Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khắc phục những yếu kém trong triển khai chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số

PV - 17:03, 19/10/2018

118 chương trình, chính sách đang có hiệu lực triển khai thực hiện ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi nhưng các chính sách còn mang tính ngắn hạn, tư duy nhiệm kỳ, thiếu tính chiến lược...

Có 118 chương trình, chính sách đang có hiệu lực triển khai thực hiện ở vùng DTTS&MN (Ảnh minh họa: Kim Thanh) Có 118 chương trình, chính sách đang có hiệu lực triển khai thực hiện ở vùng DTTS&MN (Ảnh minh họa: Kim Thanh)

 

Con số 118 chương trình, chính sách đang có hiệu lực triển khai thực hiện ở vùng DTTS&MN, trong đó có 54 chính sách trực tiếp cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số và 64 chính sách chung có ưu tiên cho đồng bào dân tộc thiểu số được Chính phủ đưa ra báo cáo tại phiên họp 28 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Chưa kể đến, ngoài những chính sách tác động trực tiếp đến vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS, MN), hiện nay còn 21 chương trình mục tiêu có nội dung gián tiếp tác động đến vùng DTTS, MN.

Thêm vào đó, đã có 40 tỉnh, thành phố ban hành chính sách riêng của địa phương để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo đời sống của đồng bào DTTS.

Dẫn những số liệu trên để thấy được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã dành sự quan tâm đặc biệt với chính sách dân tộc, hỗ trợ phát triển toàn diện vùng DTTS, MN. Thực tế, việc thực hiện các chính sách đã cải thiện đáng kể về hạ tầng, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân; bộ mặt miền núi có nhiều đổi mới.

Có điều, phân tích những con số thống kê trên, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đánh giá, trong số 15 chính sách dân tộc thì chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực xã hội như: Giáo dục, văn hóa, thông tin; còn thiếu vắng và chưa làm đậm nét nội dung các chính sách cho vùng dân tộc, miền núi liên quan đến vấn đề kinh tế, lao động, việc làm, phát triển hạ tầng, giải quyết đất ở, đất sản xuất, tạo sinh kế bền vững cho đồng bào DTTS. Trong khi đó, đây là những chính sách căn bản để giải quyết vấn đề nghèo và phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc.

Cơ quan này cũng nhận xét, việc ban hành các chính sách còn mang tính ngắn hạn, tư duy nhiệm kỳ, thiếu tính chiến lược, có chính sách vừa ban hành đã hết thời hạn thực hiện. Chính sách manh mún, vừa thừa, vừa thiếu, chồng chéo về nội dung, trùng lặp về địa bàn và đối tượng thụ hưởng. Minh chứng là có tới 12/54 chính sách trực tiếp cho đồng bào DTTS, vùng DTTS liên quan đến lĩnh vực giáo dục; 19/118 chính sách liên quan đến giáo dục đồng bào DTTS; 10/54 chính sách liên quan đến công tác cán bộ; 9/118 chính sách thuộc lĩnh vực Lâm nghiệp liên quan đến đồng bào DTTS...

Chưa kể đến, trên cùng địa bàn, cùng đối tượng nhưng mức hỗ trợ một số chính sách khác nhau gây khó khăn trong thực hiện và đánh giá hiệu quả. Các chính sách thường hỗ trợ, cho không, giải quyết tình thế, chưa tập trung đầu tư phát triển để khai thác các thế mạnh vùng, chưa có chính sách khuyến khích đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững. Cơ quan này chỉ ra có 14/54 chính sách trực tiếp cho đồng bào DTTS mang tính chất hỗ trợ.

Không chỉ vậy, tìm hiểu kỹ hơn, Hội đồng Dân tộc cho rằng, con số thống kê 118 chính sách dân tộc là chưa chính xác do chưa thống nhất khái niệm, chưa làm rõ phạm vi, đối tượng tác động của chính sách. Kết quả phân tích cho thấy, trong số 54 chính sách dân tộc trực tiếp đang có hiệu lực, chỉ có 16 chính sách quy định cho vùng DTTS, vùng miền núi, vùng ĐBKK; 18 chính sách quy định cho người DTTS, người công tác tại vùng DTTS, ĐBKK; 9 chính sách quy định trực tiếp cho người DTTS; còn 11 chính sách chung cho mọi đối tượng trong cả nước. Còn 64 chính sách chung là áp dụng cho toàn quốc, hoặc phạm vi vùng, rất nhiều chính sách không liên quan trực tiếp đến đối tượng DTTS.

