp giành giải Nhất Hội thi Tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc

Huyện biên giới Ea Súp giành giải Nhất Hội thi Tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 21 phút trước
Tối 13/11, Hội thi Tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc tỉnh Đắk Lắk năm 2024 kết thúc, với việc đội thi đến từ huyện biên giới Ea Súp giành giải Nhất toàn đoàn.
Thực hiện Dự án 6, chương trình MTQG 1719 ở Nghệ An: Góp phần thay đổi suy nghĩ và hành động về bảo tồn bản sắc văn hóa

Thực hiện Dự án 6, chương trình MTQG 1719 ở Nghệ An: Góp phần thay đổi suy nghĩ và hành động về bảo tồn bản sắc văn hóa

Công tác Dân tộc - An Yên - 1 giờ trước
Không chỉ là một giải pháp hữu hiệu để ngành văn hóa và các địa phương tiếp tục thực hiện công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc, độc đáo của đồng bào DTTS trong giai đoạn mới, mà dự án 6, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 ở Nghệ An, còn là cách góp phần thay đổi suy nghĩ và hành động của mỗi người dân trong lĩnh vực này.