Xuất phát từ việc không xác định, tách bạch được phạm vi, đối tượng nên Chính phủ không báo cáo được nguồn lực ngân sách đã đầu tư cho vùng DTTS, MN. Chính phủ, các bộ, ngành đều đưa số liệu vốn đầu tư chung cho 51 địa phương là đầu tư cho vùng DTTS, MN. Từ đó, vùng DTTS, MN nhận được sự đầu tư rất lớn và tăng dần lên hằng năm, nhưng thực chất, người DTTS không được thụ hưởng như con số báo cáo nêu. Đơn cử, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng nguồn vốn đầu tư công kế hoạch 2018 của 52 địa phương vùng DTTS, MN là 258.543 tỷ đồng, chiếm 85,1% vốn đầu tư toàn khối địa phương và chiếm 67,8% so với tổng dự toán đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước năm 2018. Nhưng thực tế, người DTTS chỉ có 13.273.411/75.914.200 người, chỉ chiếm 17,48% dân số 52 tỉnh.

Rõ ràng, thực tế trên đòi hỏi Chính phủ cần rà soát, làm rõ về số lượng chính sách dân tộc hiện nay trên cơ sở tiêu chí thống nhất về đối tượng, phạm vi; lược bỏ sự trùng lắp, không đồng nhất số lượng văn bản với số lượng chính sách; lược bỏ văn bản chính sách đã hết hiệu lực.

Việc phải có đơn vị làm đầu mối để thống nhất quản lý toàn bộ nguồn lực, chính sách của nhà nước đối với vùng DTTS, MN cũng là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Hơn nữa, Chính phủ cũng cần đánh giá, làm rõ công tác phối hợp giữa các bộ, ngành khi đề xuất, ban hành chính sách, dẫn đến tình trạng có quá nhiều chính sách, do nhiều bộ, ngành quản lý như hiện nay. Trong khi đó việc theo dõi, quản lý chính sách ở các bộ, ngành chưa thực sự tốt. Nhiều bộ, ngành không thực hiện được báo cáo đầy đủ, không có đánh giá chính sách, không nắm được tình hình thực hiện ngân sách.

Một vấn đề nữa cần thực hiện là việc nghiên cứu, tích hợp, lồng ghép, thu gọn đầu mối văn bản chính sách theo hướng, tập trung nguồn lực cho chính sách cơ bản, tăng khả năng tiếp cận chính sách của người DTTS.

Nếu tích hợp được các chương trình đầu tư cho dân tộc miền núi, có ban điều hành, theo dõi, đôn đốc thực hiện tổng thể thì chắc chắn sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều.

Phải khẳng định rằng, những vấn đề trên đã được Chính phủ đánh giá tương đối thẳng thắn về tồn tại, hạn chế ngay trong báo cáo. Thẳng thắn nhìn vào yếu kém trên để thấy rằng, vẫn còn rất nhiều việc mà chúng ta phải trăn trở, tìm cách giải quyết, tháo gỡ cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi./.

Theo Báo Điện tử ĐCS

 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tràng Định: Thực hiện linh hoạt, đồng bộ nhiều giải pháp để giảm nghèo

Tràng Định: Thực hiện linh hoạt, đồng bộ nhiều giải pháp để giảm nghèo

Xác định công tác giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ quan trọng, triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn đã tập trung xây dựng nhiều kế hoạch, mục tiêu, chỉ tiêu, cùng với những giải pháp cụ thể để thực hiện. Trong đó, huyện chú trọng tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho người dân, từng bước giảm thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Chu Việt Hà, Trưởng phòng Lao động Thương binh-xã hội-Dân tộc (LĐTBXH-DT) huyện Tràng Định.
Tin nổi bật trang chủ
Thanh Hóa: Huy động lực lượng xử lý nghiêm vi phạm giao thông

Thanh Hóa: Huy động lực lượng xử lý nghiêm vi phạm giao thông

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 17 phút trước
Sau 5 ngày ra quân, Cảnh sát Giao thông - Công an tỉnh Thanh Hóa đã xử lý 1.354 trường hợp vi phạm, trong đó có 252 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.
Đắk Lắk: Triệt xóa tụ điểm mại dâm trong khách sạn

Đắk Lắk: Triệt xóa tụ điểm mại dâm trong khách sạn

Pháp luật - Hoàng Thùy - 24 phút trước
Ngày 22/12, Công an Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa ra quyết định tạm giữ hình sự 3 đối tượng chuyên tổ chức hoạt động mại dâm trong khách sạn để điều tra về các hành vi “Chứa mại dâm” và “Môi giới mại dâm”.
Hơn 9.000 vận động viên tham gia “Giải Marathon Quốc tế Di sản Cần Thơ 2024”

Hơn 9.000 vận động viên tham gia “Giải Marathon Quốc tế Di sản Cần Thơ 2024”

Thể thao - Giải trí - Tào Đạt - 32 phút trước
Ngày 22/12, tại khu vực Công viên sông Hậu (TP. Cần Thơ) đã diễn ra Giải Marathon Quốc tế Di sản Cần Thơ (Can Tho Marathon - Heritage Marathon) 2024. Sự kiện thu hút hơn 9.000 vận động viên trong và ngoài nước tham gia, tranh tài ở 4 cự ly thi đấu: 5km, 10km, bán Marathon (21,1 km) và Full Marathon (42,195 km).
Vĩnh Long: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong vận động đồng bào DTTS thực hiện Chương trình MTQG 1719

Vĩnh Long: Phát huy vai trò của Người có uy tín trong vận động đồng bào DTTS thực hiện Chương trình MTQG 1719

Người có uy tín - Tào Đạt - Như Tâm - 1 giờ trước
Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có 46 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Thời gian qua, đội ngũ Người có uy tín đã phát huy vai trò tiên phong của mình trong việc vận động đồng bào DTTS tham gia thực hiện có hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Nhờ vậy, trong việc triển khai thực hiện các Chương trình MTQG luôn nhận được sự đồng thuận của đồng bào trong vùng thực hiện dự án, từ đó đời sống bà con ngày càng ấm no, diện mạo nông thôn cũng thay đổi tích cực.
Thủ tướng yêu cầu trình Quốc hội Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong tháng 2

Thủ tướng yêu cầu trình Quốc hội Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong tháng 2

Thời sự - PV - 19:50, 22/12/2024
Chiều ngày 22/12, trong chương trình công tác tại Lào Cai, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khảo sát phương án xây dựng, hướng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng kết nối Việt Nam với Trung Quốc.
Đưa dân vũ vào đời sống đương đại

Đưa dân vũ vào đời sống đương đại

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 21/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Đưa dân vũ vào đời sống đương đại. Tiềm năng du lịch xanh ở Bình Thuận. Viên ngọc thô đang dần tỏa sáng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thời sự - PV - 19:05, 22/12/2024
Chiều 22/12, trong chương trình công tác tại Lào Cai, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án nhà ở xã hội Golden Square Lào Cai tại phường Bắc Lệnh, thành phố Lào Cai.
Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh tại Giáo xứ Lào Cai

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh tại Giáo xứ Lào Cai

Thời sự - PV - 19:00, 22/12/2024
Chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm, chúc mừng các linh mục, tu sĩ, đồng bào Công giáo tại Giáo xứ Lào Cai và tặng quà một số gia đình giáo dân nhân dịp Giáng sinh.
Tràng Định: Thực hiện linh hoạt, đồng bộ nhiều giải pháp để giảm nghèo

Tràng Định: Thực hiện linh hoạt, đồng bộ nhiều giải pháp để giảm nghèo

Xã hội - Thúy Hồng (thực hiện) - 17:33, 22/12/2024
Xác định công tác giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ quan trọng, triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn đã tập trung xây dựng nhiều kế hoạch, mục tiêu, chỉ tiêu, cùng với những giải pháp cụ thể để thực hiện. Trong đó, huyện chú trọng tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho người dân, từng bước giảm thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Chu Việt Hà, Trưởng phòng Lao động Thương binh-xã hội-Dân tộc (LĐTBXH-DT) huyện Tràng Định.
Sóc Trăng: Nhiều hoạt động Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam ở khu vực biên giới biển Vĩnh Châu

Sóc Trăng: Nhiều hoạt động Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam ở khu vực biên giới biển Vĩnh Châu

Tin tức - V. Long - Minh Triết - 14:29, 22/12/2024
Nhân dịp Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024), sáng 22/12, Đồn Biên phòng Lai Hòa phối hợp với Hội Phụ nữ Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng, Hội Chữ thập đỏ thị xã Vĩnh Châu và chính quyền địa phương tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa chăm lo cho gia đình chính sách, hộ gia đình khó khăn trên địa bàn khu vực biên giới biển thuộc địa bàn xã Lai Hòa và Vĩnh Tân, thị xã Vĩnh Châu.
Bữa cơm ấm tình đạo lý tri ân ở vùng biên giới biển Vĩnh Châu

Bữa cơm ấm tình đạo lý tri ân ở vùng biên giới biển Vĩnh Châu

Tin tức - Song Vy - 14:20, 22/12/2024
Chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024), sáng ngày 22/12, Đồn Biên phòng Lai Hòa phối hợp với Hội Phụ nữ Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng và chính quyền địa phương tổ chức bữa cơm tri ân Liệt sĩ tại gia đình Mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Hai, xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng).